Đâu là sự thật?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đáp lễ bài “Hãy nói sự thật”trên báo Quân đội Nhân dân:

Báo Quân đội nhân dân số chủ nhật 2-8-2009, trong mục Chính luận có bài “Hãy nói sự thật”, với mục đích lên án tôi đã không nói sự thật trong cuộc trả lời phỏng vấn của đài RFA về vụ Tam Tòa – Qủang Bình.

Đã lâu lắm rồi, dễ thường đến 16 năm, báo QĐND mới lại nhắc đến Bùi Tín.

Điều này làm tôi xúc động, thích thú nữa, để được luận bàn về “sự thật”, một chủ đề cực kỳ hệ trọng suốt hơn nửa thế kỷ trong xã hội Việt nam.

Tôi chỉ tiếc là người viết bài chính luận ấy lại không ký tên. Sao lạ vậy? trong thời công khai, minh bạch, sao vẫn cứ cái cố tật “ném đá dấu tay” như thế?

Mở đầu bài viết tác giả đã nhận xét sự việc ở Tam Tòa gần đây là “liên quan đến sự chống phá của các lực lượng thù địch”. Đây là sự thật hay chỉ là nhận xét một chiều, kiểu áp đặt, chụp mũ tùy tiện rất quen thuộc trên báo chí nhà nước như báo QĐND?

Tác giả bênh vực cái quyết định của tỉnh Quảng Bình năm 1997 coi phần còn lại của nhà thờ Tam Tòa là Chứng tích tội ác chiến tranh, theo đúng Luật di sản văn hoá. Theo tôi cái quyết định ấy vẫn không có giá trị vì nhiều lẽ sau đây:

– ông phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật có ký cái quyết định ấy, nhưng vấn đề này không hề được đưa ra thảo luận ở Hội đồng nhân dân tỉnh cũng như ở Ủy ban nhân dân tỉnh. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng không hề được hỏi ý kiến. Còn nhân dân thì không hề được hỏi đến. Theo luật về quyền hạn của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã thì đây là một quyết định không có cơ sở, do đó không có giá trị pháp lý vững chắc;

– thêm nữa bom Mỹ có phá hủy phần lớn nhà thờ Tam Tòa, nhưng theo tôi được biết khi ấy cả Đồng Hới đã sơ tán triệt để, không có linh mục hay giáo dân nào ở lại trong nhà thờ, nên bom Mỹ không gây thương vong cho dân thường, nên gọi là Chứng tích tội ác chiến tranh “để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ” thì có phần khiên cưỡng;

– hồi ấy tôi đã thấy 2 ụ súng phòng không lớn được đắp ngay cạnh nhà thờ, nên ở ngoài khơi Đồng Hới tàu chiến, tàu sân bay, máy bay do thám Mỹ của hạm đội 7 có thể biết rất rõ từng mục tiêu, nên các cuộc ném bom có nhiều khả năng nhằm vào các mục tiêu quân sự ấy.

Bài viết của báo QĐND còn cho rằng tôi đã nói không đúng sự thật, tôi đã kích động dư luận khi cho rằng sự kiện xảy ra “không phải xung đột lương – giáo”, mà bắt nguồn từ mâu thuẫn “giữa chính quyền còn mang màu sắc cộng sản với các tôn giáo”. Đó là chính kiến của tôi khi phóng viên RFA hỏi tôi rằng “xung đột vừa qua có phải xung đột lương – giáo hay không?”.

Chẳng lẽ những mâu thuẫn giữa chính quyền mang bản chất cộng sản kỳ thị với các tôn giáo là không có thật, là do tôi – nhà báo Bùi Tín – bịa đặt, dựng đứng lên hay sao?

Chẳng lẽ ý đồ ngăn cản giáo dân sơ tán các vùng xa trở về tập trung trở lại giữa thành phố Đồng Hới quanh Tam Toà không phải là chủ trương rõ rệt – tuy không dám nói ra – của tỉnh uỷ Quảng Bình hay sao? Chẳng lẽ việc chính quyền lần lữa mãi, không hề đếm xỉa đến nguyện vọng chính đáng của bà con giáo dân sớm có một nhà thờ mới ở gần địa điểm cũ trong thành phố Đồng Hới là do nhà báo Bùi Tín này bịa đặt ra hay sao? Tại sao đã hoà bình 34 năm mà nay chính quyền mới chỉ ra 5 địa điểm cho các giáo dân lựa chọn, toàn là nơi hẻo lánh, có điểm không có đường vào, nơi thì không thuận lợi cho việc làm ăn, việc học hành của trẻ nhỏ, thế là chính sách đàng hoàng nhân ái với bà con giáo dân hay sao?

Tại sao báo Quảng Bình của tỉnh uỷ lại nói rằng số giáo dân ở Đồng Hới nay là không đáng kể, trong khi các linh mục sở tại cho rằng số bà con giáo dân ở đây đã lên đến trên một ngàn! Thế là thái độ ưu ái, ngay thật với bà con Công giáo ư.

Khi xung đột xảy ra, khi công an huy động một số kẻ lạ mặt, từ xa đến, mang băng đỏ, hành hung rất bạo trợn bà con tay không, đánh trọng thương linh mục Nguyễn Đình Phú và linh mục Ngô Thế Bính, báo QĐND đưa tin rằng họ là dân Đồng Hới sở tại “tự phát đứng ra ngăn kẻ xấu làm mất trật tự trị an”, vậy thì tin ấy là sự thật ư?

Mong rằng Ban biên tập báo QĐND có dũng khí đăng bài “đáp lễ” này của tôi để làm rõ đâu là sự thật, sự thật hoàn toàn, không che dấu, không xuyên tạc và bóp méo.

Cuối cùng tôi lưu ý người viết Chính luận của báo QĐND hãy dùng từ ngữ chuẩn xác. Anh ta viết rằng “ông Bùi Tín đào tẩu sang Pháp”, “trốn bỏ tổ quốc”, trong khi tôi không hề đào tẩu, không hề trốn bỏ. Tôi đàng hoàng sang Pháp bằng hộ chiếu ngoại giao, theo lời mời chính thức, đích danh “nhà báo Bùi Tín”. Từ Pháp tôi gửi về nước “Kiến nghị 12 điểm của một công dân” lời lẽ ôn tồn, nội dung ngay thật, hợp lý, phải đạo. Lãnh đạo không tiếp nhận, còn vu cáo là tôi phản bội(!), “bị phản động mua chuộc”, còn vu khống trong một cuộc giao ban là tôi ăn tiền của “Đơ B” (tình báo Pháp) và CIA, cắt điện thoại nhà tôi, trả thù bằng cách đối xử cực xấu với vợ, con gái tôi.

Bộ trưởng công an Mai Chí Thọ còn nói “Thành Tín nay thành Thất Tín”, lại nói “đảng đã cho cụ Bùi… chức vụ cao quý Trưởng ban Thường trực Quốc hội mà BT không biết ơn…(!)”. Do thái độ xấu như thế, trịch thượng như thế, bạn bè, người thân của tôi khuyên tôi chớ về ngay mà nguy hiểm, ở lại Pháp làm nhà báo tự do, ngay thật, có khi có ích hơn là về nước để bị bịt mồm. Tôi không hề “trốn bỏ Tổ quốc”. Ở xa tôi càng gần tổ quốc, càng phục vụ đồng bào có hiệu quả hơn.

Tôi viết sai sự thật ư. Sao không để lưu hành những cuốn sách của tôi: “Hoa Xuyên Tuyết”, “Mặt Thật”, “Về Ba ông Thánh”, “Mây mù Thế kỷ”, “Tâm tình với Tuổi trẻ”, “Cung Vua và Phủ Chúa” để cho bạn đọc và công luận trong nước đánh giá cho công bằng? Để xem ai nói lên sự thật. Sao những cuốn sách ấy vẫn được bí mật lưu truyền, được trong nước tìm đọc trên các mạng Đối thoại, Ý kiến, Văn Tuyển, Đàn Chim Việt, Tập họp Thanh niên Dân chủ, Thông luận…

Và trong sự kiện Tam Tòa, đâu là sự thật? Xin để bạn đọc, công luận phán xét.

Bùi Tín
Paris 4-8-2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.