Hoa Kỳ kêu gọi VN trả tự do cho hơn 100 tù nhân lương tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA 2009-08-01

Tại buổi họp báo ở hạ viện Mỹ sáng thứ Năm vừa qua, nhóm đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam của quốc hội Hoa kỳ kêu gọi chủ tịch Nguyễn Minh Triết trả tự do cho trên một trăm tù nhân lương tâm theo thông lệ của đợt ân xá mỗi dịp lễ quốc khánh 2 tháng Chín hàng năm.

Thanh Trúc có mặt tại chỗ và tường trình chi tiết đến quí vị:

Tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế

Lên tiếng mở đầu buổi họp báo, nữ dân biểu Loretta Sanchez nói là căn cứ vào các tài liệu cũng như thông tin từ Bộ Ngoại Giao, Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, cũng như các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền và tôn giáo, thì Việt Nam đang giam giữ trên một trăm tù nhân lương tâm vì những tội danh như lợi dụng tự do dân chủ để chống phá nhà nước, xách động gây rối và làm mất trật tự xã hội, tuyên truyền gây bất lợi cho chính phủ.

Nhấn mạnh rằng những cá nhân đó bị bắt giữ theo một đạo luật an ninh quốc gia khá là mơ hồ và không đúng tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, bà Loretta Sanchez nói rằng trả tự do cho trên trăm tù nhân lương tâm ấy là hành động phù hợp chuẩn mực quốc tế, vào khi Việt Nam đang là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

“Ngày 2 tháng Chín là thời điểm mà Việt Nam có thông lệ ân xá tù nhân. Chúng tôi trong nhóm dân biểu quan tâm về nhân quyền và tự do tôn giáo đã thảo bức thư gởi chủ tịch nước Việt Nam kèm theo danh sách trên một trăm người mà chúng tôi biết họ đang bị giam giữ và mong Việt Nam ân xá cho họ trong đợt này. Thư của chúng tôi còn khẳng định là nếu muốn duy trì mối quan hệ song phương Mỹ Việt tốt đẹp thì Việt Nam nên tôn trọng quyền con người và nên thả hết tù nhân chính trị ra.

Hoa Kỳ phải chứng tỏ cho Việt Nam biết họ không thể phủ nhận quyền làm người của nhân dân họ, những lời hứa suông không còn tác dụng nữa, đó là nguyên nhân mà tôi cùng các đồng viện trong nhóm muốn trình bày trong buổi họp báo hôm nay.”

Chính sách đàn áp tôn giáo

Dân biểu đảng Cộng Hoà, ông Ed Royce, đề cập đến chính sách đàn áp tôn giáo mà nhà cầm quyền Việt Nam không từ bỏ, điển hình như hành động trấn áp đạo Tin Lành, vụ giáo xứ Thái Hà năm 2008, và hiện nay là vụ giáo xứ Tam Tòa xảy ra từ tuần trước. Ông cho đó là những sự kiện tồi tệ ở Việt Nam trong một thập niên trở lại đây.

Chỉ vào danh sách một trăm tù nhân lương tâm còn bị giam giữ, rồi đến tấm ảnh phóng lớn của mục sư Nguyễn Công Chính, dân biểu Ed Royce nói:

“Đây là trường hợp bị hành hung mới đây nhất đối với mục sư Nguyễn Công Chính, từng bị công an thẩm vấn trên ba trăm bận, từng bị đánh như thế này hơn hai chục lần. Chuyện này phải chấm dứt. Mỹ phải buộc Việt Nam ngưng những hành động lạm dụng và lộng hành như thế lại.

Đó là lý do khiến ông dân biểu Joseph Cao và tôi đề nghị một luật tu chính mà có thể yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo. Hạ viện đã biểu quyết thuận kiến nghị tu chính này và tôi nghĩ thượng viện phải thấy tầm quan trọng của nó để biểu quyết thông qua.”

Tiếp lời dân biểu Ed Royce, dân biểu Chris Smith, đưa sự chú ý của báo giới vào vụ Tam Tòa:

“Hàng chục ngàn giáo dân xuống đường phản đối vụ Tam Tòa trong tuần này mà hai linh mục bị đả thương, nhiều phụ nữ bị hành hung, hàng trăm người khác bị đánh đập bởi công an và những người làm việc cho công an, là chuyện vô cùng nghiêm trọng.”

Dự thảo luật nhân quyền

Đề cập đến dự thảo luật nhân quyền cho Việt Nam mà ông là tác giả, từng được hạ viện hai lần thông qua nhưng bị trở ngại khi lên đến thượng viện, dân biểu Chris Smith cam kết:

“Tôi đã tái đệ trình dự luật này trước quốc hội năm nay với sự vận động tích cực của các đồng viện trong hai đảng. Tôi mong dự luật được đưa vào lịch trình bàn thảo khi quốc hội tái nhóm tháng Chín tới, tôi tin và tôi hy vọng giới lãnh đạo trong hai đảng ở lập pháp sẽ đưa vấn đề Việt Nam ra mổ xẻ để thấy nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam được cải thiện đến mức nào hay là càng ngày càng xuống cấp hơn.

Tôi cũng sẽ kêu gọi hành pháp của tổng thống Obama đừng chấp thuận GSP tức Qui Chế Ưu Đãi Phổ Cập cho Việt Nam chừng nào chính phủ này còn vi phạm nhân quyền và không tôn trọng tự do tôn giáo như hiện nay.”

JPEG - 20.2 kb
Hình : Việt Tân

Ngoài dân biểu Mỹ gốc Việt Joseph Cao Quang Ánh, cũng là thành viên trong nhóm dân cử chuyên tranh đấu cho nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam, còn một người Mỹ gốc Việt khác được mời lên tiếng trong buổi họp báo, ông Hoàng Tứ Duy:

“Tôi có mặt hôm nay, đại diện đảng Việt Tân để cùng với các dân biểu kêu gọi nhà nước cộng sản Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị. Đặc biệt chúng tôi quan tâm đến các bloggers đang bị giam cầm ở Việt Nam. Một trong những đề nghị chúng tôi đưa ra là quốc hội thông qua Nghị Quyết 672 ủng hộ quyền tự do Internet của người Việt Nam.”

Là người sau cùng đến tham dự buổi họp báo, dân biểu Dana Rohrabacher sau đó khẳng định với đài Á Châu Tự Do rằng vấn đề ở đây là tình hình Việt Nam không hề được cải thiện:

“Thật sự tôi cứ nghĩ Việt Nam phải cố gắng thay đổi để có dân chủ hơn chứ, nào ngờ những dấu hiệu của sự đàn áp cứ nổ ra rõ ràng là không ổn rồi. Tôi nghĩ phải làm sao để tiếng nói của chúng ta được Việt Nam lắng nghe, phải nói cho Việt Nam biết họ không thể bỏ qua vấn đề thiếu nhân quyền và thiếu tự do tôn giáo được.”

Thanh Trúc tường trình từ Washington.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.