Các nữ tu Dòng Thánh Phaolô tiếp tục đòi lại tài sản bị CSVN tước đoạt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo sau những vụ cướp đoạt đất đai tài sản của các tôn giáo như tại giáo xứ Thái Hà, An Bằng, Nữ Tu Bác Ái,… Gần đây dư luận lại biết thêm một sự việc tương tự xẩy ra tại Vĩnh Long. Qua lá thư khiếu nại gửi chính quyền tỉnh Vĩnh Long đề ngày 29/12/2008, Dòng nữ tu Thánh Phaolô Vĩnh Long đã cho dư luận biết thêm về việc nhà nước đã tước đoạt tài sản của dòng từ năm 1977 một cách bất công như sau:

Ngày 6/09/1977, công an phong toả và đột nhập Dòng Nữ Tu Phaolô, tại số 3 Tô Thị Huỳnh, phường 1 – Thị xã Vĩnh Long, bắt giam và đuổi 18 nữ tu ra khỏi nơi tu hành của họ. Toàn bộ tài sản của Dòng Tu, kể cả các vật dụng trong việc thờ tự đều bị công an tịch thu mà không có một án lệnh nào. Việc tước đoạt tài sản của Dòng Nữ Tu Phaolô cũng như nhiều cơ sở tôn giáo khắp nơi lúc đó phản ảnh một chính sách đàn áp tiêu diệt tôn giáo có hệ thống của chính quyền cộng sản lúc bấy giờ.

Dòng Phaolô Vĩnh Long đã liên tục khiếu nại từ năm 1977 đến nay để đòi chính quyền điạ phương trả lại tài sản thuộc sở hữu dòng tu, hoặc phải được bồi thường tương xứng, nhưng những đòi hỏi này đã không được đáp ứng. Với giá đất ở thành phố tăng vọt trong những năm gần đây, khu đất của Dòng nữ tu Vĩnh Long bị chiếm đoạt đã trở thành mối lợi to lớn để các quan chức nhà nước chia chác cho nhau. Nhưng do bị nhà Dòng đòi lại, mảnh đất béo bở này trở thành khó nuốt. Vì thế, theo chính sách “không ăn được thì đạp đổ” như đã từng diễn ra tại nhiều nơi, gần đây chính quyền tỉnh Vĩnh Long tuyên bố sẽ xử dụng đất của nhà Dòng để làm Quảng Trường thị xã Vĩnh Long.

Được biết, theo tôn chỉ của Dòng Thánh Phaolô, nếu tài sản của nhà Dòng được trả lại, nơi này không những chỉ là nơi hành đạo và các sinh hoạt tôn giáo của các nữ tu; mà còn là một cơ sở giáo dục và từ thiện, với một trường mẫu giáo với đầy đủ phương tiện giáo dục tương ứng, một trung tâm chăm sóc trẻ em bị bệnh Down, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận và đào tạo các nữ tu.

Giữa việc cướp đoạt nhà Dòng để làm quảng trường thành phố và việc trả lại cơ ngơi này để các nư tu làm việc từ thiện, thì ai cũng thấy rõ lợi ích công cộng nằm chỗ nào. Tuy nhiên, người ta đều biết, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ không thể trả lại tài sản cho bất cứ tổ chức tôn giáo nào, vì như vậy sẽ tạo thành một tiền lệ, đồng thời bộc lộ sự sai trái trong việc cướp đoạt tài sản của các tôn giáo, là một phần trong chính sách tiêu giệt tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng Việt Nam trong hơn 30 năm qua.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.