Thư Của ĐHY Tomasek, Tổng Giám Mục Thành Praha, Tiệp Khắc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thư của ĐHY Tomasek, Tổng Giám Mục thành Praha,
Kiêm Giáo Chủ Công Giáo miền Bohêmia, Tiệp Khắc.

(Công bố ngày 21-11-1989, trước 200.000 người biểu tình tại Praha và được đọc tại các nhà thờ Chúa nhật 26-11-1989.)

Đồng bào thân mến,

JPEG - 49.9 kb

Tôi ngỏ lời với anh chị em vài giờ sau khi tôi trở về từ Rô-ma, nơi tôi đã tham dự lễ tôn phong hiển thánh cho Chân phước ANÊ miền Bohêmia. Thánh nữ là công chúa, mặc dầu tu trong đan viện vì lòng mến Chúa yêu người, nhưng ngài không ngừng ở cạnh dân mình trong những giờ phút vinh quang cũng như trong những lúc tủi nhục. Về phần tôi, tôi cũng không thể nào tỏ ra xa lạ với định mệnh quốc gia của tôi và toàn thể đồng bào đất nước tôi. Tôi không thể im lặng trong lúc tất cả anh chị em đang hiệp lực với nhau để phản đối những bất công mà anh chị em phải chịu từ 40 năm nay.

Người ta không thể duy trì lòng tín nhiệm đối với giới lãnh đạo quốc gia không muốn nói sự thật và chối bỏ các quyền lợi và các quyền tự do của nhân dân. Với truyền thống có từ hàng ngàn năm nay, những quyền này vẫn được coi là những quyền bình thường trong những quốc gia trẻ trung hơn đất nước chúng ta. Tôi muốn soi sáng tình trạng xã hội của chúng ta qua những kinh nghiệm của Giáo Hội Công Giáo của đất nước này: đã bao nhiêu lần Giáo Hội gửi đến Nhà Nước những lời khiếu nại và thỉnh cầu, nhưng Nhà Nước đều không thèm đếm xỉa gì đến. Mãi đến năm 1985, khi hàng trăm ngàn tín hữu lên tiếng tại Trung Tâm Hành Hương Vê-rê-rát, và sau khi thư thỉnh nguyện gồm mấy trăm ngàn chữ ký được gửi đến Nhà Nước Tiệp Khắc hồi năm ngoái, lúc đó mới có một vài bước tiến bộ. Năm ngoái, tôi cũng đề nghị với Nhà Nước sẵn sàng làm trung gian đối thoại giữa Chính Phủ và Giáo Hội. Nhưng mãi đến cách đây nửa năm, ông Chủ Tịch mới trả lời, nhưng rồi cũng chẳng có tiến bộ gì đáng kể. Giáo Hội tiếp tục lệ thuộc Nhà Nước theo những điều hạn chế được áp đặt trên Giáo Hội từ thời Staline. Trong việc cai quản giáo phận, các giám mục hoàn toàn lệ thuộc Nhà Nước và lời nói quyết định trong vấn đề này dường như vẫn là lời nói của các cơ quan mật vụ. Những cuộc hội họp của các giám mục và linh mục đều bị cản trở vì sự hiện diện của các đại diện Nhà Nước trong các buổi họp. Bầu không khí thiếu tự do, các tín hữu trưởng thành cũng như con cái họ và nhất là các bạn trẻ Công Giáo cảm thấy thật khó thở.

Người ta hứa hẹn với chúng tôi rằng: việc điều chỉnh lại tình trạng pháp lý của Giáo Hội sẽ được thực hiện phù hợp với các quy luật quốc tế về những tự do nhân quyền, nhưng người ta lại không nói gì đến việc Đảng cầm quyền phải từ bỏ chương trình dần dần tiêu diệt đức tin.

Đối với những hạng người như thế, chúng ta không thể tin tưởng được.

Tình trạng đau buồn tương tự như thế cũng xảy ra trong các lãnh vực khác của đời sống, trong lãnh vực khoa học, văn hoá, thông tin.

Từ Đông sang Tây, chúng ta đang ở giữa những quốc gia trong quá khứ cũng như hiện nay đang đập đổ những hàng rào của những chế độ độc đoán.

Về phần chúng ta, chúng ta không thể nào chờ đợi được nữa.

Bây giờ cần phải ra tay hành động.

Chúng ta cần có một chính phủ dân chủ, nếu không thì chúng ta không thể nào thành công trong việc chận đứng những tai họa về môi sinh và những tai ương khác.

Tất cả những người có điều kiện muốn nói với chúng ta, họ phải được phát biểu tự do, để chúng ta chọn lựa từ nơi họ một chính phủ cùng tiến bước với chúng ta chứ không phải chống lại chúng ta.

Chính vì thế tất cả chúng ta bây giờ đều có trách nhiệm đối với thời điểm hiện tại và tương lai của chúng ta và con em chúng ta.

JPEG - 153.3 kb

Các bạn thân mến,

chúng tôi hợp sức với các bạn là những người đang kêu gào công bằng cho tất cả mọi người.

Với lòng biết ơn và kính trọng, tôi hướng lòng về các nạn nhân của bạo lực tàn ác. Lời Chúa Ki-tô được áp dụng cho các bạn: “Phúc cho những người đói khát sự công chính, vì họ sẽ được no thoả”.

Lời kêu gọi trừng trị những kẻ phạm tội ác là điều rất đúng. Tôi chỉ xin các bạn một điều này: đó là tiếp tục theo đuổi con đường bất bạo động. Chúng ta tranh đấu cho sự thiện bằng những phương thế tốt. Qua kinh nghiệm của những kẻ áp bức chúng ta, chúng ta thấy được rằng những chiến thắng trong giận dữ, thù oán, tham lam, ham hố quyền bính, hống hách đều là những chiến thắng ngắn ngủi.

Hỡi các tín hữu Công Giáo và các linh mục,

Tôi cũng muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em trong giờ phút quyết liệt này của lịch sử chúng ta, không ai trong anh chị em được đứng ngoài lề. Hãy lại lên tiếng, hợp với tất cả công dân Tiệp Khắc, cả với những người thuộc sắc tộc khác, dầu họ là tín hữu hay không có tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng không thể tách rời khỏi những quyền dân chủ khác. Tự do là điều không thể phân chia được.

Tôi xin chấm dứt nơi đây với những lời đã từng vang dội đã lâu trong lịch sử của chúng ta: “Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, số phận của chúng ta ở trong tay chúng ta”.

Praha 21-11-1989

ĐỨC HỒNG Y F. TOMASEK, Tổng Giám Mục Praha
Kiêm Giáo Chủ Công Giáo miền Bohêmia

LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh
Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…