“Sinh Viên Tình Nguyện”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 76.2 kb

Tôi là một cựu sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Tôi cũng có thời gian may mắn được ngồi trên giảng đường giống như các bạn. Màu áo tình nguyện làm tôi thấy thật đáng yêu. Vào mỗi mùa thi, bóng dáng sinh viên tình nguyện tấp nập trên các bến xe, bãi tàu, các cổng trường chỉ dẫn cho các sĩ tử từ nông thôn lên thành thị đi thi. Rồi mùa hè gần đây thôi, tôi cũng được chứng kiến các bạn sinh viên đến tận những miền cao, vùng sâu vùng xa để giúp đỡ người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc về công việc đồng áng và dạy học cho các em nhỏ. Tôi yêu mến các bạn!

Tôi yêu các bạn vì sự nhiệt tình, vì sức trẻ năng động. Tôi yêu các bạn vì các bạn tràn đầy niềm kiêu hãnh về đất nước quê hương thân yêu.

Là những trí thức tương lai, hẳn các bạn cũng quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng đang xảy ra không ở đâu xa mà ở ngay giữa lòng Hà Nội, và đặc biệt là ở giáo xứ Thái Hà. Tôi là người Công Giáo nên tôi sinh hoạt cùng cộng đồng Thái Hà thân yêu.

Tối hôm qua 20/9/2008, tôi ngỡ ngàng khi thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyện cũng có mặt ở Linh Địa Đức Bà. Khi chúng tôi đi rước qua, tôi thấy các bạn tụ tập thành một đám đông rồi cất lên những tiếng hát về Đảng, về Bác Hồ….dường như các bạn muốn hét thật to để át đi những lời kinh hòa bình của đoàn rước.

Tôi đứng lại quan sát. Tôi thấy các bạn hát nhưng khuôn mặt các bạn chẳng ánh lên niềm vui. Tiếng hát của các bạn chỉ làm tôi thấy chạnh lòng thương. Tôi thấy thương vì sự nhiệt tình của các bạn đã đặt sai chỗ. Tôi thấy thương vì sự nhiệt tình đã bị lợi dụng. Tôi thấy thương nhưng tôi thông cảm với các bạn vì ngày trước tôi cũng có cách đón nhận thông tin như các bạn.

JPEG - 75.7 kb

Các bạn biết không, chúng ta được dạy dỗ, được truyền thụ kiến thức theo một đường thẳng. Cách học này đã khiến khả năng phản biện và lý luận của chúng ta bị suy mòn đến kiệt quệ. Chúng ta không ý thức đúng đắn về việc chúng ta làm. Chúng ta hay có thói quen a dua và chạy theo tâm lý đám đông.

Trở lại với sự hiện diện của các bạn tại buổi cầu nguyện ở Thái Hà. Tôi thầm nghĩ, nếu như các bạn đặt một câu hỏi: Bởi đâu mọi người lại tìm đến nơi đây? Và can đảm hơn, bạn hãy đi cùng đoàn cầu nguyện, hãy tham gia hỏi chuyện những người đến cầu nguyện, hay tìm thông tin chính thức của nhà thờ Thái Hà thì các bạn sẽ lấy làm xấu hổ vì hành động của mình.

Tôi nhìn các bạn hát mà lòng tôi nghẹn ngào. Tôi nhìn các bạn múa nhảy mà tôi ước ao, giá như các bạn chịu khó tìm hiểu thì các bạn sẽ xử sự hoàn toàn khác.

Đến một ngày nào đó, rồi các bạn cũng sẽ nhận ra, sự nhiệt tình, sự hy sinh của các bạn, tiếng hát và điệu múa của bạn ở Linh địa này thật uổng phí, vì nó không cổ vũ nhiệt tình của người nghe, nó không mang lại cảm giác thanh thản cho các bạn; nó không được đặt đúng nơi đúng chỗ nên nó lố bịch. Và đau xót hơn là bạn chẳng biết làm điều đó cho ai, vì ai, bạn sẽ cảm thấy trống rỗng rồi sẽ thấy thất vọng nếu như biết rằng có cả một sự giả dối đang dẫn đưa các bạn.

Cầu xin bình an, tình thương và sự thật dẫn đường cho các bạn.

Cựu SV Hà Nội

Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam

-o0o-

Tòa Khâm Sứ: Cầu Nguyện sáng 21.09.2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.