Tokyo Xuống Đường Phát Truyền Đơn Tố Cáo Chế Độ CSVN Tham Nhũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Ủa sao lại bắt tôi phải vứt nó vào sọt rác, nội dung tờ truyền đơn này tốt xấu thế nào phải đọc xong mới phán đoán được chứ. Ra đến ngoài này rồi mà các anh còn muốn bót nghẹt thông tin sao”, đó là câu trả lời mà Nam Phương ghi nhận được từ một nữ du sinh VN với nhân viên sứ quán VC ở Tokyo khi cô ta bị yêu cầu vất tờ truyền đơn vừa mới nhận được vào sọt rác, đừng cầm nó vào hội chợ.

Chúng tôi là ký giả Nam Phương của đài Chân Trời Mới xin tường thuật lại cuộc xuống đường phát truyền đơn của Cộng đồng người Việt tại Nhật tố cáo chế độ CSVN tham nhũng trước cửa ra vào hội chợ do sứ quán VC ở Tokyo tổ chức vào ngày 20 tháng 9 năm 2008 vừa qua tại công viên Yoyogi dưới tiêu đề Kỷ niệm 35 năm thiết lập bang giao Việt-Nhật.

Trước cửa ra vào hội chợ, các nhân viên sứ quán VC ở Tokyo đang điều động một số ’’Việt kiều yêu nước’’ chuẩn bị đối phó với cuộc xuống đường phát truyền đơn tố cáo chế độ CSVN của Cộng đồng người Việt tại Nhật. Nhân viên sứ quán VC đã không dấu được sự hốt hoảng khi thấy toán phát truyền đơn của chúng ta xuất hiện. Một vài nhân viên sứ quán VC chạy đến yêu cầu cảnh sát đẩy các toán phát truyền đơn qua bên kia đường chứ không được đứng ngay cổng ra vào, nhưng cảnh sát trả lời rằng chúng tôi đến đây là để giữ an ninh chứ không phải ngăn cản việc phát truyền đơn, vì họ đã có giấy phép. Nhân viên sứ quán VC, hậm hực trở vào, dở trò cố hữu là đưa máy lên quay phim, chụp hình để hăm dọa những đồng bào chúng ta đang đứng phát truyền đơn, họ còn văng tục rằng ’’ĐM, cũng tại vì mấy cái bọn phản động này nên đất nước không tiến được’’. Trời ơi, sao mà ngược ngạo quá vậy nè!

JPEG - 31.7 kb

Nhờ vào kinh nghiệm, Ban tổ chức đã phối trí người đúng nơi, đúng hướng nên nhiều người qua đường hay tạt vào hội chợ hầu như đều có tờ truyền đơn trongg tay. Việc phát truyền đơn cho người Nhật không khó vì họ rất lịch sự, thường nhận để cho người phát được vui. Tuy nhiên, hôm nay tôi thấy rất nhiều người chăm chú đọc, có lẽ nội dung tờ truyền đơn đã nói lên những đều mà dân Nhật đang quan tâm, đó là chuyện tiền viện trợ ODA của Nhật cho Việt Nam chạy vào túi quan chức nhà nước CSVN, điển hình qua vụ công ty PCI mà truyền thông Nhật đã liên tục loan tin một cách rộng rãi trong tháng 7 và tháng 8 năm nay. Nhiều người Nhật đọc xong, đến nói đôi lời khích lệ, có người còn móc ví lấy tiền ra ủng hộ nhưng các cô phát truyền đơn lễ phép cúi đầu cám ơn và nhỏ nhẹ thưa rằng ’’Dạ hôm nay chúng tôi chỉ phát phát truyền đơn chứ không quyên tiền ạ’’. Thì cứ cầm đi để chi phí cho những lần sau. Mấy em phát truyền đơn quay qua hỏi nhỏ tôi rằng sao cô nghe mấy lời đó có ấm lòng chiến sĩ không? Tụi cháu đâu còn thấy mệt nữa, giá mà mấy cái ông sứ quán VC đứng ần đây nghe được những câu này chắc họ độn thổ ngay phải không cô? À, mấy lần trước mỗi lần mình xuống đường như vậy có cái ông cắc cớ gì đó của hãng PCI đến bảo rằng ở Việt Nam làm gì có tham nhũng hối lộ mà mấy anh chị chống, chúng tôi làm ăn ở Việt Nam trên 15 năm rồi chẳng hối lộ một đồng cắc nào cho ai cả, sao hôm nay cái ông hãng PCI đó lặn đâu mất tiêu. Tụi cháu thủ sẵn mấy tờ báo Nhật đăng vụ hãng PCI đưa hối lộ cho quan chức CSVN, hễ thấy mặt là dúi vào mắt cho ông ta xem, cho hết đường chối cãi.

Thấy các toán phát truyền đơn của đồng bào ta làm chủ tình hình ngay trướng cổng hội chợ khiến sứ quán VC tức ứa máu liền sai một số ’’đầu gấu’’ ra gây sự với chúng ta nhưng khi chúng mới buớc chân ra là bị cảnh sát đuổi vào ngay, có một tên còn sừng xổ chút xíu nữa bị cảnh sát còng tay. Cám ơn nhân viên công lực Nhật đã bảo vệ an ninh cho các toán phát truyền đơn theo đúng luật lệ của một quốc gia tự do, dân chủ; cám ơn quý đồng hương đã bỏ công đến đây phát truyền đơn tố cáo cho dư luận Nhật biết về tệ nạn tham nhũng tại Việt Nam hiện nay, vẫn biết rằng tất cả đều xem công tác này như là một nhiệm vụ, nhưng cũng xin cho tôi cúi đầu thán phục.

Nam Phương, nữ phóng viên đài Chân Trời Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.