“Máu Các Thánh Tử Đạo Trổ Sinh Con Nhà Có Đạo”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Một buổi sáng thứ bảy, em bé chào cha mẹ để đến nhà thờ học giáo lý. Trên đường đi em bị một người lính chặn lại và chất vấn.
- Em bé kia đi đâu?

Ngước cặp mắt ngây thơ, em bé nhìn người lính lễ phép trả lời:
- Dạ thưa chú, cháu đến nhà thờ học giáo lý.

Người lính lạnh lùng nói với em.
- Không còn lớp giáo lý nào nữa, cháu về nhà đi.

Em bé hồn nhiên nói với người lính.
- Không còn lớp giáo lý thì cháu đến nhà thờ đọc kinh vậy. Có được không thưa chú?

Người lính trừng mắt nhìn em bé, rồi xẵng giọng lên tiếng doạ nạt.
- Nhà thờ bị phá sập rồi, cháu tới bây giờ nguy hiểm lắm, cháu có biết không?

Vẫn giữ nguyên giọng nói hồn nhiên, em bé nhìn người lính trả lời:
- Nhà thờ bị phá thì cháu đến nhà Cha Sở để xin Ngài kể chuyện về Hội Thánh càng vui.

Em bé vừa dứt lời, người lính cất tiếng cười chế nhạo rồi lắc đầu gằn giọng nói:
- Không còn Hội Thánh nào nữa hết, cháu biết không? Cháu về nhà đi, vì Cha Sở đã bị bắt đêm qua rồi.

Nói xong, y thích thú nhìn em chờ đợi một thái độ buồn rầu sợ hãi. Nhưng trái với dự đoán của y, em bé không những không buồn rầu, sợ hãi mà còn dõng dạc cất tiếng trả lời:
- Không! Chú lầm rồi. Cho dẫu lớp giáo lý bị giải tán, nhà thờ bị sập, Cha Sở bị bắt giam, nhưng Hội Thánh Chúa vẫn còn.

Trước vẻ ngỡ ngàng, lúng túng của người lính, em bé nhìn y và hỏi lại:
- Chú biết sao không? (Ngừng lại một giây, em đưa tay phải chỉ vào ngực mình rồi chậm rãi tự trả lời). Vì còn cháu đây nè. Chính cháu là Hội Thánh.

Mẩu đối thoại giữa người lính vô thần và em bé 10 tuổi trên đã được truyền tụng lâu đời trong Hội Thánh, từ thuở chính quyền La Mã còn bắt đạo. Dù nó thực hư đến đâu thì nó vẫn còn nguyên giá trị khi mấy hôm nay, chúng ta, những người Công Giáo Việt Nam nói chung và anh chị em giáo xứ Thái Hà nói riêng, bị nhiều bắt bớ. Chúng ta liên tục bị “CÁI LOA” của những kẻ độc quyền về việc kiểm soát thông tin xuyên tạc chân lý, nói sai sự thật. Nhưng như Chúa Giêsu đã nói “sự thật sẽ giải thoát anh em” (Ga 8,32). Chẳng nhẽ chuyện một miếng đất, và vài nghìn người của xứ Thái Hà mà nhà nước phải hao tâm tổn lực vậy sao? Nếu SỰ THẬT không thuộc về giáo xứ Thái Hà thì chỉ cần 30 giây là nhà nước có thể dẹp yên, cần gì phải lải nhải mãi trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Họ càng lải nhải càng làm cho mọi người tự đặt câu hỏi: phải chăng nhà nước sai rồi, không tự mình giải quyết được đành phải “tạo dư luận” để tìm sự ủng hộ của những kẻ khù khờ (dạng vừa ăn cướp vừa la làng)?. Những người bình thường sống trên đất nước này sẽ tự đặt cho mình câu hỏi: Tại sao bao nhiêu vụ tham nhũng này nọ còn “hoành tráng” hơn nhiều thì đài báo lại không quan tâm? Phải chăng những tín hữu Thái Hà là cái cớ để nhà nước đánh lạc hướng quan tâm của dân chúng về những “tội” tày trời của một số quan chức nhà nước?

JPEG - 18.3 kb

Mỗi người tín hữu giáo xứ Thái Hà trong những ngày qua đến ‘linh địa Đức Bà’ cầu nguyện đã bị đàn áp, bắt bớ, bôi xấu đủ chuyện. Họ như em bé đứng trước người lính trong câu chuyện trên. Họ không sợ vì SỰ THẬT luôn về phía họ. Họ tự hào vì mình đã nối gót các bậc tổ tiền trong việc sống và bảo vệ đức tin. Họ ý thức hành vì, thái độ biểu lộ lòng tin của họ xứng với lời của cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô II trong bài giảng nhân dịp Phong Thánh cho 117 VỊ ANH HÙNG TỬ ĐẠO VIỆT NAM: “Hỡi giáo đoàn Việt Nam, Cha nói lại với anh chị em rằng: máu các vị Tử Đạo là nguồn ân sủng cho anh chị em trước tiên, để anh chị em thăng tiến trong đức tin. Giữa anh chị em, đức tin của tổ tiên vẫn tiếp tục và con lưu truyền qua nhiều thế hệ tương lai. Đức tin này tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự kiên trì cho tất cả những người Việt Nam trung thành với quê hương đất nước, đồng thời vẫn mãi mãi là tín hữu của Chúa Kitô” (1)

Quả thật, anh chị em Thái Hà bị dồn ép tư bề giữa những khó khăn, bắt bớ, bị đè bẹp bởi những kẻ cường quyền, nhưng họ tin rằng họ đang TỬ VÌ ĐẠO, và “máu các Thánh Tử Đạo sẽ trổ sinh con nhà có đạo” (Tertuliano).

Văn Quảng
Dòng Chúa Cứu Thế

(1) Hiệp Thông Mục Vụ, số 4, ngày 15/03/1995, Chặng Đường 20 năm của GHVN, VP. Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.