Xăng Sài Gòn Và Dầu Biển Đông!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 76.3 kb

Tuần vừa qua, xăng dầu tại Việt Nam đột ngột tăng giá. Nói là đột ngột bởi vì mới trước đó, vào tháng 5 và cuối tháng 6, nhà nước CSVN vẫn còn khẳng định, sẽ “kềm giá 10 mặt hàng thiết yếu”, hoặc “sẽ không tăng giá xăng dầu trước cuối năm”. Trong khi báo chí quốc doanh còn đang mê mải đăng tải những lời quả quyết này, thì sáng 21-7, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh của CSVN thông báo giá xăng tăng lên 31%. Để che dấu bớt bộ mặt trơ trẽn, các ông này đẩy trách nhiệm cho thượng cấp: “đây là chỉ đạa của Thủ tướng Chính phủ”, rồi tìm cách thu phục cảm tình của dư luận bằng một lời hứa mới: “không tăng giá điện, nước, than từ nay đến cuối năm”.

Xăng dầu tại Việt Nam đã từng tăng giá nhiều lần trong quá khứ, trong 3 năm qua đã tăng 13 lần. Tuy nhiên, lần tăng giá này được coi là nhiều nhất: giá xăng A92 tăng từ 14.500 đồng/lít lên 19.000 đồng/lít, trong khi dầu diesel tăng từ 13.950 đồng lên 15.950 đồng. So với hối xuất hiện nay giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ thì giá xăng dầu tại Việt Nam ngang ngửa với giá nhiên liệu tại Mỹ, là nơi người dân có thu nhập trung bình nhiều gấp 100 lần một người Việt Nam. Nhìn như thế, người ta sẽ thấy việc tăng giá xăng dầu làm cho người dân khốn khổ đến thế nào, và cũng vì thế mà dư luận có nhận định: “quyết định tăng giá xăng dầu đã gây chấn động trong người tiêu dùng”.

JPEG - 78.1 kb

Người dân “chấn động” bởi vì khi xăng dầu lên giá thì cũng ảnh hưởng dây chuyền đến các lãnh vực khác. Giá đôla và vàng ngay lập tức đã tăng mạnh. Hai mặt hàng này không phải là thiết yếu đối với người bình dân, nhưng gạo thịt nước mắm chắc chắn là những món không thể thiếu được, và đã rục rịch lên giá. Than đã tăng giá 3%. Một số nghành nghề cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Nhiều xe buýt, xe taxi tại Sài Gòn đã phải nằm ụ. Nhiều công ty vận tải phải giảm bớt số xe chạy. Nhiều ghe đánh cá không thể ra khơi. Những gia đình này sẽ sinh sống ra sao?.

JPEG - 87.6 kb

Lương tháng của một viên chức bậc một tại Việt Nam hiện nay là 1.300.000 đồng, trong đó mất nửa triệu trả tiền nhà và điện nước, 300.000 tiền xăng đi làm, chỉ còn lại 500.000 cho nhu cầu ăn uống và mọi việc linh tinh khác. Nay xăng tăng giá, nên số tiền còn lại không đến 500.000. Mà tình trạng lạm phát vẫn tiếp tục tăng. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 7, trước khi tăng giá xăng, là 27,04%. Với giá hàng hoá mới tăng thêm, tỷ lệ này sẽ lên trên 30%. Tiền lương xem như bị cắt giảm 1/3. Người dân sẽ tiếp tục è lưng chịu đựng như thế nào?

Việc tăng giá xăng vừa qua một lần nữa lại cho thấy thái độ bất nhất của những người lãnh đạo cộng sản. Họ vừa tuyên bố “không tăng giá xăng dầu trước cuối năm”, thì sau đó đã ra lệnh tăng giá. Vì thế, lời hứa mới của bộ trưởng Vũ Văn Ninh “không tăng giá điện, nước, than”, cũng chỉ là một câu nói vô giá trị. Bệnh nói láo đã gắn liền với bản chất của CSVN, và giới làm ăn quốc tế cũng hiểu được việc này. Ông Jonathan Pincus, giám đốc chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội vừa nhắn nhủ giới lãnh đạo CSVN: “Trong kinh tế vĩ mô thì uy tín hay lòng tin là 90%”. Không chỉ trong lãnh vực kinh tế, mà ở lãnh vực nào cũng phải có niềm tin!.

Thiếu uy tín, CSVN còn thiếu cả khả năng làm kinh tế. Ai cũng biết Việt Nam sở hữu nhiều mỏ dầu tại biển Đông. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất đã là một thí dụ cụ thể về thái độ ngu xuẩn và những tính toán ấu trĩ của CSVN.

JPEG - 80.8 kb
Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu đã được đặt ra vào giữa thập niên 90. Nhưng việc chọn địa điểm lại không đáp ứng những tiêu chuẩn kinh tế, mà nhắm vào mục tiêu chính trị cũng như mưu đồ phe phái. Và đó là Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Địa điểm này cách xa mỏ dầu Bạch Hổ ở ngoài khơi hơn 1.000 cây số, và cũng cách xa 2 trung tâm tiêu thụ lớn là Sài Gòn và Hà Nội. Vì thế, giá thành sẽ rất cao, khó cạnh tranh với xăng dầu ngoại quốc. Năm 1995, công ty Total của Pháp phải bỏ cuộc một thời gian ngắn sau khi khởi sự vì triển vọng không thành công của dự án. Một tập đoàn dầu khí của Trung Hoa nhẩy vào. Hai năm sau, kế hoạch bị vỡ lần thứ hai. Công ty dầu của Trung Hoa bỏ chạy với cùng nguyên do. Năm 1999, kế hoạch được tiếp tục dưới hình thức liên doanh với Liên Xô, mang tên Vietsovpetro. Cuối năm 2002, công ty Liên Xô này cũng bỏ chạy. Kế hoạch Dung Quất bị vỡ lần thứ ba.

JPEG - 62.1 kb
Dung Quất, Quảng Ngãi.

Hơn một chục năm trời đã bị bỏ phí, với hàng tỷ đô la trôi sông. Một bản nghiên cứu của cơ quan đầu tư quốc tế cho biết, khí đốt tại mỏ Bạch Hổ phải để cháy, mỗi ngày thiệt hại 1 triệu đô la, trong vòng hơn 1 chục năm qua, mất trên 10 tỷ. Sau cùng, vào năm 2005, CSVN phải cắn răng làm một mình. Kinh phí nguyên thủy là 1,3 tỷ đô la, nay tăng gấp đôi, thành trên 2,5 tỷ. Chưa kể đến việc xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó có một hải cảng nước sâu cho tầu lớn cập bến, cũng lên đến trên 1 tỷ đô la. Giai đoạn đầu dự trù hoàn tất vào đầu năm 2009.

Kế hoạch trầy trụa Dung Quất nay là phương thuốc cứu tinh của CSVN. Chỉ hai ngày sau khi Hội nghị trung ương lần thứ 7 bế mạc, vào ngày 19-7, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã hối hả đến Quảng Ngãi để kiểm tra tình hình xây dựng tại đây. Sau đó, ông hân hoan loan báo, nhà máy lọc dầu sẽ khởi sự hoạt động vào đầu năm tới, và đến giữa năm 2009, nó sẽ đáp ứng được 50% nhu cầu nhiên liệu của Việt Nam.

Sự hân hoan đó không thực tế, và quá đà. Khi nào nhà máy Dung Quất chưa thực sự vận hành, người ta vẫn còn hoài nghi về những lời lẽ tuyên truyền đầy phấn khích này. Bởi vì thành tích của nhà nước về những công trình xây dựng chẳng có gì là tốt đẹp, mà vụ cầu Cần Thơ chỉ là một thí dụ.

JPEG - 12.9 kb

Thêm vào đó, việc khai thác dầu tại biển đông lại còn là một dấu hỏi lớn vì tình trạng biến động tại đây. Đúng vào lúc Nguyễn Tấn Dũng đưa ra những lời tuyên bố đầy lạc quan nói trên tại Quảng Ngãi, thì tại Hoa Thịnh Đốn, một viên chức ngoại giao Trung cộng đã gửi đến công ty Exxon của Mỹ lời cảnh cáo mạnh mẽ, buộc phải từ bỏ hợp đồng đã ký kết với Việt Nam nhằm thăm dò một mỏ dầu tại biển Đông, được đánh giá có trữ lượng từ 10 đến 20 tỷ thùng. Bắc Kinh nói rằng họ vô cùng tức giận vì hành động này “vi phạm vào chủ quyền của Trung Quốc”. Trong khi đó, CSVN vẫn chỉ chống chế một cách yếu ớt như thường lệ, qua lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng: “mọi hợp tác với các đối tác dầu khí nước ngoài tại các đặc khu kinh tế và thềm lục địa của nước này là quyền của Việt Nam.”

Người ta không cho rằng việc Trung cộng chọn thời điểm này để đưa ra lời cảnh cáo là có tính cách ngẫu nhiên. Và mọi người đều nhìn thấy tính cách nghiêm trọng của lời đe dọa này. Vào mùa hè 2007, Bắc Kinh cũng đã đưa ra lời đe dọa tương tự đối với công ty dầu hỏa BP của Anh. Mặc dù đã đạt được sự thõa thuận với Hà Nội, công ty BP sau cùng cũng phải rút lui vì không cưỡng lại được áp lực của Trung cộng, từ bỏ hợp đồng trị giá đến 2 tỷ đô la.

Giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong thời gian qua đã hình thành một tương quan bất bình đẳng nghiêm trọng, được Trung Nam Hải ngang nhiên bầy tỏ trong mọi cơ hội như là một thách thức. Đối lại, người ta thấy Hà Nội luôn thể hiện một thái độ cam chịu đến khiếp nhược. Nay cho dù Việt cộng có được sự trợ giúp từ bên ngoài để lên gân, lớn tiếng, thì liệu điều đó có giúp cho họ được sức mạnh để đứng vững trước Bắc Kinh hay không, khi mà sau lưng họ không phải là dân tộc Việt Nam mà chỉ là một bè nhóm cấu kết với nhau vì quyền lợi?. Như thế đối với một chính quyền yếu kém về khả năng và khiếp nhược về tinh thần thì cho dù tăng hay không tăng giá xăng dầu, đời sống của người dân Việt Nam vẫn khó lòng thoát ra khỏi cảnh khốn cùng như đang thấy.

Trần Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…