Hà Nội Chính Thức Cấm Hàng Rong, Nhiều Người Lao Đao

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-07-01

Bắt đầu từ ngày 1 tháng Bảy, 62 hai tuyến đường tại Hà Nội không còn người bán hàng rong. Giới chức chính quyền thành phố tỏ ra rất cương quyết trong chương trình giải tỏa buôn bán, tái lập trật tự vỉa hè lần này.

Người dân Hà Nội đón nhận chương trình này trong khi thành phố đang chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm lịch sử. Nhưng cũng chính người dân thành phố băn khoăn: những người bán hàng rong nghèo, rồi sẽ sinh sống ra sao?

Nhiều qui định mới

JPEG - 79.1 kb

Tháng Sáu có nhiều thông tin, qui định, nghị định liên quan trực tiếp đến cuộc sống của giới lao động Việt Nam.

Trước hết là thông tin về việc công nhân phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp đình công “sai luật.” Tiếp theo là lệnh cấm xe tự chế cũng như xe ba gác. Và sau cùng là quyết định cấm bán hàng rong trên một số tuyến đường Hà Nội.

Ngày 1 tháng Bảy, sáu mươi hai tuyến đường tại Hà Nội bị cấm bán hàng rong, cấm kinh doanh, và cấm để xe dưới lòng đường cũng như trên vỉa hè.

Thành phố Hà Nội huy động tất cả các lực lượng vào cuộc “tái lập trật tự vỉa hè.” Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố cho biết không chỉ các lực lượng chức năng xử phạt vào cuộc, mà cả hệ thống chính trị cũng tham gia tuyên truyền.

Đại diện Sở Công Thương Hà Nội, bà Nguyễn Thị Như Mai, nói với báo chí rằng 62 trong số 670 tuyến đường Hà Nội sẽ nằm trong khu vực cấm. Và việc chỉ cấm khoảng 1 phần 10 tuyến phố là giải pháp để người bán hàng rong vẫn còn nơi buôn bán.

Chính quyền sẽ dần dần làm thêm sau khi có thêm chợ và các bãi đậu xe. Điều này có nghĩa, là khi lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực, thì các tuyến phố khác, rất có thể sẽ có thêm một đội quân bán hàng rong mới xuất hiện. Liệu “trật tự vỉa hè” được tái lập ở nơi này, nhưng sẽ xuất hiện ở nơi khác ?

Bao giờ dân có chợ?

JPEG - 36.7 kb

Thông tin của giới chức thành phố cũng khiến dư luận ngạc nhiên, và tự hỏi, tại sao không xây chợ trước, rồi sau đó hãy ban hành lệnh cấm? Trong khoảng thời gian từ khi có lệnh cấm, cho đến khi xây xong chợ, người lao động sẽ sinh sống ra sao? Và cho đến bao giờ thì chợ mới được xây xong?

Một cư dân Hà Nội cho biết khi lệnh cấm bán hàng rong bắt đầu có hiệu lực, thì thành phố vẫn còn nghiên cứu vấn đề… xây chợ.

“Thành phố còn đang nghiên cứu giải quyết, để qui định người ta tập trung vào một nơi, có sắp xếp của thành phố hẳn hoi. Chợ thì chưa có, mà nghe nói phải có đất thì mới qui hoạch.

Chợ thì có nhiều mà chưa qui hoạch được. Những người lao động từ nông thôn ra bán hàng rong ở vỉa hè, kiếm ăn hàng ngày, họ cũng đang lo cuộc sống lắm.”

Cuộc “tái lập trật tự” vỉa hè Hà Nội không chỉ áp dụng với người bán hàng rong. Tất cả mọi hoạt động mua bán, kinh doanh, sinh sống, trên vỉa hè đều bị cấm. Trong những sinh hoạt này, không phải loại hình nào cũng cần có chợ.

Bài phóng sự đăng hồi giữa tháng Sáu trên VietNamNet kể rằng, một người đàn ông quê Thái Bình, không biết chữ, kiếm sống tại Hà Nội bằng nghề bơm xe đạp cho sinh viên, cũng bị xếp vào diện buôn bán trên vỉa hè.

Diện tích mà người đàn ông này “chiếm dụng” bằng đúng nửa viên gạch lát vỉa hè để dựng cái ống bơm xe. Không biết người đàn ông này, rồi đây, sẽ bơm xe kiếm sống ở đâu? Mai mốt có chợ rồi, những sinh viên đi học buổi sáng, có dắt bộ xe đạp đến chợ để tìm cho ra sạp hàng của ông mà thuê bơm xe không?

Hoàn cảnh của người đàn ông này không phải là duy nhất. Cư dân Hà Nội cho rằng, những người bán hàng rong này, họ đều là người nghèo cả:

“Trước mắt, cá nhân phải tự giải quyết. Thành phố đã có qui định được đâu. Từng cá nhân phải lo tự giải quyết. Họ đều là người nghèo cả.”

Mất kế mưu sinh

JPEG - 65.5 kb

Hà Nội có 10 ngàn người bán hàng rong. Một phần lớn trong số này là dân nông thôn, vào Hà Nội buôn bán kiếm sống. Sáu mươi hai tuyến phố bán hàng rong không phải tự dưng mà có.

Hàng rong cũng theo qui luật cung cầu. Người bán không ngồi một chỗ chờ khách. Họ tự tìm đến nơi có khách để bán! Đẩy những người bán hàng rong ra các tuyến phố còn lại cũng là một cách “giãn” kẹt xe, giảm tình trạng mất trật tự.

Nhưng các tuyến phố khác có nhu cầu đủ lớn để người bán hàng mưu sinh? Người dân các tuyến phố khác có sẵn lòng chấp nhận tình trạng “nhập cư” của đội quân hàng rong vào địa phương mình? Và liệu những người đang bán hàng rong tại các phố này có chấp nhận một sự cạnh tranh mới?

Quyết định cấm hàng rong, rõ ràng, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhiều người và nhiều thành phần xã hội. Một phụ nữ làm việc tại ngõ Hội Vũ, Quận Hoàn Kiếm, trình bày:

“Nếu như nhà nước giải toả được cho đường phố đẹp, môi trường đẹp thì người dân chúng tôi rất đồng tình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tôi cũng lo cho những người có cuộc sống khó khăn, thì sao vậy đây? Tôi rất mong muốn nhà nước tạo quang cảnh đẹp những cũng phải tìm cách tập hợp cho người dân có chỗ làm ăn sinh sống.”

Trả lại trật tự, giải quyết kẹt xe cho 62 tuyến phố là một lợi ích. Thế nhưng, có phải hàng rong là yếu tố quan trọng duy nhất đưa đến kẹt xe? Giải quyết hàng rong có giải quyết được nạn kẹt xe? Liệu có hay không, tình trạng người bán hàng vẫn cứ bán ở chỗ cũ, và sẽ thi nhau chạy trốn mỗi khi lực lượng công an xuất hiện?

Có nhiều, rất nhiều, những phân tích lợi – hại cần được tiến hành trước khi một quyết định như quyết định cấm bán hàng rong được ban hành. Nhưng câu hỏi cần trả lời ngay ngày đầu tiên, là “những người bán hàng rong sẽ sinh sống ra sao?”

Những người bán hàng rong cũng cần sinh sống. Họ cũng cần tiền để chi dùng cho bao nhiêu nhu cầu thiết yếu, trong đó có việc nuôi nấng con cái, cho chúng đến trường.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…