Chứng Khoán Việt Nam Đi Xuống

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chứng Khoán Việt Nam Đi Xuống,
Giới Đầu Tư Mua Bán Bằng Những Đồng Bạc Khiêm Tốn
Bill Bonner, The Daily Reckoning Australia, 30/6/08.

Khánh Ðăng lược dịch.

“Tôi, Franklin D. Roosevelt, Tổng thống Hoa Kỳ, tuyên bố rằng tình trạng khẩn cấp được đề cập vẫn tiếp tục tồn tại và theo đúng như đã đề cập …”

Với những lời bạo dạn như trên, vị tổng thống của thời kỳ kinh tế suy thoái của Hoa Kỳ đã mạo hiểm từ kém may mắn đến phản bội. Sắc lệnh do ông ta ban hành vào ngày 5/4/1933 để tịch biên vàng, tài sản hợp pháp của tư nhân, lúc đó được định giá là 20.67 Mỹ kim một ounce. Rồi vào tháng 1/1934, vị Tổng thống Hoa Kỳ lại sửa giá vàng lại ở mức 35 đô la. Ðột nhiên, đồng đô la Mỹ bị mất giá đến 69.3 phần trăm.

Không biết cái hành động ăn cắp trên toàn quốc này làm cho nền kinh tế được tốt hơn hay xấu đi thì chúng ta không thể nói được. Mãi cho đến sau Thế chiến thứ II thì nền kinh tế mới hoàn toàn hồi phục lại bước chân muà xuân. Và giá cổ phần chứng khoán Hoa Kỳ đã không quay trở lại tầm cao của năm 1929, cho đến năm 1950.

JPEG - 7.3 kb

Nhưng khó mà có một hành động nào của chính phủ quá dại dột hoặc vụng về để các chính trị gia sau đó phải trình bày lại lần thứ hai. Tuần này, chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã bước vào một vị trí quan trọng. Việt Nam mới đây đã trở thành nước nhập cảng vàng thoi lớn nhất thế giới. Giới đầu tư và các gia đình mua thứ kim loại màu vàng này cho cùng một lý do giống nhau mà mọi người luôn luôn làm – như một cách để tự bảo vệ khỏi những tờ giấy lộn. Giấy lộn đề cập ở đây được gọi là “đồng”, đơn vị tiền tệ chính thức của nước CHXHCN Việt Nam. Mới gần đây, đồng bạc Việt Nam đã bị mất giá trị đối với giá tiêu dùng ở tỷ lệ 25 phần trăm một năm.

Cách đây một năm, một người đầu tư điển hình của Việt Nam có thể đến với thị trường chứng khoán vì sự an toàn … và tăng trưởng. Nhưng thị trường chứng khoán của Việt Nam sụt từng ngày vào tháng Năm và xuống đến gần 60% kể từ tháng Giêng. Hoặc có thể người đó đã mua bất động sản. Quỷ thần ơi, sự suy sụp kinh tế mới đây đụng vào thị trường bất động sản Hà Nội giống như những pháo đài bay B-52 của Richard Nixon. Giá các căn hộ (apartment) ở các trung tâm thương mãi, theo ngân hàng đầu tư Morgan Stanley thì cho đến nay đã rơi xuống còn phân nửa. Còn đồng đô la, một nơi ẩn náu chung của những món tiền mờ ám thì như thế nào? Ðồng bạc Việt Nam đã bám theo khá gần đồng đô la, nhưng nó chắc phải cảm thấy như là bị còng tay chung với một người bị bệnh hủi. Kể từ thời kỳ Roosevelt, đồng đô la đã bị hạ thấp xuống từ 1/20 của một ounce vàng xuống còn 1/1000. Bằng tiền đồng Việt Nam hoặc bằng đồng đô la, thì giá vàng trung bình hiện thời trong năm nay là 250 trên mức giá trung bình của cùng thời gian vào năm ngoái — một sự mất mát đến 37% đối với giá trị của tiền giấy.

JPEG - 94.7 kb

Nhưng cách nay một năm, toàn thế giới vẫn còn là một nơi nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Việt Nam rất may mắn nên mọi người phải đeo kiếng mát ngay cả khi ở trong nhà. Việt Nam là một “phép lạ kế tiếp của Á Châu”, với tỷ lệ tăng trưởng hơn 7% trong cả thập niên qua. “Trẻ trung, thịnh vượng và tự tin” là điều mà báo The Economist đã mô tả. Mức lương bổng hầu như không bằng phân nửa của bên Trung Quốc. Và năng suất kinh tế phát triển nhanh hơn. Ðiện Biên Phủ và các chuồng cọp đã bị lãng quên; đầu tư nước ngoài lăn vào như những chiếc xe Mercedes mới toanh được đưa xuống khỏi một chiếc tàu chở hàng.

Nhưng mưa gió bắt đầu. Và không nơi nào những cơn mưa lại đổ xuống nặng nề hơn như trên đường phố Sài Gòn. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện thời suy sụp nhất thế giới trong năm nay.

Người Việt Nam luôn luôn khâm phục người Mỹ. Khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập cho Việt Nam vào năm 1945, sau cuộc cách mạng tháng Tám, thì ông ta đã ăn cắp ý tưởng trực tiếp từ bản Tuyên ngôn Ðộc lập của Thomas Jefferson: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”, ông ta bắt đầu, “Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Không lạ gì khi ngân hàng nhà nước của xứ An nam này đã giải quyết cuộc khủng hoảng mới đây cũng như Franklin D. Roosevelt và Richard Nixon đã giải quyết những trường hợp tương tự ở Hoa Kỳ . Franklin D. Roosevelt đã không giữ lời hứa về nghĩa vụ lịch sử của nước Mỹ đối với chính công dân của họ.; sau năm 1933, họ đã không thể nào đổi được những tờ bạc giấy sang vàng. Richard Nixon đã cứng rắn với người ngoại quốc vào năm 1971; kể từ đó trở đi, nếu người Pháp muốn đổi đô la sang vàng thì họ đã không còn được may mắn. Bây giờ tới phiên ông Dũng đẩy những nhà nhập cảng vàng ra khỏi nghiệp vụ của họ. Ông ta “tạm thời” thu hồi giấy phép không cho nhập cảng thêm vàng, theo tờ Financial Times tường trình.

Trong quá khứ, nếu nền kinh tế Hoa Kỳ hắt hơi thì một quốc gia xuất cảng như Việt Nam sẽ bị sổ mũi. Bây giờ thì chính những liều thuốc lang băm của ông Bernanke, chủ tịch Ban quản trị Ngân khố Hoa Kỳ làm cho nước ngoài phải lảo đảo.

JPEG - 67.5 kb

Vấn đề đối với Việt Nam không còn là việc quá giật lùi về phía sau, nhưng mà là quá sốt sắng. Cả nước phải trả, nhiều hoặc ít, bằng giá cả của thế giới để mua gạo .. và nhận lãnh hậu quả của hệ thống tài chánh đặt căn bản trên đồng đô la của ông Nixon. Nhưng một số thì yếu đuối hơn những kẻ khác. Với nhập cảng và xuất cảng tương đương với 160% của tổng sản phẩm nội địa (GDP), Việt Nam có một trong những nền kinh tế toàn cầu hóa nhất của thế giới và thị trường chứng khoán của Viêt Nam phải chịu hậu quả. Khi Ngân khố Liên bang cố gắng kích thích nền kinh tế Hoa Kỳ với tín dụng lỏng lẻo, thì thanh khoản (liquidity) dư thừa lôi kéo giá cả ở Hà Nội tăng lên nhanh hơn ở Houston.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đặt tỷ lệ lạm phát trung bình trên toàn thế giới ở mức 3.9% vào năm ’07 và 4.7% cho năm ’08. Nhưng các thị trường mới nổi lên phải chịu đựng những tỷ lệ lạm phát cao hơn – hầu như 12% theo IMF. Lý do cho điều này thì đơn giản thôi: các thị trường đang nổi lên là những nơi nhập cảng nguyên liệu thô to lớn, để chế tạo thành những sản phẩm hoàn hảo. Và không giống như Hoa Kỳ, nền kinh tế của họ vẫn còn đang nóng hổi –do đó đẩy áp lực mức lương bổng đi lên. Cộng thêm vào đó, thực phẩm thì chiếm gần một phần ba ngân sách gia đình trong các thị trường mới nổi lên; còn ở Hoa Kỳ và Âu Châu, thực phẩm chỉ chiếm phân nửa mức như vậy. Khi giá cả hàng hóa và thực phẩm tăng vọt, tính theo đồng đô la, thì giá sinh hoạt cũng tăng theo.

JPEG - 63.5 kb

“Giới đầu tư Việt Nam đã có một quyết định hữu lý khi cho rằng đây là cái hàng rào chống lại nạn lạm phát cao ngất và một đồng đô la yếu kém”, theo giám đốc công ty đầu tư tài chánh Dragon Capital, đặt tại TPHCM, nói với báo Financial Times. Người Việt Nam có linh cảm về những mối nguy sắp xảy ra, cho nên đã mua rất nhiều vàng, việc nhập cảng vàng vào Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi trong năm qua. Trong khi không có người Mỹ hoặc người Việt Nam nào vẫn có thể đổi những tờ giấy bạc của họ sang vàng ở một tỷ giá nhất định, cho đến tuần này, thì họ có thể đổi chác tiền đồng Việt Nam và đô la để lấy vàng, ở một tỷ giá luân chuyển. Giới đầu tư khắp nơi có lẽ cũng muốn có một quyết định hữu lý đó–trong khi họ vẫn có thể quyết định được.

****

Vietnam Stock Exchange Plunges, Investors Trading in What Little Dongs They Have
By Bill Bonner • June 30th, 2008

“I, Franklin D. Roosevelt, President of the United States of America, do declare that said national emergency still continues to exist and pursuant to said…”

With those mealy words, America’s Depression-era president ventured from bad luck into treachery. The Executive Order he issued on the 5th of April 1933 confiscated Americans’ private holdings of gold, then valued at $20.67 per ounce. Then, in January, 1934, the U.S. president fixed the price of gold at $35. All of sudden, Americans’ dollars had been devalued by 69.3%.

Whether this act of nationwide larceny did the economy any good or not, we cannot say. It was not until after World War II that the economy fully recovered the spring in its step. And U.S. stock prices didn’t return to their ’29 highs until 1950.

But there is hardly an act of government so foolish or so maladroit that subsequent politicians won’t provide an encore. This week, the government of Nguyen Tan Dung moved to center stage. Vietnam had recently become the world’s largest importer of gold bullion. Investors and householders bought the yellow metal for the same reason people always have – as a way to protect themselves from paper. The paper at issue is called the “dong,” the official currency of the Socialist Republic of Vietnam. Lately, the dong has been losing value against consumer prices at the rate of 25% per year.

A year ago, the typical Vietnamese investor might have turned to the share market for safety…and growth. But the Vietnam stock exchange fell every single day in May and is down nearly 60% since January. Or, he might have bought property. Alas, the recent downturn has hit Hanoi property like Richard Nixon’s B-52s. Apartment prices in commercial centers, according to Morgan Stanley, have fallen in half so far this year. How about the dollar, another common refuge from shady money in sunny places? The dong has stayed fairly close to the dollar; but it must have felt as thought it was handcuffed to a leper. Since the Roosevelt era, the dollar has sunk from 1/20th of an ounce of gold down to 1/1000th. In dong or in dollars, the average price of gold so far this year is 250 above the average price in the same period last year – a loss of 37% in the value of the paper currencies.

But a year ago, the whole world was a sunnier place. Vietnam was so blessed you needed to wear sunscreen even indoors. It was the “next Asian miracle,” with growth rates of more than 7% for the last decade. “Young, prosperous, and confident,” was how The Economist described it. Wages were barely half those in China. And productivity was growing faster. Diem Bien Phu and the tiger cages had been forgotten; foreign investment was rolling in like new Mercedes off a transport ship.

But then, the monsoons began. And nowhere have the rains come down harder than in the streets of Ho Chi Minh City. The Vietnam stock exchange is the world’s worst performer so far this year.

The Vietnamese have always admired Americans. When Ho Chi Minh declared independence for Vietnam in 1945, after the August Revolution, he plagiarized directly from Thomas Jefferson: “All men are created equal,” he began. “They are endowed by their creator with certain inalienable rights; among these are life, liberty and the pursuit of property.”

No wonder the state bank of the Annamites handled this latest crisis just as FDR and Richard Nixon managed similar ones in the United States. FDR reneged on America’s historic obligation to its own citizens; after 1933, they could no longer redeem their paper money for gold. Richard Nixon stiffed the foreigners in 1971; henceforth, if the French wanted to trade their dollars for gold they were out of luck. Now cometh Mr. Dung, putting the gold importers out of business. He “temporarily” withdrew licenses for further imports, the FT reports.

In years past, if the U.S. economy sneezed, an Asian exporter like Vietnam would come down with a cold. Now, it’s Mr. Bernanke’s quack medicine that staggers the foreigners.

The problem for Vietnam is no longer that it is so backward, but that it is so forward. All nations must pay, more or less, the global price for rice…and bear the consequences of Mr. Nixon’s dollar-based financial system. But some are more vulnerable than others. With imports and exports equal to 160% of GDP, Vietnam has one of the world’s most globalized economies and the Vietnam stock exchange feels the consequences. When the Fed tries to stimulate the U.S. economy with loose credit, the extra liquidity drives up prices faster in Hanoi than in Houston.

The IMF puts average inflation worldwide at 3.9% for ’07 and 4.7% for ’08. But emerging markets suffer higher rates of inflation – almost 12% says the IMF. The reason for this is simple enough: emerging markets are big importers of raw materials, which they turn into finished products. And unlike the United States, their economies are still running hot – which puts upward pressure on labor rates. Also, food is nearly a third of family budgets in emerging markets; in the U.S. and Europe, it is only half as much. Since commodity prices and food have soared in dollar terms, so has the cost of living.

“Vietnamese investors have taken a rational decision that this is a hedge against higher inflation and a weak dollar,” said a director of Dragon Capital, based in Ho Chi Minh City, to the Financial Times. The Vietnamese, seeing the handwriting on the wall, bought so much gold, imports of the metal into Vietnam more than doubled in the last year. While neither Americans nor Vietnamese can still redeem their paper currencies for gold at a fixed rate, up until this week, they could both trade in their dongs and dollars for gold, at a moving rate. Investors everywhere might want to make that rational decision too – while they still can.

Bill Bonner
The Daily Reckoning Australia

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…