Tôi, Mục Sư A Đung, Vẫn Còn Sống

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính gởi cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại,
Kính gởi quý cơ quan truyền thông của người Việt hải ngoại,

Tôi tên là A Đung, sinh năm 1968 tại xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum là mục sư, tổng quản nhiệm giáo hạt Mennonite Sa Thầy.

Trước hết cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn đối với quý cơ quan truyền thông, các đài báo của người Việt nam tự do ở hải ngoại đã kịp thời loan tin về trường hợp mất tích của tôi vào ngày 03 tháng 6 vừa qua tại thủ đô Nam Vang, để mật vụ của cộng sản Việt nam tại Cambodia không thể thủ tiêu tôi, mà chỉ dẫn độ tôi về Việt nam để chịu án. Nhờ vậy mà đến nay tôi vẫn còn sống để gởi đến quý diễn đàn, quý đài báo và cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại những lời cảm ơn chân thành này, cùng những lời tố cáo tội ác của bọn mật vụ CSVN và bọn Việt gian chó săn cộng sản Việt nam tại Cambodia.

Kính thưa quý đài báo và quý độc giả, đào thoát khỏi địa ngục Việt nam gần một năm qua, những tưởng tìm được tự do một các đúng nghĩa sau một cuộc hành trình quá ư gian truân và nguy hiểm, nhưng từ địa ngục Việt nam bao la, tôi lại bị rơi vào địa ngục nhỏ hơn, và cũng không kém phần man rợ: Trại Tỵ Nạn Số 3, tại Tưk Thla, Phnom Penh, Cambodia. Gần một năm trời được sự chở che của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc trong trại là ngần ấy thời gian tôi sống kiếp đọa đày nửa người nửa ngợm với đủ những trò hành hạ của các nhân viên bảo vệ an ninh người Khmer gốc Bắc Việt và với đủ những lời đe dọa thóa mạ của các nhân viên Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cũng người bản xứ Khmer gốc Bắc Việt.

Gần một năm trời, chúng tôi không được ngó ngàn, không được phỏng vấn để cấp quy chế tỵ nạn, mà mỗi tuần đều phải chứng kiến cảnh những người cùng hội cùng thuyền bị cưỡng bức hồi hương trong tủi nhục, trong đắng cay và sợ hãi. Để tìm cho bằng được ý nghĩa đích thực của tự do, một nhóm trong số anh em chúng tôi đã quyết định vượt trại, tiếp tục ra đi, tiếp tục đối mặt với những mối hiểm nghèo. 33 người trong số đó, đều là con cái Chúa đủ mọi sắc tộc Tây Nguyên và thuộc nhiều hệ phái Tin Lành khác nhau, đã đến được đất Thái bình an và đang chờ phủ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Tỵ Nạn tại đó quyết định cho số phận của họ: hoặc được cấp quy chế tỵ nạn, hoặc tiếp tục sống ngoài vòng pháp luật. Riêng tôi được một người đồng hương, đang tạm dung cùng trại là thầy Truyền Đạo A-Mosk giới thiệu cho một mục sư của Baptist Việt nam tại Chba Oeum Peuv, Phnom Penh, tên là Phạm Quốc Vĩnh (còn có những tên gọi khác là Lâm Vũ, là Phạm Vĩnh Lợi. Mục Sư Phạm Quốc Vĩnh này tiết lộ với tôi rằng ông ta là cộng tác viên đắc lực của Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Phnom Penh, mỗi tuần đến làm việc ở văn phòng này không dưới 5 lần), người mà tôi đã quá tin tưởng để trút hết nổi lòng và rồi đem hết trứng giao cho ác. Khuya Chúa Nhật rạng ngày thứ Hai, tôi và gia đình vượt rào khi các nhân viên an ninh đang say ngủ. Tôi tìm đến Hội Thánh của Mục sư Phạm Quốc Vĩnh và được ông đón tiếp thật niềm nở.

JPEG - 42.1 kb
Mục sư Phạm Quốc Vĩnh.

Đến trưa, mục sư Phạm Quốc Vĩnh đưa tôi đến gặp ông Vũ Hứa Kháng, một người Thanh Hóa có 8 bà vợ, tự phong là mục sư và Bác sỹ. Ông Kháng đã đưa tôi đến thuê nhà trọ tại khu vực Bưng Cót, thuộc quận Toul Kok, cách Đại Sứ Quán Pháp khoảng 250 mét. Đến chiều thứ Hai, ông Kháng đưa đến cho tôi 10 kg gạo và một bếp gas du lịch, rồi cùng tôi đi uống café. Đến 3 giờ chiều ngày Thứ ba, 03 tháng 6, mục sư Phạm Quốc Vinh gọi điện thoại cho biết là đang trên đường tới nhà tôi uống café. Tôi đã đón mục sư Vinh vào cho biết nhà, sau đó chúng tôi ra quán gần nhà uống café rồi chia tay nhau khoảng 30 phút sau đó. Đến 5 giờ chiều cùng ngày mục sư Phạm Quốc Vĩnh đã dẫn đường cho một chiếc xe TOYOTA 4 RUNNER màu mỡ gà đến nhà tôi, trên xe có 4 người Việt nam và một người Cambodia làm việc ở Bộ Nội Vụ Cambodia đến bắt tôi. Người Cambodia này với tôi đã biết nhau quá rỏ, vì hơn gần một năm qua, tôi là đại diện của trại tỵ nạn số 3, còn ông ấy là bố đẻ của một nhân viên IFDO, cô Đa Ra, người mà hằng ngày vẫn có quan hệ công việc với chúng tôi. Chúng tôi bị trói tay ra sau lưng và đưa lên xe trước sự tò mò của nhiều người dân bản xứ và trước sự hoang mang lo sợ của một số người Việt tạm cư chung quanh. Riêng tôi và gia đình hết sức ngỡ ngàng khi nhìn thấy trong số những người đến bắt tôi có cả Phạm Quốc Vĩnh và Vũ Hứa Kháng. Chúng tôi ngỡ ngàng vì mới mấy giây trước đó tôi vẫn còn tin rằng họ là tôi tớ của Đức Chúa Trời, nhưng đến lúc đó thì tôi đã kịp nhận ra chúng chính là ác quỷ, là tay sai của mật vụ CSVN.

Xe của lực lượng mật vụ Việt nam đã đưa tôi về trụ sở củ Bộ Công An Việt nam tại thành phố Hồ Chí Minh ngay trong đêm đó. Họ đã thẩm vấn, điều tra chúng tôi suốt cả đêm. Chúng tôi lại sợ hãi, lại ngỡ ngàng khi các nhân viên điều tra đưa cho tôi xem giấy bảo trợ mà Giáo Sư Nguyễn Chính Kết gởi cho tôi qua email của Phạm Quốc Vĩnh, có luôn cả bản dịch ra Tiếng Khmer. Lần này tôi ngỡ ngàng vì cứ nghĩ rằng nhất định cơ quan điều tra của cộng sản Việt nam là Tiên, là Thánh, mới giỏi đến mức này. Họ có những tài liệu mà giáo sư Nguyễn Chính Kết gởi cho tôi qua hộp thư của Vĩnh và nhờ y chuyển lại cho tôi, những thay vì chuyển cho tôi, thì Vĩnh lại chuyển cho Bộ Nội Vụ Cambodia, cho đại sứ quán Việt nam và bộ công an Việt nam!

JPEG - 51.3 kb
Mục sư & Bác sĩ Vũ Hứa Kháng.

Sau 10 ngày tạm giam để điều tra tại công an tỉnh Kon Tum, tôi đã được đưa về địa phương để đấu tố và hiện đã được “hưởng lượng khoan hồng” của đảng và nhà nước “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Lầm Than – Đập Dập Tự Do Hạnh Phúc” bằng một bản án quản thúc một năm tại gia. Hôm nay, được biết trên trang nhà của đài Á Châu Tự Do, có bài của Phóng Viên Đổ Hiếu phỏng vấn Mục sư Phạm Quốc Vĩnh về trường hợp mất tích của tôi. Tôi thật nực cười khi thấy sự trơ tráo của Vĩnh khi chối bỏ mọi mối quan hệ với tôi, cũng như chối bỏ vai trò chủ lực của ông ấy trong việc bắt cóc tôi và gia đình, trong việc bán đứng tôi cho cộng sản Việt nam! Liệu trước tôi, những trường hợp mất tích của những người tỵ nạn khác như Đại Đức Thích Trí lực, nhà hoạt động chính trị đối lập Hồ Long Đức và nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ, thì Phạm Quốc Vĩnh và Vũ Hứa Kháng có vai trò gì chăng ? Liệu những người tỵ nạn Việt nam đang tạm dung tại Cambodia, ai sẽ là nạn nhân tiếp theo của hai con thú đội lốt người này?

Phạm Quốc Vĩnh ơi! Vũ Hứa Kháng ơi! Rồi đây, trước mặt Đức Chúa Trời trong ngày phán xét, hai người sẽ phải trả lời ra sao với Chúa về những tội ác do chính mình đã gây ra cho đồng loại, cho những nạn nhân của chế độ cộng sản Việt nam chúng tôi? Chúng tôi cũng không thể hiểu được liệu Mục sư Trương Công Trí và Giáo Hội Tin Lành BGC- Thế Giới Tình Thương- của Mục Sư Trí là nhà bảo trợ của Hội Thánh Baptit Việt nam tại Cambodia, là nhà bảo trợ của Kháng và Vĩnh, có liên đới trách nhiệm trong việc hai nhân sự của ông đã bán mình cho quỷ dữ để bức hại chúng tôi hay không.

Ngày 21 tháng 6 năm 2008
Khối Knar, Sa Bình, Sa Thầy Kon Tum
Mục sư A Đung

JPEG - 55.2 kb
Mục sư A Đung (mặc áo thun trắng) tại Nam vang.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.