Những Thủ Pháp Của Đảng Ở Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bài của CARLYLE A. THAYER
Từ tờ TODAY’S WALL STREET JOURNAL ASIA
Ngày 19-6-2008
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

JPEG - 6.9 kb

Việt Nam đã giành được danh tiếng như là một xã hội đang đi tới theo xu hướng cấp tiến, một quốc gia có khuynh hướng cải cách đang rũ bỏ nhanh chóng những gốc gác Cộng sản của mình. Đầu tư nước ngoài đang đổ vào như thác lũ, và mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bỏ xa các láng giềng của nó. Phần lớn trong những bước tiến triển này có thể được cho là thuộc về vị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năng nổ của nó, người đã thực hiện cuộc cải cách và những nỗ lực chống tham nhũng là một vấn đề được ưu tiên kể từ khi ông nhậm chức năm 2007. Song bất chấp hình ảnh mang màu sắc cấp tiến của mình, ông Dũng đang phải chiến đấu trên một trận chiến gian nguy – và gặp phải nhiều thất bại.

Nắm lấy trước tiên mặt trận chính giữa những nhân vật bảo thủ và những người cấp tiến: đó là báo chí. Phái cấp tiến không ngả theo bất cứ biện pháp ủng hộ nào cho một nền báo chí hoàn toàn độc lập. Thế nhưng họ coi một hệ thống truyền thông phần nào đó được tự do như là một công cụ có tiềm lực hữu ích cho việc khống chế vấn nạn tham nhũng và như vậy sẽ tối giản được những nguồn gốc bất mãn tiềm tàng trong dân chúng đối lập với quyền lực của đảng. Phái bảo thủ thậm chí còn coi báo chí tựa như một mối thách thức không thể chấp nhận đối với đảng, và giờ đây những người bảo thủ có vẻ đang chiến thắng.

Tháng trước, hai nhà báo – Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên, và Nguyễn Văn Hải của Tuổi Trẻ – đã bị bắt và cáo buộc đã lạm dụng chức vụ quyền hạn. Cả hai nhà báo này đã điều tra về một vụ bê bối tham nhũng tại Bộ Giao thông liên quan tới việc tham ô 7 triệu Mỹ kim được đem đi cá độ những trận bóng đá Âu châu. Chiếu theo luật pháp Việt Nam thì các nhà báo này có thể bị giam giữ trong bốn tháng trước khi các cáo trạng được tống đạt và nếu bị kết án thì họ sẽ phải chịu một mức án tối thiểu là một năm tù giam.

JPEG - 14.1 kb

Những vụ bắt giữ này báo hiệu nhiều điều hơn là chỉ như một cuộc đàn áp báo chí. Chúng nhấn mạnh tới tình trạng thiếu kiểm soát của Thủ tướng Dũng đối với các cơ quan quyền lực thực sự quan trọng nằm bên trong bộ máy thư lại của Đảng. Ví dụ như phe bảo thủ kiểm soát bộ Thông tin và Truyền thông, nơi cũng giám sát cả hệ thống kiểm duyệt báo chí. Năm 2007, họ đã hạn chế những nỗ lực của ông Dũng đưa những nhân vật thân tín trẻ tuổi hơn vào Nội các. Họ còn ngăn chặn việc bổ nhiệm viên thư ký của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt vào vị trí bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông mới được thành lập. Thay vào đó, Lê Doãn Hợp, một nhân vật kỳ cựu trong giới bảo thủ của đảng xuất thân từ tỉnh Nghệ An quê hương của Hồ Chí Minh đã được chọn lựa.

Được lãnh đạo bởi Tổng Bí thư Đảng Nông Đức Mạnh, những người bảo thủ ở Việt Nam có một cơ sở chính trị chắc chắn. Họ tạo nên một khối có ảnh hưởng lớn trong Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương, nơi mà lực lượng công an có những đại diện có thế lực. Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh đã nhận được số phiếu bầu cao thứ hai sau ông Mạnh từ Ban chấp hành Trung ương mới được bầu tại Đại hội đảng toàn quốc gần đây nhất vào năm 2006. Trong tám thứ trưởng mới được bầu vào Ban chấp hành Trung ương thì có tới ba người là thuộc Bộ Công an. Họ đặt nặng vấn đề ổn định chính trị và sự tiếp tục cương vị của mình lên trên tất cả yêu cầu khác, và lo lắng tới tình trạng bất lực của Thủ tướng Dũng trong việc xử lý có hiệu quả đối với tình trạng lạm phát gia tăng và những rủi ro khác trong xã hội.

JPEG - 22 kb

Ông Dũng cũng đang nhanh chóng mất đi sự ủng hộ rộng rãi trong dân chúng. Nhiều người Việt Nam sống tại các đô thị đã trở nên thất vọng trước nỗi bất lực của ông Dũng khi ứng phó với vấn nạn ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông hay tham nhũng. Mới đây nhất, nạn lạm phát đã giáng cú đòn nặng nề vào túi tiền của họ. Đương nhiên, tình trạng này không hoàn toàn do lỗi của ông Dũng. Kể từ khi nhậm chức vào năm ngoái, ông đã bổ nhiệm một ban chỉ đạo cấp cao để chặn đứng tình trạng tham nhũng và công khai nhấn mạnh rằng Bộ Công an phải tăng cường hoạt động điều tra của mình trong những vụ tham nhũng có liên quan tới các giới chức chính quyền cao cấp. Song những nỗ lực này đã sớm bị chặn đứng bởi sự chống đối từ những người bảo thủ.

Có nhiều mối đe dọa trong cuộc chiến quyền lực này. Những người bảo thủ trong đảng đã giới hạn tiến trình mở cửa với bên ngoài của Việt Nam bằng việc quả quyết rằng những vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo là một phần trong âm mưu diễn biến hòa bình. Nói cách khác, họ đã cố gắng gây kinh hãi với phạm vi rộng lớn hơn cho ban lãnh đạo đảng bằng ý niệm rằng nền kinh tế cởi mở, đặc biệt trong quan hệ với Hoa Kỳ, chắc hẳn sẽ dẫn tới việc cởi mở về chính trị. Theo luận điểm này, các thế lực thù địch ở bên ngoài đã móc nối với những nhà bất đồng chính kiến trong nước nhằm lật đổ hệ thống chính trị độc đảng của Việt Nam. Chung cuộc nó đã trở thành một tiến trình cải cách theo kiểu khởi động, rồi lại dừng.

Cánh bảo thủ trong đảng còn nắm được một vai trò vững chắc trong việc thành lập các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Vào cuối năm ngoái những cuộc biểu tình chưa từng thấy của các sinh viên chống Trung Quốc đã nổ ra tại Hà Nội và Thành phố Sài Gòn (HCM) qua những vấn đề trên Biển Nam Trung Hoa. Khi ông Mạnh viếng thăm Bắc Kinh để có những cuộc hội kiến ở cấp cao, giới bảo thủ trong đảng đã lợi dụng cơ hội để nâng cao các mối quan hệ giữa hai đảng trong đó có các quan hệ trên lĩnh vực ý thức hệ tư tưởng.

Trong mấy tháng nay có những tin đồn rằng những rạn nứt bên trong đảng đã trở nên quá ư khốc liệt đến nỗi một đại hội đảng giữa nhiệm kỳ có thể sẽ được tổ chức để hóa giải chúng. Trong lịch sử đảng này, chỉ duy nhất một đại hội thuộc loại đó đã được triệu tập vào năm 1994. Nếu như cuộc họp này được tổ chức thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nhận ra rằng vai trò lãnh đạo cùng các chính sách của ông sẽ phải chịu nhiều chỉ trích. Điều đó cũng là biểu trưng cho một thất bại đối với những nỗ lực lâu dài của Việt Nam nhằm nới lỏng sự kiểm soát của đảng trên cả nước và phát triển một hệ thống tự chịu trách nhiệm ở cấp bộ.

Đối với Việt Nam, để có thể thành công trên con đường hiện tại, vấn đề sống còn phải thuộc về tay các đại biểu Quốc hội, chứ không phải từ những người theo đường lối bảo thủ của đảng đứng ở hậu trường ra lệnh bằng cách phô bày quyền lực của họ trong việc xem xét các chính sách của chính phủ và nhiệm vụ của thủ tướng. Nếu các đại biểu quốc hội không làm được điều đó thì những thành công gần đây của Việt Nam có thể sớm bị chấm dứt.

Ông Thayer là giáo sư chính trị học của trường đại học University of New South Wale và Học viện Quốc phòng của Úc tại Canbera.

****

Hanoi Party Tricks
By Carlyle A. Thayer (*)
Thursday, June 19, 2008 – Editorials & Opinion
The Wall Street Journal

Vietnam has earned a reputation as a progressive, reform-minded nation that is fast shedding its Communist roots. Foreign investment is pouring in, and Vietnam’s economic growth outstrips that of its neighbors. Much of this progress can be attributed to its dynamic prime minister, Nguyen Tan Dung, who has made reform and anticorruption efforts a priority since taking office in 2007. But despite Mr. Dung’s progressive image, he is fighting an uphill battle—and often losing.

Take, first, the key battleground between conservatives and progressives: the media. Progressives don’t by any means favor a fully independent media. But they do view a somewhat free media as a potentially useful tool for policing corruption and thus minimizing potential sources of popular discontent with party rule. Conservatives view even that as an unacceptable challenge to the party, and for now conservatives seem to be winning.

Last month, two journalists—Nguyen Viet Chien of Thanh Nien (Young People), and Nguyen Van Hai of Tuoi Tre (Youth) newspapers—were arrested and charged with abuse of power. Both had been investigating a corruption scandal in the Ministry of Transport which involved misappropriating $7 million that was bet on European football games. Under Vietnamese law the journalist may be held for four months before charges are brought and if convicted face a minimum of one year imprisonment.

These arrests signal much more than just a media crackdown. They underline Prime Minister Dung’s loose control over the institutions of power that really matter within the Party bureaucracy. Conservative factions, for instance, control the Ministry of Information and Communication, which also oversees press censorship. In 2007, they blocked Mr. Dung’s attempts to promote younger protégés to the Cabinet. They also blocked the appointment of former prime minister Vo Van Kiet’s secretary as minister of the newly created Ministry of Information and Communications. A conservative party veteran from Ho Chi Minh’s home province of Nghe An, Le Doan Hop, was appointed instead.

Led by Party Secretary- General Nong Duc Manh, Vietnam’s conservatives have a solid political base. They form a dominant bloc on the Politburo and party Central Committee, where the public security sector has strong representation. Public Security Minister Le Hong Anh received the second highest number of votes after Mr. Manh from the newly elected Central Committee at the last national party Congress in 2006. Of eight new deputy ministers elected to the Central Committee three were from the Ministry of Public Security. They value political stability and their continuation in office above all else, and are worried about the inability of Prime Minister Dung to deal effectively with rising inflation and other social ills.

Mr. Dung is also rapidly losing popular support. Many urban Vietnamese have become disenchanted with Mr. Dung’s inability to deal with pollution, traffic gridlock or corruption. Most recently, inflation has hit their pocketbooks hard. This, of course, isn’t entirely Mr. Dung’s fault. Since taking office last year, he has appointed a high-level steering committee to tackle corruption and publicly insisted that the Ministry of Public Security step up its investigation into so-called high-profile cases. But these efforts soon stalled, due to opposition from hardliners.

There is a lot at stake in this power struggle. Party conservatives have constrained Vietnam’s opening up by asserting that human rights and religious freedom issues are part of the plot of peaceful evolution. In other words, they have tried to scare the broader party leadership with the idea that economic opening, especially toward the U.S., will inevitably lead to political opening. According to this proposition, hostile overseas forces have linked up with domestic dissidents to overthrow Vietnam’s one-party system. The net effect has been a start-stop reform process.

Party conservatives also have taken a strong role in shaping Vietnam’s relations with China. Late last year unprecedented anti-China student demonstrations took place in Hanoi and Ho Chi Minh city over South China Sea issues. When Mr. Manh visited Beijing for high-level discussions, party conservatives used the opportunity to intensify party-to-party relations including ideological relations.

For several months now there have been rumors that internal party rifts have become so intense that a mid-term party conference might be convened to resolve them. Only one such conference has been held in the party’s history, in 1994. If this meeting were held Prime Minister Dung would find his leadership and policies under attack. It would also represent a setback to Vietnam’s longstanding attempts to loosen party control over the state and develop a system of ministerial responsibility.

For Vietnam to succeed in its present course, it is vital for National Assembly deputies, not back room party conservatives, to assert their authority to review government policy and the stewardship of the prime minister. If they don’t, Vietnam’s recent successes could soon be curtailed.

Mr. Thayer is professor of politics at the University of New South Wales’s Australian Defence Force Academy in Canberra.

Mạng Ý Kiến

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…