Đơn Xin Phép Biểu Tình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đơn xin phép biểu tình
(Theo quy định của pháp luật)
(Đơn gửi lần thứ 2)

Kính gửi: Ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

JPEG - 5.5 kb

Tên tôi là: Phạm Thanh Nghiên (nữ)
Sinh ngày 24/11/1977.
Địa chỉ thường trú: Số nhà 17, Phương Lưu 2, phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Đại diện cho những công dân có tên dưới đây:

Xin gửi tới ông và các cơ quan chức năng do ông điều hành một thỉnh nguyện như sau:

Thưa ông! Tình trạng lạm phát kéo dài từ đầu năm 2008 đến nay, đẩy người dân nghèo và người làm công ăn lương vào cảnh túng quẫn. Các phương tiện thông tin đại chúng đã ghi nhận những cuộc đình công của hàng ngàn công nhân, yêu cầu được tăng lương để theo kịp tăng giá, đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Công nhân không phải lực lượng lao động duy nhất trực tiếp làm ra của cải nuôi sống xã hội, nhưng vì họ may mắn có nơi để bày tỏ thái độ và yêu cầu của mình, đó là nơi họ đang làm việc. Riêng những người lao động, hầu hết là dân nghèo, thường được goị chung là “lao động tự do”, đó là những người buôn bán nhỏ, làm xe ôm, phu hồ, phu khuân vác, thợ cắt tóc, trẻ đánh giầy, người bán hàng rong… như cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã kết luận rất chính xác “chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng trong khi chính họ gần như phải lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra…” đang không có địa điểm để tập trung bày tỏ ý kiến.

Thực tế cho thấy, Chính phủ đã không làm được gì để cải thiện tình hình lạm phát và đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người dân lao động. Xét thấy một cuộc biểu tình, nhằm bày tỏ thái độ và những nguyện vọng chính đáng của người dân lên chính phủ lúc này là vô cùng cần thiết. Trong Hiến pháp Việt Nam, điều 69 có công nhận quyền biểu tình của công dân như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội, biểu tình (theo quy định của pháp luật)”.

Tuy nhiên, thực tế là những công dân Việt Nam tổ chức và tham gia biểu tình chống các hành vi bành trướng, xâm lược lãnh thổ, lãnh hải của nhà cầm quyền Trung quốc, trong thời gian cuối năm 2007 và đặc biệt vào sáng ngày 29-4-2008 đã bị lực lượng cảnh sát Việt Nam khủng bố và đánh đập rất man rợ. Nguyên nhân của các vụ việc trên, theo giải thích của lực lượng công an có nhiệm vụ đàn áp biểu tình là vì điều 69 Hiến pháp, sau khi công nhận ở Việt Nam người dân có quyền biểu tình, thì ở phần cuối có một cụm từ “theo đúng quy định của Pháp luật”. Cụm từ này là lý do để cảnh sát cho rằng những người biểu tình “vi phạm pháp luật” xứng đáng bị đối xử tàn bạo.

Bởi vì ở Việt Nam chúng ta Quốc Hội làm Hiến pháp và luật pháp, nhưng Chính phủ dành quyền giảỉ thích hướng thực hiện nên mới có Nghị định 38/ CP về “Quy định đối với người tổ chức và tham dự biểu tình”. Trong nghị định 38/CP ghi rõ: “Trước khi tổ chức biểu tình xin phép cơ quan chức năng v.v…”

Chiếu theo quy định dưới luật trong Nghị định 38/CP, chúng tôi làm đơn này xin tổ chức một buổi biểu tình. Mục đích, ý nghĩa, thời gian và địa điểm như sau:

1. Mục đích, ý nghĩa: Yêu cầu Chính phủ có biện pháp kiềm chế lạm phát.
(Các băng rôn có những câu mang nội dung trên) 2. Thời gian: trong khoảng 13 h 30’ đến 15h vào ngày 16/7 năm 2008.
3. Địa điểm: Tập trung để xuất hành trước cửa Bưu điện Bờ hồ, sau đó đi vòng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm.
4. Thành phần tham gia: Tất cà người làm công ăn lương, trong đó có cán bộ công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang v.v… ( và bất cứ cá nhân, tập thể nào có nhu cầu).
5. Số lượng người tham gia: Lúc cuộc biểu tình hình thành và xuất phát sẽ có khoảng 200 người. Sau này số người tham gia không tính được trước; vì lạm phát ảnh hưởng đến đời sống hàng triệu người dân.
6. Cuộc biểu tình này diễn ra trên tinh thần ôn hoà, chúng tôi không cho phép người tham gia biểu tình do chúng tôi tổ chức đập phá các cửa hàng, nhà băng… như tại các nước Âu, Phi, Mỹ-la-Tinh, hoặc Thái Lan khi Chính phủ quốc gia họ bất lực trong việc kiềm chế lạm phát và khủng hoảng kinh tế, cũng không để xảy ra mất trật tự, an toàn xã hội và giao thông công cộng.
7. Chúng tôi đề nghị cơ quan công quyền cắt cử lực lượng cảnh sát giám sát và bảo vệ cuộc biểu tình khi đó đã “theo đúng quy định của pháp luật”. Cương quyết trừng phạt những cá nhân có hành vi ngăn cản hoặc phá hoại cuộc biểu tình “ theo đúng quy định của Pháp luật”

Kính cầu được ông chấp thuận trong thời hạn bằng văn bản theo quy định.

Hải Phòng Việt Nam, ngày 17 tháng 6 năm 2008
Đại diện những công dân ký đơn

(Đã ký)

Những người làm đơn đồng ký tên
1/ Phạm Thanh Nghiên- Nghề nghiệp: Tự do- thường trú tại Hải Phòng.
2/ Nguyễn Xuân Nghĩa: nhà văn-thường trú tại Hải Phòng.
3/ Vũ Cao Quận: Cựu chiến binh- thường trú tại Hải Phòng.

Nơi nhận:

- Ông chủ tịch UBND TP Hà Nội.
- Báo An ninh thế giới, báo công an nhân dân (để thông tin)
- Các cơ quan truyền thông nước ngoài (gửi sau 1 ngày).

JPEG - 89.3 kb

JPEG - 76.4 kb

JPEG - 119.4 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.