Ngày Văn Hóa Việt Nam Tại Na Uy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có hơn 600 quan khách, cả Việt Nam lẫn Na Uy đã quy tụ về Sentrum Scene thuộc trung tâm Thủ đô Oslo vào Thứ Bảy, 14-6-2008, để tham dự Ngày Văn Hóa và Đại Nhạc Hội do Trung Tâm Việt – Na Uy (Norsk Vietnamesisk Senter/NVS), Hội Sinh Viên Việt Nam Tại Oslo (Vietnamesisk Student Foreningen i Oslo/VSO), Đoàn Thanh Thiếu Niên Phan Bội Châu (Vietnamesisk Ungdonsforeningen Phan Boi Chau/PBC) và Liên Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam Tại Âu Châu (European Union of Vietnamese Youth/EUVY) cùng phối hợp tổ chức.

Từ 12 giờ bà con đồng hương đã đổ về địa điểm để cùng thưởng lãm những gian hàng triển lãm mà Ban Tổ chức thiết lập từ sáng sớm. 13 giờ là giờ cao điểm, quan khách tề tựu thật đông đủ, từng tốp người chia nhau xem và tìm hiểu những hình ảnh nói lên ý nghĩa của văn hóa Việt thuần túy. Cùng lúc những hình ảnh thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn của hơn 30 năm về trước, quầy tranh ảnh nghệ thuật cổ truyền Việt Nam, nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, đặc biệt những tác phẩm thơ văn được đơm hoa kết trái ngay trên mảnh đất tạm dung do chính người Việt Nam tỵ nạn sáng tác. Đây là thành quả đáng trân quý của những con dân khi đã lỡ đánh mất quê hương, Tổ quốc. Đồng thời quầy thực phẩm với các món ăn thuần túy Việt Nam cũng được đồng hương chiếu cố tận tình.

JPEG - 101.8 kb

Đến 14 giờ, quan khách bắt đầu rời khỏi vị trí thưởng lãm lần lượt vào hội trường để thưởng thức tài nghệ múa Lân do đội Lân Hoàng Kim Đường biểu diễn khi tiếng trống Lân giục giã liên hồi trước khi khai mạc.

Trong phần khai mạc, cô Mi Văn đại diện Ban Tổ chức ngỏ lời chào mừng quan khách và trình bày khái quát về ý nghĩa của ngày Văn Hóa Việt Nam hôm nay, qua đó cô Mi Văn nói: “Chúng tôi mong là ngày Văn Hóa Việt Nam sẽ là dịp để người trẻ Việt Nam có cơ hội trực tiếp làm, thấy tận mắt, nghe tận tai, để cảm nhận được những nét đẹp của nền Văn Hóa Việt Nam, để tự hào mình là người Việt Nam…”. Tiếp đến, một đoạn dương ảnh “Thuyền Nhân Vượt Biển” bi thảm sau ngày tang thương mất nước.

Làm công tác từ thiện cũng là nét văn hóa đặc thù của Việt Nam; và việc làm từ thiện của một vị trưởng lão Lê Văn Cư, Hội trưởng Hội Việt – Na Uy Cứu Trợ Bệnh Nhân Phong tại thành phố Stavanger suốt 15 năm qua đã làm cho dân bản xứ phải quan tâm và tận tình giúp đỡ, điển hình dân biểu Peter Skovholt Gitmark luôn hỗ trợ đắc lực trong công tác từ thiện này. Đứng trước đông đảo quan khách, dân biểu Peter Skovholt Gitmark ngoài việc biểu dương thành tích Hội Việt – Na Uy Cứu Trợ Bệnh Nhân Phong, ông cũng không quên ca ngợi sự thành công của cộng đồng Việt Nam tỵ nạn ở Na Uy, nhất là đa số giới trẻ được thành đạt với tỷ số cao so với các sắc dân khác ở học đường. Trong dịp này, cụ Lê Văn Cư cũng được Ban Tổ chức Ngày Văn Hóa Việt Nam trang trọng trao giải thưởng danh dự đối với việc làm bác ái của cụ.

JPEG - 81.6 kb

Trong phần văn nghệ, Quan khách cũng được xem tiết mục trình diễn thời trang Áo Dài Việt Nam thật hấp dẫn với các thân hình uyển chuyển rất “Á Đông” do nhà thời trang Nguyễn Nhung thiết kế. Những tài năng trẻ của Oslo và từ các tỉnh thành thay nhau phụ diễn phần ca vũ nhạc xen kẽ với các tiết mục chính, và đáng ghi nhận hơn hết cử tọa cũng được Ban Tổ chức lần lượt trình bày cho xem các đoạn dương ảnh về những hoạt động đáng kể của Đoàn Thanh Thiếu Niên Phan Bội Châu, Hội Sinh Viên Việt Nam tại Oslo, Trung Tâm Việt – Na Uy và nhất là một Hội đoàn mới được thành lập Liên Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam Tại Âu Châu, với lời chia sẻ và giới thiệu về chủ trương và đường lối hoạt động của đại diện Hội đoàn mình trước sân khấu.

Đóng góp trong Đại Nhạc Hội có những ca sĩ trẻ được ưa chuộng tại hải ngoại, và cả hội trường sau đó đã trở nên lắng đọng với giọng ca cao vút của Diễm Liên, nóng bỏng của Thiên Kim, trầm ấm của Nguyên Khang cùng với ban nhạc Lang Thang điêu luyện tại Oslo. Đến 23 giờ là chương trình dạ vũ kéo dài đến 2 giờ khuya. Và người ta thầm thán phục chưa có một ngày Văn Hóa nào do giới trẻ tổ chức thật đa dạng và phong phú như hôm nay, nhất là chương trình được giới thiệu bằng 2 ngôn ngữ, Việt và Na Uy với các MC trẻ, duyên dáng đã làm cho khán giả thích thú theo dõi. Được biết, đặc biệt số tiền lời thu được trong ngày Văn Hóa Việt Nam hôm nay Ban Tổ chức sẽ sung vào quỹ trợ giúp Dân Oan Khiếu Kiện tại Việt Nam.

JPEG - 59.2 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…