Hai Dân Tộc, Một Giấc Mơ Phục Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
GIF - 7.8 kb

Giữa tháng 5, dân tộc Do Thái sẽ ăn mừng ngày Quốc Khánh của họ. Cách đây vừa đúng 60 năm, vào ngày 14-5-1948, quốc gia Do Thái được chính thức thành hình do một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Ngày lập quốc từ đó đã trở thành ngày Quốc Khánh của dân tộc này. Từ ngày có tên trên bản đồ thế giới cho đến hôm nay, trải qua hơn nửa thế kỳ dài đằng đẵng, đất nước non trẻ này đã phải hứng chịu biết bao nhiêu gian nguy khổ ải. Đã có nhiều cuộc chiến không cân sức diễn ra giữa dân tộc Do Thái chỉ vỏn vẹn vài triệu người, với liên quân của những quốc gia Ả Rập láng giềng có số dân lên đến hàng trăm triệu. Nhưng trong lần giao đấu nào, quốc gia nhỏ bé mang tên Israel cũng khiến cho địch thủ của mình phải ngậm đắng nuốt cay. Vừa dồn nỗ lực vào việc kiến quốc, dân tộc Do Thái vẫn luôn luôn phải nắm vững tay súng để ngăn chặn những âm mưu phá hoại của những tổ chức khủng bố Palestine. Người ta khó mường tượng được rằng, một sắc dân vừa trải qua nạn thảm sát khủng khiếp của Đức quốc xã trong kỳ đệ nhị thế chiến, khi những câu chuyện kinh hoàng về những trại tập trung Holocaust vẫn còn ám ảnh ký ức của nhân loại, thì dân tộc Do Thái đã đứng

JPEG - 12.2 kb

vững trên đôi chân của mình, hướng tất cả sinh lực về tương lai, để xây dựng một đất nước vững mạnh, hùng cường ngay trong lòng những nước Á Rập thù nghịch. Bản trường ca Exodus không còn là những tiếng kêu khóc để tiếc thương một quá khứ bi ai, mà đã trở thành lời kêu gọi những thế hệ tuổi trẻ Do Thái cống hiến sức lực của mình cho việc canh tân đất nước.

Sức mạnh của dân tộc Do Thái đã được hun đúc trong lịch sử kiêu hùng trải dài hơn 3 ngàn năm của họ. Ngay từ trước Thiên Chúa giáng sinh, nước Do Thái đã hiện diện như là một minh định ở trong kinh thánh, và là nơi dung thân của những người thuộc giòng giống Israel. Trong thời gian lập quốc, họ đã hứng chịu biết bao nhiêu cuộc xâm lăng từ các nước láng giềng, của những người Hồi giáo, của nước Babylone, của Ba Tư, Hy Lạp, của đế quốc La Mã hùng mạnh thời đó…. Có những thời gian kéo dài nhiều thế kỷ đất nước Do Thái đã bị ngoại bang xâm chiếm. Biên cương của họ đã bị xóa mờ. Lãnh thổ của họ đã biến mất trên bản đồ thế giới. Nếu không nhờ tinh thần dân tộc mạnh mẽ, có lẽ người Do Thái đã bị mất bản sắc của mình, và đất nước Do Thái đã không thể thoát ách ngoại xâm và tồn tại sau đó.

JPEG - 8.5 kb

Cho đến thế kỷ thứ 20, dân tộc Do Thái vẫn chỉ là những nhóm nhỏ lưu lạc khắp nơi. Bị kỳ thị, bị miệt thị, và ngay cả bị truy diệt, nhưng người Do Thái lúc nào cũng ấp ủ trong lòng giấc mơ phục quốc. Bất cứ ở đâu, làm gì, khi gặp nhau, họ đều giơ cao tay, chào nhau với lời thề phục quốc. Lời thề đó đã được giữ trọn. Ngay khi quốc gia Do Thái tuyên bố thành hình ngày 14-5-1948, hàng trăm ngàn người Do Thái từ nhiều nước trên thế giới đã lập tức trở về, thanh niên nam cũng như nữ, tay cầy tay súng, vừa bảo vệ an ninh cho đất nước, vừa ra sức kiến thiết đất nước cho được phú cường… Những hy sinh của họ đã được đền đáp bằng vị trí của quốc gia Do Thái ngày hôm nay được tôn trọng trên trường quốc tế. Miền đất nhỏ bé không bằng 1/10 lãnh thổ Việt Nam, nằm bên cạnh bờ biển Mediterranne, đã trở thành biểu tượng của tinh thần đấu tranh kiên hùng, không bao giờ bị khuất phục bởi nghịch cảnh.

Dân tộc Việt Nam cũng có quá trình đấu tranh kiêu hùng như dân tộc Do Thái. Trong quá khứ lịch sử hơn 4 ngàn năm, đất nước Việt Nam cũng bị nạn ngoại xâm, lâu dài nhất là một ngàn năm lệ thuộc phương Bắc. Chiến tranh cũng không phải là hoàn cảnh xa lạ đối với người Việt Nam. Gần nhất, mới nhất là cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của đế quốc cộng sản qua tay sai bản xứ là CSVN, để bảo vệ tự do dân chủ cho người dân miền Nam. Cuộc chiến oai hùng đó không may đã mang đến hậu quả bi ai cho người dân Việt qua ngày đau thương uất hận 30-4-1975. Cả nước chìm ngập trong một mầu tang. Cả một dân tộc bị kềm kẹp dưới một chế độ độc tài phi nhân.

JPEG - 37.6 kb

Tuy nhiên, cũng như người dân Do Thái trong những năm dài trước ngày lập quốc, người Việt Nam trong những năm xa xứ hay bị lưu đầy ngay chính trên quê hương của mình, không lúc nào nguôi ngoai giấc mơ phục quốc. Đã có nhiều người đứng lên. Đã có những người hy sinh. Làn sóng đấu tranh không ngừng nghỉ từ hơn 3 thập niên nay đã làm cho chế độ cộng sản phải từng bước thoái lui. Bàn tay kềm kẹp của chế độ đã bị sức chiến đấu của người Việt tước bỏ từng móng vuốt. Người Việt ở đâu, làm gì, khi gặp nhau cũng đều hát vang lời ca “đứng lên đáp lời sông núi”.

Sức đấu tranh của người dân Việt càng bộc phát mạnh mẽ hơn nữa khi thấy đất đai, biển cả của cha ông đang bị xâm lấn. Những ải Nam Quan, những thác Bản Giốc, những vùng mỏ than giáp ranh giới Trung Hoa, những cánh rừng già sát xứ Thượng Lào… tất cả đã bị chế độ cộng sản dâng nhượng cho quan thầy phương Bắc. Và đến cả những quần đảo thân yêu Hoàng Sa, Trường Sa nay cũng trở thành một quận, huyện của chế độ bá quyền Bắc Kinh.

Nặng tay đàn áp người đồng chủng, nhưng lại khiếp nhược trước ngoại bang, nhà cầm quyền cộng sản cho thấy họ chỉ là một phe nhóm táng tận lương tâm, ăn sung mặc sướng trên nỗi đau khổ của người dân, và lấy rừng vàng biển bạc của cha ông làm phương tiện mưu lợi cho mình. Những câu khẩu hiệu vì dân tộc, vì công bằng, bác ái rõ ràng chỉ là những lời lẽ tuyên truyền dối trá… Nhìn thấy hoàn cảnh này, những người còn nghĩ đến quê hương dân tộc không ai không cảm thấy âu lo. Trong ngày đuốc thế vận Bắc Kinh rước qua Sài Gòn 29-4 vừa qua, người ta thấy cờ đỏ của Trung cộng tràn ngập đường phố Sài Gòn. Nếu chế độ cộng sản này còn tồn tại, việc Bắc Kinh chính thức bổ nhiệm một viên quan thái thú để trấn nhậm mảnh đất hình chữ S có lẽ không xa.

JPEG - 55.8 kb

Trong hoàn cảnh nói trên, việc đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài, để một chính quyền dân chủ có thể huy động sức mạnh của toàn dân hầu bảo vệ phần lãnh thổ còn lại, cũng như thu hồi lại những phần đất đã bị mất, là nhu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Vạch rõ bản chất bán nước của tập đoàn cộng sản cũng như lên tiếng minh định Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, là những việc làm vô cùng cần thiết. Hãy đừng để những lời lẽ lạc lõng làm tản lực đấu tranh, như có kẻ lớn tiếng rêu rao cho rằng “chống Trung cộng chiếm Hoàng Sa Trường Sa là làm lợi cho thành phần Việt cộng theo Mỹ!”. Lời lẽ tuyên truyền này nếu không phát xuất từ chính Bắc Bộ Phủ thì cũng từ những kẻ chùm chăn, nằm đắp mền để buông ra những lời ngược ngạo. Người ta thấy gì ở những lời tuyên bố này? Hoặc nó ngầm hóa giải những nỗ lực đấu tranh bảo vệ non sông của thanh niên và người Việt trong và ngoài nước hiện nay. Đừng làm gì cả, để cam chịu cảnh đất đai của tổ tiên vĩnh viễn bị mất. Hoặc nó ngụ ý cho rằng có một thành phần CSVN cũng có lòng bảo vệ đất nước, muốn dựa vào thế của Hoa Kỳ để cưỡng lại bá quyền Bắc phương. Chắc hẳn chúng ta không dễ chấp nhận những lý lẽ này để khoác cho Việt cộng mầu áo dân tộc mà họ không hề có. Người có tinh thần đấu tranh cũng không dễ để cho những lý lẽ này giải giới sức chiến đấu của mình. Vì thế, vẫn chỉ có một con đường, đấu tranh thực hiện dân chủ cho Việt Nam. Hãy tố cáo Trung cộng chiếm đất. Hãy tố cáo Việt cộng bán nước. Với những nỗ lực đấu tranh của mình, người Việt sẽ dựng lại lá cờ Vàng của dân tộc trên đất nước thân yêu, như những bước chân kiêu hùng của người Do Thái tiến về Jerusalem năm nào để hoàn thành giấc mơ phục quốc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.