Chính Sách Khủng Bố Người Dân Của Chính Quyền Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thế nào gọi là khủng bố? Theo định nghĩa của Tự điển Bách khoa Britannica, khủng bố là: “sự xử dụng vũ lực một cách có hệ thống để gieo sự lo sợ trong quần chúng để đạt một mục tiêu chính trị nào đó. Khủng bố từng được xử dụng bởi các nhóm quá khích thiên tả hay thiên hữu, bởi những nhóm chủ trương quốc gia quá khích hay các nhóm tôn giáo cực đoan, những nhóm chủ trương đấu tranh cách mạng xã hội và ngay cả bởi các lực lượng vũ trang của một quốc gia như quân đội, tình báo hay công an cảnh sát.” (Terrorism is the systematic use of violence to create a general climate of fear in a population and thereby to bring about a particular political objective. Terrorism has been practiced by political organizations with both rightist and leftist objectives, by nationalistic and religious groups, by revolutionaries, and even by state institutions such as armies, intelligence services, and police.)

Theo định nghĩa trên, hành động của công an Việt Nam tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội, đối với sinh viên Nguyễn Tiến Nam, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng trong ngày 29/4/2008 là một hành động khủng bố chứ không phải là một hành động duy trì an ninh trật tự .

JPEG - 64.8 kb
Công an hành hung sinh viên Nguyễn Tiến Nam.

Theo lời thuật lại của sinh viên Nguyễn Tiến Nam cho một phóng viên đài Tiếng nói Á châu Tự do (Radio Free Asia –RFA) được phát sóng trong buổi phát thanh sáng ngày 1/5/2008 giờ Việt Nam, thì sáng ngày 29/4/08, nhằm ngày ngọn đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh đến Sài Gòn, anh cùng với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng và một số đồng bào thuộc gia đình các ngư dân ở Thanh Hóa bị hải quân Trung quốc bắn chết đầu năm 2005 cùng với một số dân oan từ Thái Bình và Hải Phòng hẹn nhau tụ tập trước chợ Đồng Xuân để biểu tình chống lại hành động của Trung Quốc cuối năm 2007 đã sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành quận huyện của họ.

Sinh viên Nguyễn Tiến Nam cho biết anh cầm một chiếc cờ có 5 vòng còng số 8 và chữ Olympic Bắc Kinh và cùng các ngư dân và dân oan hô hào đồng bào chung quanh tập trung lại nói lên tiếng nói chống bá quyền Trung quốc. Lập tức công an mặc thường phục kéo đến khóa tay, bóp cổ và tách anh ra khỏi đoàn người biểu tình để đánh đập anh.

Sau đó họ áp tải anh về văn phòng Ban Quản Lý Chợ Đồng Xuân. Tại đây anh Nguyễn Tiến Nam thấy có mặt nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng ở Hà Tây, ông Vi Đức Hồi ở Lạng Sơn, chị Lê Thị Kim Thu, hai sinh viên nữa là sinh viên Ngô Quỳnh và Nguyễn Văn Nhất ở Bắc Giang, và một em học sinh tên là Sơn ở Hải Phòng đã bị bắt đưa về đây trước.

JPEG - 23.5 kb

Công an đã đánh đập anh Nguyễn Tiến Nam một cách dã man từ ngoài chợ vào đến văn phòng chợ đến nổi anh phải nôn oẹ tống tháo thức ăn ra ngoài. Thấy anh bị đánh, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa lên tiếng phản đối, công an bỏ anh Nguyễn Tiến Nam quay sang đánh nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Thấy xót ruột nhà giáo Vũ Hùng lên tiếng bênh vực bảo mấy người công an rằng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã cao niên đáng tuổi cha chú các anh sao các anh lại tàn nhẫn như vậy thì công an quay ra đánh nhà giáo Vũ Hùng .

Sau đó – theo lời của anh Nguyễn Tiến Nam – công an đưa 3 anh Nguyễn Tiến Nam, Nguyễn Xuân Nghĩa và Vũ Hùng về đồn công an phường Đồng Xuân để hạch hỏi, tại đó công an sắc phục đã thẩm vấn và mắng nhiếc cả ba bằng những lời lẽ thô tục cho đến 11 giờ đêm họ mới cho xe công an đưa 3 anh về nguyên quán. Nguyễn Tiến Nam về Yên Báy, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa về Hải Phòng, và nhà giáo Vũ Hùng về Hà Tây.

Về đến Hải Phòng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã ghi lại cảnh công an đấm đá những người biểu tình vì yêu nước qua mấy vần thơ: (www.doi-thoai.com)

Tổ quốc tôi như miếng da lừa
Một lần ước mất đi một ít
Ước phồn vinh: rừng mất cây, biển Đông mất cá
Ước vẹn toàn: Cao nguyên, hải đảo chuyển sang người
Tôi đứng ôn hòa, biểu ngữ chống Bắc Kinh
Người đến đầu tiên lại là cảnh sát
Họ nhìn tôi như nhìn loài chó ghẻ
Tôi ngã rồi họ dựng chúng tôi lên
Những nắm đấm thôi miên vào mặt.
Họ là người Việt Nam như tôi
Ở chung với tôi trên mảnh đất cỗi cằn sỏi đá.
Ở chung với tôi mảnh đất ngàn năm vật vã
Lo sinh nhai, lo giữ chốn sinh tồn.
Tôi nằm lăn ra đất
Nước mắt nuốt vào trong
Lịch sử 4 ngàn năm triều đại nào như thế?
(Nguyễn Xuân Nghĩa – Hải Phòng 1/5/08)

Động thái của công an trong ngày 29/4/2008 đối với 3 anh Nguyễn Tiến Nam, Nguyễn Xuân Nghĩa và Vũ Hùng cần được hiểu như thế nào?

Không thể hiểu là một hành động giữ gìn an ninh trật tự, vì các anh ấy biểu tình bất bạo động và một cuộc biểu tình ôn hòa của trên dưới 10 người không thể làm mất trật tự công cọng. Và cho dù có mất trật tự công cọng công an cũng chỉ có thể dùng những phương tiện chừng mực để tái lập trật tự, chứ không thể dùng bạo lực đánh đập người biểu tình như công an đã đánh đập 3 anh Nguyễn Tiến Nam, Nguyễn Xuân Nghĩa và Vũ Hùng.

Các anh đã không vi phạm bất cứ luật lệ nào, chứng cớ là công an sau khi đánh đập các anh đã không thể truy tố các anh và phải trả các anh về nguyên quán.

Vậy hành động của công an Việt Nam hôm 29/4 không thể hiểu là một hành động vi phạm nhân quyền, mà theo định nghĩa, phải hiểu là một hành động khủng bố. Dùng bạo lực làm cho những người biểu tình sợ không dám biểu tình nữa và gián tiếp khủng bố tinh thần dân chúng nơi chợ Đồng Xuân để không dám tham gia hay bênh vực những người đang bị đàn áp

Những người công an mặc thường phục đánh sinh viên Nguyễn Tiến Nam, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhà giáo Vũ Hùng trước chợ Đồng Xuân và tại văn phòng Ban Quản lý chợ là những quân khủng bố cần được nhà cầm quyền Việt Nam truy tố và xử phát thích đáng theo pháp luật. Nếu không thì chính nhà cầm quyền tại Hà Nội chủ trương chính sách khủng bố.

GIF - 35.2 kb

Đảng Cộng sản Việt Nam thường chụp mũ đảng này, đảng nọ là tổ chức khủng bố một cách vô bằng cớ, trong khi chính họ đã dùng phương pháp khủng bố đối với nhân dân trong nước. Họ đã nâng khủng bố lên hàng chính sách quốc gia. Các quốc gia chủ trương chống khủng bố trên thế giới cần để ý đến hành động có tính chính sách này của đảng cộng sản Việt Nam, và áp dụng các biện pháp chống khủng bố như minh danh tố cáo hai nhân vật nắm bộ máy hành chánh Việt Nam hiện nay là chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là những tên khủng bố, và ít nhất ra lệnh cấm cửa cho đến khi ông Triết hay ông Dũng ra lệnh chấm dứt chính sách khủng bố nhân dân.

Chính quyền Việt Nam không còn là một chính quyền đơn thuần vi phạm nhân quyền của nhân dân như được thế giới hiểu từ trước đến nay mà chính là một chính quyền khủng bố.

Thế giới cần chính danh để cho cuộc đấu tranh chống khủng bố hiện nay trên thế giới trở nên có sức mạnh của một cuộc đấu tranh chống tội ác toàn cầu và đem lại chiến thắng sau cùng cho lẽ phải.

Trần Bình Nam
May 5, 2008

binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

****

Xin Ơn Trên Xót Thương Dân Tộc Việt Nam

(CNLS) 29.4.2008. Khi chính quyền tay sai CSVN đang tưng bừng rước ngọn lửa thiêng của thượng quốc diễu trên đất Sài Gòn, tại Quy Nhơn, người “nhạc sĩ bí mật nhất năm 2007” – Mặc Thiên đã lặng lẽ đốt nhang tưởng niệm những người lính đã chết trên chiến trường cho quê hương và cho tự do.

Khuya 29.4, anh đã gởi cho Chứng nhân Lịch sử bản ghi âm trọn vẹn ca khúc Khấn nguyện với lời nhắn gởi: “Xin hãy bền chí, vững lòng, quét sạch quân tham tàn khỏi quê hương Việt Nam”.

Download bài hát (4mb)

Lời bài hát KHẤN NGUYỆN
Tác giả: Mặc Thiên

Con xin cúi đầu lạy trời cao
Khấn nguyện cùng tổ tiên, xin cho đất mẹ bình yên
Thoát khỏi quân tham tàn đã đang tâm gieo rắt hận thù
Chia rẽ thâm tình quê hương buộc lòng người vượt trùng dương
Phơi thây giữa lòng biển khơi

Đau thương, uất nghẹn lòng hờn căm.
Nước Việt giặc tràn lan. Quân gian kết bè ngoại bang
Chúng chẳng thương dân mình tính toan vơ vét đến tận cùng
Đất nhà tiền của nhân dân, đổ mồ hôi nhọc công lao
Qua bao năm khốn khó nguy nan

Xin ơn trên xót thương dân tộc Việt Nam ban ân sống đời bình an
Không còn đói nghèo lầm than
Bắc Nam chung vai một lòng giữ non sông quê hương vẹn toàn
Nối lại giống nòi yêu thương
Ơn trời những bậc hiền nhân thoát cảnh ngục tù bạo quân
Xa nơi tối tăm nhục hình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.