Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại Đã Và Sẽ Còn Có Người Đặt Ở Vị Trí Như Tôi Vào Hôm Qua?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 3.8 kb
Lê Minh Phiếu.

Không phải là người đang ngủ say, không phải là người không hề biết gì đến ngọn đuốc Olympics, không phải là người chỉ có thể theo dõi hay nhìn hành trình của ngọn đuốc, nhưng cũng không phải là người cầm đuốc. Ngồi trên xe rước đuốc, đeo giấy chứng nhận là người rước đuốc, để rồi khi đi qua nơi mà đúng ra tôi sẽ cầm ngọn đuốc để tôn vinh tinh thần Olympics, tôi lại vẫn ngồi trên xe, ngả người ra ngủ.

Là một người đề cao giá trị của Olympics, bảo vệ sự trong sáng của Olympics, đấu tranh để bảo vệ đến cùng những giá trị cao đẹp do thể thao mang lại mà lịch sử văn minh loài người đã xây dựng nên, đấu tranh để không cho những kẻ bành trướng lợi dụng Olympics để thực hiện những ý đồ bẩn thỉu, cuối cùng tôi lại là người không được (cho) rước đuốc vào phút cuối mà không được thông báo rõ lý do.

Olympics là một giá trị cao đẹp mà lịch sử văn minh của loài người đã tích lũy vun đắp qua hàng mấy nghìn năm. Nhưng, không biết là lịch sử của Olympics này đã có và sẽ có bao người nữa rơi vào trường hợp của tôi vào buổi tối hôm qua?

15h30, Samsung Vina đã đưa tôi đến nơi tập kết, Trung tâm Văn hóa quận Phú Nhuận. Đến đó, tôi được giao lưu vui vẻ với mọi người. Nơi đó, có 2 “đồng chí” Trung Quốc cũng đang trong trang phục của người rước đuốc đang ngồi chờ ở đó với chúng tôi.

Không có ai mang theo máy ảnh, nhưng có nhiều người muốn chụp ảnh để làm lưu niệm. Tôi kêu đứa em trai đi cùng tôi đưa máy ảnh cho tôi. Và tôi đi chụp hình cho những ai muốn. Trong trang phục rước đuốc và với ngọn đuốc trên tay, tôi chụp một vài tấm lưu niệm với những người mà tôi thấy thú vị.

Một không khí vui vẻ, đầy thượng võ. Đến lúc đó, tôi mới thật sự mới hiểu hết lý do tại sao người ta đã tách bạch thể thao với các vấn đề tôn giáo, sắc tộc và chính trị. Đến lúc đó, tôi mới hiểu hết rằng tại sao, thể thao lại có thể gắn kết những người có tôn giáo, sắc tộc, quan điểm chính trị khác nhau lại với nhau. Đến lúc đó, tôi lại cảm thấy thêm tự hào vì những gì mà tôi đã làm để bảo vệ cho sự trong sáng của thể thao trong dịp Olympics 2008 này.

Đến 6h30, xe bắt đầu đưa chúng tôi đến những vị trí chờ để được rước đuốc. Mọi người, trong đó có tôi, đều vui vẻ lên xe. Chỉ có những người được rước đuốc và những người trong Ban tổ chức mới được lên xe.

Đến khi có một người bước xuống vị trí của mình, những người còn lại trên xe đều vỗ tay cổ vũ cho người bước xuống.

Bỗng dưng, tôi nghe loáng thoáng có tiếng cho rằng, Samsung đã hủy việc rước đuốc của 5 người của họ (thật ra thì Samsung có đến 6 người rước đuốc). Tôi không tin vì lúc đó, đã có anh Nguyễn Chiến Thắng, là 1 người của Samsung đã xuống xe và đứng ở vị trí rước đuốc của anh. Nhưng, những người trên xe khác lại nhôn nhao lên và không hiểu được. Có người nói rằng, chắc là Samsung chỉ hủy cái gì đó thôi chứ người rước đuốc của họ vẫn ngồi đây thì làm sao mà hủy.

Ban Tổ chức gọi điện liên lạc với nhau. Họ nói bằng tiếng Trung. Khuôn mặt họ hiện lên nét căng thẳng. Tôi không hiểu tiếng Trung.

Sau đó, có 1 người Trung Quốc, nói tiếng Việt rất giỏi, hỏi tôi:

- “Anh làm điều gì mà người ta không cho anh rước đuốc?”

- “Tôi không biết”. Tôi trả lời. “Tôi không hề được thông báo về điều đó”.

Người này làm ra vẻ rất ngạc nhiên. Và nói rằng:

- Như thế thì không được. Như vậy anh phải hỏi cho ra lẽ. Anh cũng nên kiện họ chứ tại sao anh đã lên xe này rồi mà không cho anh rước đuốc.

Tôi hỏi lại: Anh có chắc là tôi không được rước đuốc không?

- Chắc, Tổng bộ đã vừa gọi điện xuống và nói như thế.

(Người này dùng từ “Tổng Bộ” nhưng tôi không biết Tổng bộ này ý nói về cơ quan nào).

Một vài người trên xe nhìn tôi ngơ ngác, không hiểu sự tình gì. Một vài người làm ra vẻ đã hiểu vấn đề, có vẻ như họ đã hiểu ra một lý do nào đó đã dẫn đến việc này. Có người nói với tôi rằng, tôi nên làm ra ngô ra khoai về vấn đề này.

Số thứ tự của tôi là số 38. Sau khi người 37 xuống xe, người ta gọi đến số 39. Khi người 39 xuống xe, tôi cười và bắt tay anh mang số 39 và chúc anh ấy thực hiện tốt vai trò của mình.

Sau đó, tôi quay sang nói chuyện với anh Trương Gia Bình. Anh ấy nói với tôi, tôi không được rước đuốc nhưng tôi làm nên một câu chuyện (story). Những người được rước đuốc khác thì họ chỉ rước rồi thôi, không làm nên một câu chuyện. Tôi nói chuyện vui vẻ với anh cho đến trước khi anh ấy xuống nơi mà anh rước đuốc (anh ấy số 56).

Lúc đó, do mặc đồng phục của người rước đuốc, nên trong người tôi không có điện thoại, không có tiền. Người trên xe nói với tôi rằng, tôi có thể ngồi trên xe để họ chở tôi đến dự lễ bế mạc, hoặc tôi có thể xuống xe tùy thích.

Tôi đợi xe đến trước công viên Hoàng Văn Thụ, mượn điện thoại của bạn phiên dịch viên trên xe để gọi cho em trai tôi rồi tôi xuống xe.

Đó là câu chuyện của người rước đuốc mà tôi đã trả qua hôm qua.

Có người cứ hỏi tôi lý do của vấn đề đó là tại sao. Có lẽ tất cả những ai khi đọc entry này cũng sẽ đoán ra. Bản thân tôi thì tôi không hề được thông báo là do lý do gì. Chắn chắn những bên liên quan rồi đây sẽ đưa ra một lý do để biện minh cho quyết định của họ. Nhưng cũng có thể họ sẽ im lìm.

Nhưng, tôi xin khẳng định là, kể từ khi được chính thức được chọn là người rước đuốc, tôi đã hành xử tất cả theo những chuẩn mực văn minh. Tôi đã hành xử tất cả dựa trên những thành tựu văn minh mà loài người đã tích lũy được về phương diện thể thao, về phương diện luật pháp và về phương diện văn hóa ứng xử. Tôi không hề làm gì sai cả, xét dưới góc độ luật pháp, góc độ tinh thần thể thao và góc độ văn hóa ứng xử.

Nhưng, đáng tiếc, những người đưa ra quyết định đó, với một cách thức như thế lại không hành xử giống như tôi. Tôi cho rằng quyết định đó trong một sự kiện Olympics như thế là một sự thách thức đối với những giá trị văn minh mà loài người đã vun đắp qua mấy nghìn năm lịch sử!

Lê Minh Phiếu, ngày 30/4/2008.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?