Người Việt Tại Nhật Biểu Tình Chống Đuốc Bắc Kinh Ở Nagano

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 31.1 kb

Nagano là một thị xã cách Tokyo chừng 300 cây số về hướng Tây Bắc. Ở đó chỉ có một gia đình người Việt tị nạn nhưng là một đầu cầu rất quan trọng cho cuộc biểu tình chống đuốc Bắc Kinh tại Nhật của đồng bào Việt Nam chúng ta. Những đoàn xe của đồng bào đi tham dự biểu tình phải tập họp cách nhà ga Nagano cả mấy cây số rồi dùng phương tiện tàu điện đến địa điểm biểu tình chứ không thể tới thẳng bằng xe hơi. Các ngõ vào thành phố Nagano đã cấm xe cộ lưu thông vào rạng sáng ngày rước đuốc.

Tôi hơi lo một chút, không biết mọi người còn tươi tỉnh để tham gia biểu tình gần nguyên cả ngày hay không vì hầu như ai cũng phải bị thức trắng đêm. Điều lo ngại đó của tôi đã bị đánh tan ngay sau khi vừa đặt chân tới hiện trường, vì nghe nhiều đồng hương cười nói rằng ngồi trên xe điện di chuyển đến đây buồn ngủ muốn chết, nhưng bây giờ nhìn hàng ngũ biểu tình của ta và các đoàn thể bạn khí thế quá, chẳng còn biết mệt là gì nữa. Các anh chị em hướng dẫn đoàn biểu tình của chúng ta làm việc rất rành mạch, nên chỉ thoáng một chút là đâu vào đó cả một rừng cờ và biểu ngữ được dương lên để mọi người nhập cuộc ngay. Chiến tuyến được phân chia rõ rệt, một bên là những người phản đối đuốc Bắc Kinh, ủng hộ Tây Tạng và bên kia là thành phần du sinh Trung quốc dưới sự điều động của sứ quán Bắc Kinh ở Tokyo. Trước nhà ga Nagano là nơi tập trung đông nhất, nên cảnh sát Nhât đã phối trí một lực lượng giữ an ninh rất hùng hậu sẵn sàng dập tắt ngay những cuộc xô xát nếu có xảy ra. Nhóm Tàu cộng sử dụng chiến thuật biển người và một rừng cờ đỏ, với hy vọng sẽ lấn áp những người biểu tình chống đuốc Bắc Kinh, bằng cách dùng cờ máu cỡ lớn che lấp cờ của Tây Tạng, Turkistan và Việt Nam. Tuy nhiên, cảnh sát Nhật đã phân vùng theo kiểu da beo, không cho đứng chung với nhau. Nhóm tàu cộng không thực hiện được ý đồ đó tức lắm nên khi có các đoàn biểu tình người Nhật cầm cờ Tây Tạng đến sau, cần băng qua đường phải đi ngang qua trước mặt bọn chúng thì chúng dở trò gây hấn, lấy cờ đỏ phủ lên mặt người ta và nhào ra đánh. Hai tên Tàu dở trò côn đồ bị cảnh sát đến bắt ngay.

JPEG - 105.2 kb

Mấy đoàn biểu tình người Nhật đến địa điểm biểu tình vào chiều hôm trước, nên chiếm được nhiều địa điểm rất tốt, thế mà khi thấy đoàn biểu tình Việt Nam của chúng ta đến đã vui vẻ nhượng lại một phần nên ở nơi biểu tình, đứng đâu cũng thấy cờ vàng của chúng ta ngạo nghễ tung bay. Những người Việt Nam không đi biểu tình được, ở nhà bật TV lên xem tin tức, bất cứ đài nào loan tin về cuộc biểu tình chống đuốc Bắc Kinh là đều thấy cờ Vàng Ba Sọc Đỏ phất cao, vui quá, cảm động quá đến ứa nước mắt, điện thoại ngay cho thân nhân hay người quen có mặt trong cuộc biểu tình để báo cho biết hầu lên tinh thần và còn dặn dò thêm cố gắng lên, tới luôn. Một đồng hương cho hay ông chủ hãng mới phone bảo rằng thấy mặt tôi trên TV, hăng say ra phết.

JPEG - 25.9 kb

Tôi không biết Ban tổ chức của đoàn biểu tình chúng ta liên kết với các đoàn thể bạn như thế nào mà trên loa phóng thanh của họ có hô khẩu hiệu chính quyền cộng sản Trung quốc phải xin lỗi dân tộc Việt nam về chuyện xâm lấn Trường Sa và Hoàng Sa. Lẽ đương nhiên là hô bằng tiếng Nhật và cả mấy ngàn người có mặt đều hô đáp lại ba lần “Phải Xin Lỗi”.

Giờ cao điểm của cuộc biểu tình là khi đuốc Bắc Kinh chạy ngang qua trước mặt đoàn biểu tình ở trước nhà ga Nagano. Người cầm đuốc là ông Kin Chan, một nghệ nhân được cả nước Nhật yêu chuộng, bị toàn thể người Nhật có mặt ở đó la ó phản đối, ném luôn cả mấy cái bánh Hambuger vào nhưng cảnh sát chạy theo đã dùng tấm khiêng đỡ được. Một người Nhật nhảy xộc ra phản đối, bị cảnh sát ập đến đè lên bắt đi. Sau này ông Kin Chan nói với báo chí là tôi hoàn toàn thông cảm cho những người phản đối việc tôi cầm đưốc, không giận gì cả, nhưng xin hiểu cho rằng tôi cầm đuốc không có nghĩa là ủng hộ chính quyền Bắc Kinh.

JPEG - 129.1 kb

Đuốc đi qua chừng 10 phút thì những người biểu tình trước ga Nagano tự động giải tán di chuyển đến một địa điểm khác để đón đầu đuốc Bắc Kinh thêm một lần nữa. Đoàn biểu tình Việt Nam chúng ta cũng rút theo kế hoạch và khi lên nhà ga thì dứng lại dăng hai biểu ngữ Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam và Tự do cho Tibet. (bằng tiếng Nhật), có bốn người cầm cờ Việt Nam đứng hai bên rất nghiêm chỉnh. Hai cô gái Nhật cầm cờ Tây Tạng thấy vậy xin vào đứng chung. Mọi người đi ngang đều đứng lại chụp hình, vỗ tay ủng hộ, người qua đường tụ lại đông đến độ nhân viên nhà ga tưởng có chuyện gì xảy ra phải cử 10 người ra xem tình hình, nhưng thấy không khí rất ư là nghiêm chỉnh và hài hòa nên đứng yên chẳng nói gì. Nhóm Tàu cộng đi ngang qua thấy vậy định nhảy vào gây bạo động, anh em ta chẳng hề nao núng. Thấy cảnh đó mọi người Nhật đều la ó phản đối bằng nhũng câu ’’phản đối bạo lực’’, ’’bọn mất dạy cút về nước ngay’’. Nhân viên nhà ga chạy đến vừa đẩy bọn chúng đi vừa gọi điện thoại kêu cảnh sát đến. Vì được người Nhật đi ngang qua hưởng ứng quá đông nên anh em ta phải đứng đó hơn 30 phút đồng hồ mới rút qua địa điểm chận đuốc Bắc Kinh lần thứ hai cho đến gần hai giờ chiều mói xong việc… Ban tổ chức nói thật việc này không có trong kế hoạch, đây là sáng kiến tại chỗ của đồng bào và đã đạt thành quả tuyên vận quá cao chẳng ai ngờ được.

Trên đường về ai cũng vui vẻ và nói rằng đây là một cuộc biểu tình để đời vì chắc chắn sẽ không có lần thứ hai, hô liên tục từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều mà chẳng thấy mệt chút nào, tiếc thay cho những ai muốn đi mà không có điều kiện. Cám ơn đồng bào, cám ơn Ban tổ chức đã cho tôi được tham gia cuộc biểu tình phản đối đuốc Bắc Kinh đầy ý nghĩa.

(Nữ phóng viên Nam Phương của đài Chân Trời Mới tường trình từ Nagano – Nhật Bản)

JPEG - 41.9 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…