Ðại Trường Thành Cho Ngọn Đuốc Thế Vận Tại Canberra

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một trong những người rước đuốc có tên tuổi đã rút ra khỏi cuộc rước đuốc tại Canberra vào ngày Thứ Năm sắp tới. Chủ tịch Hội đồng Phục vụ Xã hội Úc Châu (ACOSS) đồng thời cũng là Người Công dân Úc trong năm thuộc Lãnh thổ Thủ đô, bà Lin Hatfield-Dodds cho biết bà muốn nêu lên một lập trường về nhân quyền.

JPEG - 5.9 kb
Bà Lin Hatfield-Dodds.

Bà nói rằng những hình ảnh mới đây về Tây Tạng rất là đáng lo âu, “Ðối với nhiều người trên thế giới thì ngọn đuốc là thế đứng cho một biểu tượng chung quanh quyền làm người và quyền công dân. Tôi cảm thấy rằng tôi cần phải rõ ràng về lập trường của tôi, tức là rất ủng hộ cho nhân quyền, do đó tôi đã lựa chọn việc không rước ngọn đuốc”.

Bà cũng cho biết đây là một quyết định rất khó khăn đối với bà, “Tôi đã quyết tâm hết mình để đứng vào hàng ngũ đoàn kết với những người yếu đuối cô thế sống bên lề xã hội, cũng như các tổ chức mà tôi đang giữ một vai trò lãnh đạo, là Giáo hội Uniting và ACOSS”.

Chặng đường rước đuốc dài 20 cây số tại Canberra, đã bị rút ngắn bớt 4 cây số vì giới chức thẩm quyền lo ngại về an ninh, và sẽ bị chặn lại bởi một “đại trường thành” bằng các hàng rào chắn và chướng ngại vật, nhằm ngăn ngừa đoàn người biểu tình không tràn được ra đường để tiến đến gần người cầm đuốc. Ước lượng có đến 10,000 người sẽ đến biểu tình phản đối hoặc cổ động cho Trung Quốc tại Canberra vào Thứ Năm 24/4.

Lộ trình rước đuốc do 80 người thay phiên đảm nhận cầm đuốc, sẽ chạy qua nhiều dinh thự quan trong của nước Úc, trong đó có Quốc hội Liên bang. Người biểu tình lẫn cổ động viên không thể nào đến gần người cầm ngọn đuốc, hoặc chiếc xe thùng trong đó có chứa 6 nhân viên bảo vệ ngọn đuốc của Trung Quốc.

Cảnh sát Liên bang đã từ chối không xác nhận một nguồn tin rất tin cậy rằng an ninh mật vụ Trung Quốc sẽ trà trộn vào đám đông, vì lý do “nhậy cảm của công tác”.

Theo ông Dorje Dadul, một nhà tranh đấu Tây Tạng, thì sứ quán Trung Quốc tại Úc đã thuê bao hơn 50 chiếc xe bus để đưa rước du học sinh và cổ động viên của họ đến thủ đô Canberra, cung cấp miễn phí nơi ăn chốn ở. Nhiều nguồn tin từ cộng đồng Hoa Kiều nói rằng Toà Ðại sứ Trung Quốc đã chỉ thị cho các du học sinh dàn thành một hàng rào người dọc theo lộ trình rước đuốc, đằng sau các hàng rào, để dành chỗ và che khuất người biểu tình, với mục đích thu hình chuyển về lục địa Trung Hoa.

Ông Dadul nói rằng các nguồn tin bên trong từ cảnh sát và chính phủ Úc đã cho ông biết là các cổ động viên Trung Quốc có dự định sẽ xâm nhập vào và khiêu khích cộng đồng Tây Tạng để gây bạo động.

“Chúng tôi sẽ rất to tiếng nhưng cũng sẽ rất ôn hòa. Chúng tôi tôn trọng Thế vận hội và cuộc rước đuốc, và không muốn bôi xấu các lực sĩ rước đuốc, chúng tôi chỉ muốn mọi người biết những gì đang xảy ra tại Tây Tạng và ở các vùng khác là nơi ngọn lửa dân chủ bị dập tắt”.

Ông Jimmy Xie, thuộc Hội Sinh viên và Trí thức Trung Hoa tại Canberra, đã gạt bỏ các ý kiến cho rằng sẽ có bạo động, nói rằng Thế vận hội không nên trộn lẫn với chính trị. Ông nói rằng nhiều người Trung Quốc sẽ đến Canberra để bày tỏ lòng hãnh diện của họ về Thế vận hội Bắc Kinh. “Chúng tôi không muốn rắc rối. Chúng tôi sẽ không “bảo vệ” ngọn đuốc – chúng tôi sẽ ủng hộ nó và tôi nghĩ rằng chính phủ Úc cũng như cảnh sát hiểu rõ điều này”.

JPEG - 36.3 kb
Ðại trường thành được dựng lên dọc theo lộ trình rước đuốc.

Nhưng Thượng Nghị sĩ Bob Brown, thuộc đảng Xanh tiểu bang Tasmania, lo ngại về giọng điệu của các cổ động viên Trung Quốc. Ông nói, “Có nhiều bích chương được dán lên bằng tiếng Tàu chung quanh Canberra với một thứ ngôn ngữ rất nặng nề về những người ủng hộ Tây Tạng, và gọi họ là chia rẽ và nhiều tên khác”.

“Tôi muốn hỏi các du học sinh thử nghĩ về một sự kiện là nếu họ biểu tình phản đối tại Trung Quốc về quyền dân chủ của họ, thì họ sẽ bị lùa lên đằng sau xe thùng của công an ngay. Tôi chỉ hy vọng rằng họ đừng có từ chối những người ủng hộ Tây Tạng quyền của họ được biểu tình ôn hòa tại đất nước này”.

Thủ hiến Lãnh thổ Thủ đô, ông Jon Stanhope cho biết chi phí về an ninh cho cuộc rước đuốc dài khoảng 3 tiếng đồng hồ này đã tăng lên đến con số 2 triệu Úc kim. Ngoài lực lượng Cảnh sát Liên bang, và phân nửa số nhân viên cảnh sát của Lãnh thổ Thủ đô, còn có thêm một số nhân viên cảnh sát từ các tiểu bang khác về tăng cường để giữ an ninh trật tự cho cuộc rước đuốc này.

Chỉ huy trưởng lực lượng cảnh sát Lãnh thổ Thủ đô, ông Michael Phelan nói rằng cảnh sát đã chuẩn bị, “Tất cả các nhân viên cảnh sát của lực lượng Cảnh sát Liên bang ở Canberra sẽ được điều động, và chúng tôi cũng dùng các nguồn nhân lực từ các tiểu bang khác”.

Ông Ted Quinlan, trưởng ban tổ chức cuộc rước đuốc Canberra nói rằng các biện pháp an ninh khiến những người đi xem sẽ không thể tiếp cận gần gũi với ngọn đuốc được, “Trong những lần trước đây, khi có các cuộc rước đuốc Thế vận thì người cầm đuốc chạy dọc theo lộ trình, bắt tay với những người đi xem, ngừng lại để chụp hình hoặc ký tên kỷ niệm. Nhưng những chuyện đó sẽ không xảy ra trong lần này”.

Chặng đường rước đuốc tại Kuala Lumpur, Mã Lai Á, đã chấm dứt mà không bị trở ngại nào. Mạng lưới an ninh dầy đặc gồm 1000 cảnh sát được trải dài suốt lộ trình vào hôm Thứ Hai, và không có báo cáo nào về các vụ biểu tình lớn xảy ra trong lúc rước đuốc.

Một rừng cờ đỏ của Trung Quốc và tiếng reo hò của các cổ động viên, hầu hết là người gốc Trung Hoa, đón chào ngọn đuốc ở Quảng trường Ðộc lập tại thủ đô Kuala Lumpur của Mã Lai Á, trước khi khởi hành đoạn đường dài 16 cây số.

Trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu, cảnh sát Mã Lai đã buộc phải đưa một gia đình người Nhật Bản ra khỏi nơi khởi hành. Nhiều nhân chứng cho biết gia đình người Nhật này đã bị những người Trung Hoa chửi mắng và đánh bằng những cây baton bằng nhựa thổi phồng lên, sau khi họ trương ra một lá cờ Tây Tạng.

Các chặng đường Á Châu của ngọn đuốc Thế vận ít gặp rắc rối trở ngại hơn các chặng đường khác. Sự phẩn nộ của quốc tế về chiến dịch đàn áp của Trung Quốc tại Tây Tạng đã làm bùng nổ lên những cuộc biểu tình dữ dội phản đối Bắc Kinh khi ngọn đuốc đi qua các quốc gia Tây phương.

Ông W. Karthik, một sĩ quan cảnh sát chỉ huy lực lượng giữ an ninh tại Kuala Lumpur cho biết, “Một gia đình người Nhật và con trai của họ phất một lá cờ Tây Tạng, và bị các cổ động viên Trung Quốc nhào tới sinh sự”. Một phóng viên của hãng thông tấn AFP chứng kiến sự việc nói rằng nhóm ủng hộ Trung Quốc đã tấn công gia đình trên và la lớn, “Ðài Loan và Tây Tạng thuộc về Trung Quốc”.

Sau Kuala Lumpur, ngọn đuốc sẽ đến Jarkata (Nam Dương) và Canberra, là nơi hứa hẹn sẽ có nhiều sự kiện nóng bỏng xảy ra.

Mặt khác, Tổng thống Pháp Sarkozy đã ngỏ lời xin lỗi đến lực sĩ Thế vận khuyết tật người Trung Hoa, Jin Jing, khi cô bị những người biểu tình phản đối Trung Quốc tại Paris xô đẩy để dập tắt ngọn đuốc cô đang cầm trong chặng đường đầy hỗn loạn tại thủ đô nước Pháp. Cô đã chống đỡ và trở thành một biểu tượng cho sự phẫn nộ tại Trung Quốc, giữa lúc đang có một phong trào bài Pháp đang nổi lên trong lục địa Trung Hoa. Cô đã được ca tụng như một nữ anh thư, nhưng sau khi cô phát biểu vài lời có vẻ ủng hộ cho nước Pháp thì cô lại bị chính những người từng ca tụng cô mới đây giận dữ lên án cô là một kẻ phản quốc.

Chủ tịch Thượng viện Pháp, Christian Poncelet, đã đến thăm Jin Jing tại Thượng Hải

Theo Tân Hoa xã thì ông chủ tịch Thượng viện Pháp, Christian Poncelet, đã đến thăm cô Jin Jing tại Thượng Hải và chuyển cho cô lá thư của Tổng thống Sarkozy, trong đó có viết, “Tôi xin bày tỏ với cô lòng phiền muộn sâu xa của tôi về cái lối mà cô đã bị xô đẩy tại Paris ngày 7/4, khi cô đang cầm ngọn đuốc Thế vận. Cô đã cho thấy một sự cam đảm rất đáng chú ý”.

Nhưng lá thư trên đã gây ra nhiều tranh cãi chung quanh cô gái khuyết tật 27 tuổi, mất một chân, và cô đã bị lăng mạ tại nhà riêng sau khi lên tiếng không đồng ý với một phong trào tẩy chay hàng hoá của Pháp.

Một trong hàng ngàn đoạn văn entry giận dữ trên các blogs ở Trung Quốc, người ta đọc được những câu, “Jin Jing, tôi thất vọng với thái độ của cô! …. Làm sao mà cô có thể ngu dốt thế!”

Vụ xô đẩy một cô gái tàn tật này ở Paris đã giúp cho nhà nước Trung Quốc có một cái cớ rất đúng lúc để khuấy động lên tinh thần yêu nước trong quần chúng và làm cho người dân quên đi việc chống đối chính quyền, nhất là quên đi dịp tưởng niệm 19 năm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 sắp tới đây; và thay vào đó đoàn kết sau lưng nhà nước để chống lại “các thế lực thù địch Tây phương” mà bấy lâu nay các cơ quan truyền thông quốc doanh đã tuyên truyền, rằng các vụ biểu tình và phê phán chỉ trích của phương Tây, để phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc về chiến dịch đàn áp tại Tây Tạng cũng như vấn đề nhân quyền chính là tấn công vào toàn thể nhân dân Trung Quốc.

JPEG - 103.1 kb

Cuối tuần qua, tại nhiều thành phố ở Trung Quốc, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã làm ngơ cho dân chúng xuống đường biểu tình kêu gọi bài Pháp và tẩy chay hàng hóa Pháp vì có những tin đồn cho rằng công ty siêu thị Carrefour của Pháp đã ủng hộ tài chánh cho chính phủ lưu vong Tây Tạng do Ðức Ðạt lai Lạt ma lãnh đạo.

Tòa Ðại sứ Pháp tại Bắc Kinh đã phải bị cô lập vì lo ngại dân chúng Trung Quốc kéo đến gây bạo loạn, như các trường hợp trước đây đã xảy ra tại Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ khi không quân Hoa Kỳ bắn lầm vào Toà Ðại sứ Trung Quốc ở Belgrade, và Toà Ðại sứ Nhật Bản khi sách giáo khoa của Nhật đã viết không đúng về những tội ác do quân Nhật gây ra cho người dân Trung Quốc trong Thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, đã có khoảng 50 người kéo đến biểu tình tại Toà Ðại sứ Pháp trước khi bị công an bắt buộc phải giải tán.

Chặng đường rước đuốc tại Nhật Bản sẽ được khởi đầu tại một mảnh đất trống ở thành phố Nagano, sau khi ngôi chuà danh tiếng Zenkoji Temple tuyên bố rút ra khỏi việc đứng ra tổ chức nghi thức khai mạc vì lo ngại về an ninh và than phiền của các tín đồ. Hôm Thứ Bảy 19/4, ba tập đoàn kinh doanh bảo trợ cho cuộc rước đuốc cũng quyết định rút lui, không cho xe của công ty họ tham gia vào cuộc rước đuốc cũng vì lý do an ninh.

Khánh Ðăng tổng hợp

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…