Lạm Phát – Nguy Cơ Của Nền Kinh Tế Tư Bản Đỏ tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 38.1 kb

Ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng từ ngày 27 tháng 6 năm 2006, đến nay đã non 2 năm. Trong thời gian này, đối với quan hệ quốc tế, ông Dũng đã làm được một số chuyện như Tổ chức thành công Hội nghị APEC –14 tại Hà Nội, gia nhập làm thành viên thứ 150 của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) và trở thành Thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (2007-2008); gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chính thức nối lại quan hệ với Vatican. Đặc biệt, ông Dũng đã thực hiện hơn 20 chuyến công du với khoảng 40 quốc gia trong non 2 năm là con số kỷ lục so với các Thủ tướng tiền nhiệm. Tuy nhiên trong các chính sách đối nội, ông Nguyễn Tấn Dũng đã không mấy thành công. Ông đã và đang phải đối diện với nhiều vấn đề nhức đầu, từ những vụ khiếu kiện của dân oan, đình công của công nhân cho đến những cuộc đàn áp các nhà đối kháng và nhất là những phản đối của dân chúng về các chính sách như đội mũ an toàn, cấm hàng rong, cấm những người bán hàng lưu niệm trên đường phố, cấm xe ba bánh (xe ba gác) chạy trong thành phố… cho thấy là ông Dũng và nội các của ông rất giỏi trong việc xách cặp đi chào hàng để vận động đầu tư; trong khi không giải quyết nổi những nguyện vọng của người dân.

JPEG - 16.2 kb

Cách hành xử của ông Dũng và nội các của ông nói trên, hiện đang trở thành những vấn nạn lớn; trong đó tình trạmg lạm phát, vật giá leo thang trong những tháng đầu năm 2008 đang có nguy cơ bùng nổ thành một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội. Lý do là hai thập niên vừa qua, từ một nền kinh tế bao cấp và hoang dã, nhờ số tiền đầu tư ngoại quốc và nhất là số tiền của những người Việt tỵ nạn hải ngoại bơm vào thị trường Việt Nam, giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Sự phát triển này hoàn toàn nhờ vào nguồn tiền từ bên ngoài chứ không do khả năng ở bên trong vì thế mà sau giai đoạn gọi là ’tăng trưởng’ với tỷ số phát triển 8,5% liên tục trong nhiều năm, quả bong bóng kinh tế Việt Nam bắt đầu có vấn đề. Đó là vì lượng tiền ngoại tệ nhập vào Việt Nam quá nhiều, ngân hàng nhà nước tung tiền ra mua ngoại tệ khiến cho đồng tiền Việt Nam tràn ngập; nhưng số hàng hóa mà dân chúng cần mua thì lại quá ít tạo ra tình trạng tiền dư mà hàng hóa lại thiếu nên vật giá leo thang. Để thu hồi lượng tiền dư về, ngân hàng nhà nước lại chơi trò ma giáo bắt các ngân hàng và doanh nhân mua trái phiếu quốc gia một cách triệt để. Hậu quả là ngoài thị trường thì thiếu tiền mặt, tức là các ngân hàng không có đủ tiền để đổi cho khách hàng khiến cho Hà Nội lại phải bơm ngược 39 tỷ đồng vào thị trường; trong khi lạm phát lại tiếp tục gia tăng. Tháng 12 năm ngoái, mức lạm phát lên đến hai con số là 12%. Đến tháng 1 năm 2008 mức lạm phát tăng tới 14% và tháng 2 vừa qua tới 16%.

JPEG - 24.4 kb

Nói một cách dễ hiểu, tình trạng vật giá leo thang tại Việt Nam hiện nay là vì lượng tiền mặt bơm vào thị trường quá nhiều do đầu tư ngoại quốc gia tăng trong vài năm vừa qua, trong khi mức sản xuất quá yếu, khiến hàng hóa không có đủ để cung ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tiền bỏ ra nhiều mà sản phẩm làm ra quá ít. Hình ảnh này cho chúng thấy rõ kết quả của cái gọi là chính sách đổi mới kinh tế của Cộng sản Việt Nam trong 20 năm vừa qua vô cùng ảm đạm như thế nào. Đó là họ chỉ nhằm vào việc bán rẻ tài nguyên quốc gia để đổi lấy ngoại tệ là chính còn những dự án đầu tư sản xuất mà Hà Nội khoe khoang trong thực tế chỉ là bán rẻ sức lao động của người dân hầu làm công cho các chủ nhân ông ngoại quốc sản xuất hàng xuất khẩu mà thôi. Nghĩa là những đầu tư ngoại quốc mà Cộng sản Việt Nam khoe khoang không nhằm tạo sức mạnh phát triển kinh tế cho Việt Nam trong lâu dài mà chỉ là những công xưởng làm thuê cho ngoại quốc. Bởi vì những hàng hóa sản xuất ra không để bán cho giới tiêu thụ Việt Nam mà mang bán cho thế giới bên ngoài. Các chuyên gia kinh tế của Cộng sản Việt Nam – tuy có nhìn ra phần nào nguyên nhân gây nên nạn lam phát hiện nay là do tiền mặt quá dư ngoài thị trường – nhưng vẫn cố tình giải thích lấp liếm rằng vì giá dầu thô tăng đột ngột, mức cung cầu không đáp ứng nhu cầu khiến cho thị trường thế giới bị chao đảo và đã tác động mạnh đến thị trường Việt Nam gây ra nạn lạm phát.

JPEG - 71.2 kb

Vì nhìn như vậy nên các chuyên gia kinh tế CSVN và cả nội các Nguyễn Tấn Dũng cho rằng phải tập trung điều tiết vĩ mô, phải loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, kiểm soát các khoản chi chưa thực sự cần thiết và nhất là tạo điều kiện cho tư nhân và đầu tư nước ngoài gia tăng. Phó Thủ tướng CSVN Nguyễn Sinh Hùng còn nói với đại diện IMF tại Việt Nam rằng: “Việt Nam xác định chấp nhận giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tăng cao, đồng thời ban hành các chính sách điều chỉnh thị trường trong nước theo hướng để thị trường tự điều chỉnh như không bù lỗ giá xăng, dầu. Nếu không thực hiện cải cách cơ chế giá trong thời điểm này, về lâu dài sẽ làm cho nền kinh tế phát triển lệch lạc”. Những điệp khúc liên quan đến cải tổ, cải cách, kiện toàn, chú trọng đầu tư của tư nhân và ngoại quốc…. đã từng được lãnh đạo Hà Nội lập đi lập lại nhiều lần với sự ’kiên quyết thực hiện” trong quá khứ; nhưng đã không làm được trong thực tế. Lý do đơn giản là giữa lý thuyết và thực hành hoàn toàn khác biệt trong chủ trương ’kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’’. Trên lý thuyết, Hà Nội tuyên bố đoạn tuyệt với chế độ bao cấp, dành nhiều dễ dãi cho tư nhân đầu tư phát triển; nhưng chính mối quan hệ cộng sinh giữa các phe nhóm, vấn đề bao cấp dưới hình thức đầu tư công vẫn còn tồn tại và vì vậy mà họ luôn luôn tìm cách chèn ép tư doanh để độc chiếm thị trường.

JPEG - 67.6 kb

Nạn lạm phát hiện nay đã bộc lộ toàn bộ những nhược điểm bên trong của đảng Cộng sản Việt Nam. Đây chỉ là những khủng hoảng bước đầu sau 20 năm đổi mới kinh tế dựa vào số tiền đầu tư từ bên ngoài. Những thành tựu mà Hà Nội khoe khoang trong thời gian qua chỉ là những kết quả dựa trên đồng tiền từ bên ngoài – nên kết quả cũng chỉ là những bọt bèo tạm bợ với hệ quả của nền kinh tế: tiền thì dư mà hàng hóa không có để mua. Nguyên nhân là do cơ chế kinh tế vẫn còn được vận hành theo lối cũ “xã hội chủ nghĩa” với bộ máy quan liêu, kồng kềnh, yếu kém, vô trách nhiệm của cán bộ điều hành. Hiện nay, Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đi theo vết chân của Đông Nam Á cách nay 40 năm là chọn chiến lược sản xuất để xuất cảng. Chiến lược này không còn phù hợp với một quốc gia quá nghèo không có khả năng cạnh tranh mà chỉ làm công, làm thuê cho các công ty quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong thời đại tin học ngày nay, phải đầu tư vào trí tuệ của dân tộc và phải mở rộng thông tin để chuyển đổi sang hướng kinh tế mới lâu bền, thay vì chỉ dựa vào tiền bên ngoài và sức lao động rẻ để phát triển theo kiểu “ăn sổi ở thì”. Điều trớ trêu cho lãnh đạo Hà Nội là sợ dân giỏi hơn đảng nên họ vẫn cố bám vào cơ chế cũ hầu giữ tiền và quyền. Rốt cuộc là những đề xướng cải tổ cơ chế, điều chỉnh vĩ mô, giao cho ngân hàng nhà nước chủ động điều chỉnh chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi xuất… chỉ ở cửa miệng mà thôi.

Trong bối cảnh đó, chỉ có những cán bộ và thân nhân biết móc ngoặc làm giàu thì sống còn đại đa số dân chúng sẽ khổ vì vật giá gia tăng. Do đó, đợt khủng hoảng kế tiếp sau nạn lạm phát sẽ là nạn đói diễn ra khi đại đa số nông dân và công nhân không có tiền để mua nhu yếu phẩm hay đồ tiêu dùng. Sau hai đợt khủng hoảng này, những biến động xã hội chắc chắn sẽ bùng vỡ với những chống đối của quần chúng nếu các biện pháp ngăn chận lạm phát hiện nay của Cộng sản Việt Nam không có hiệu quả. Nhưng dù có giải quyết được nạn lạm phát lần này, tình hình kinh tế Việt Nam cũng sẽ tiếp tục gặp những đợt khủng hoảng khác vì bản chất của vấn đề chính là hệ thống cai trị đã quá thoái hóa trong một đất nước đang cần sự thay đổi toàn diện.

Trung Điền
March 5 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.