Hoàng Sa Và Trường Sa Thuộc Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 98.4 kb
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang mất dần vào tay Trung Quốc.

Viện Viễn Ðông Bác Cổ của Pháp mới thực hiện một đĩa CD-Rom chụp hình toàn bộ các số Tập San Sử Ðịa, một tạp chí xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1969 đến năm 1975. Ðĩa này ra đời với sự hợp tác của Tòa Ðại Sứ Pháp ở Hà Nội và Hội Sử Học Việt Nam. Số sau cùng của Tập San Sử Ðịa đề ngày 1 tháng 3 năm 1975 gồm những bài nghiên cứu đặc biệt về Hoàng Sa và Trường Sa. Ðây là một nỗ lực của tư nhân ở miền Nam Việt Nam, của các sinh viên và giáo sư môn Sử; cho thấy trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa một xã hội công dân năng động đã thành hình. Khi được tự do, người dân tự động làm những việc công ích không chờ đợi guồng máy chính quyền cho phép.

Người chủ trương tạp chí này từ lúc là sinh viên mới ra trường Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn, Tiến Sĩ Nguyễn Nhã kể lại ông nảy ra ý định làm một số báo đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa một năm trước đó. Trong lúc ông Nhã và các bạn đồng môn đến chúc Tết thầy đầu năm 1974, Giáo Sư Nguyễn Ðăng Thục, thì nghe tin radio loan báo quân Trung Cộng đã tấn công hải quân Việt Nam Cộng Hòa và chiếm một hòn đảo quan trọng trong quần đảo Hoàng Sa. Trận hải chiến này đã được nhiều cựu chiến sĩ Cộng Hòa thuật lại, quân ta thua vì cô thế nhưng đã để lại những tấm gương dũng cảm đáng nhớ muôn đời. (Quý vị độc giả có thể tìm đọc các bài của các tác giả Vũ Hữu San, Trần Ðỗ Cẩm, và Hà Văn Ngạc về trận hải chiến Hoàng Sa, trên mạng lưới).

Trong Tập San Sử Ðịa số 29 kể trên, các học giả đã nêu lên rất nhiều bằng chứng cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo thuộc chủ quyền của nước Việt Nam từ lâu đời. Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa trong thời chiến tranh Việt Nam, sau đó lại tiếp tục chiếm nhiều đảo trong vùng Trường Sa. Những hành động có tính cách hung hăng, ngạo mạn, khinh thường luật pháp quốc tế của Trung Cộng là họ đã phát triển các phi trường, các khu du lịch ở Hoàng Sa. Và gần đây nhất, Trung Cộng cho Hạm Ðội Nam Hải tập trận ở vùng biển Hoàng Sa. Ðồng thời Bắc Kinh lập ra một huyện mới thuộc tỉnh Hải Nam, lấy tên là Tam Sa, trong đó có hai vùng của nước ta là Hoàng Sa (Trung Cộng gọi là quần đảo Tây Sa) và Trường Sa (họ gọi là quần đảo Nam Sa) cùng với quần đảo Trung Sa ở gần Phi Luật Tân.

JPEG - 90.4 kb
Ải Nam Quan đã rơi vào tay Trung Quốc.

Người Việt Nam không thể nhắm mắt trước những hành động có tính cách xâm lược rõ rệt này. Chúng ta đã mất Ải Nam Quan, mất thác Bản Giốc và nhiều vùng đất biên giới trên đất liền sau khi bị quân Trung Cộng chiếm từ năm 1979, nay lại tình trạng mất thêm các vùng quần đảo lại được Trung Quốc chính thức hóa trước con mắt thế giới. Trước nỗi phẫn nộ của đồng bào trong nước, nhất là giới thanh niên, chính quyền Hà Nội cũng phải lên tiếng phản đối.

Nhưng giọng nói của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội rất dè dặt. Cộng Sản Việt Nam gửi thư cho “Quốc Vụ Viện” Trung Quốc nhưng không dám phản đối thẳng chính phủ và đảng Cộng Sản Trung Quốc mà lại nhấn mạnh rằng hai hành động tập trận và lập huyện Nam Sa là “không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.” Ý nói, đây chỉ là hành động sai lầm của cấp dưới! Nhưng “nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao” như thế nào? Cộng Sản Việt Nam khó nói ra, vì bất cứ lúc nào Trung Cộng cũng có thể trưng ra bằng cớ là giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã từng đồng ý hoàn toàn với chính sách của Trung Quốc! Nghĩa là, nếu căn cứ vào “nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước” thì Trung Cộng có thể nói rằng nhận thức chung đó là “Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn đồng ý với các quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Ðiều này đã được ghi trên giấy trắng mực đen.

JPEG - 101 kb
Thác Bản Giốc nay đã nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.

Từ năm 1956, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã công bố lập trường là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng Tám năm đó, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã được gửi ra trấn giữ Hoàng Sa, nơi có đài khí tượng của Việt Nam được thiết lập từ thời Pháp thuộc vẫn được duy trì thường xuyên. Năm 1957, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã được gửi tới đóng trên nhiều hòn đảo trong vùng Trường Sa. Trong thời gian mấy năm đó, các nước trong vùng đều tuyên bố xác nhận chủ quyền trên hải phận những hòn đảo trong hai vùng này, trong đó có chính quyền Trung Cộng và chính phủ Trung Hoa Quốc Gia ở Ðài Loan.

Trong hoàn cảnh tranh chấp đó, Cộng Sản Việt Nam đã đứng về phía Trung Cộng. Một lá thư do Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 viết: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận Trung Quốc.” Lá thư do một ông thủ tướng ký, nhưng gọi Tổng Lý (tức thủ tướng) Chu Ân Lai là “Ðồng Chí Tổng Lý.” Hai chữ đồng chí nêu lên mối liên quan ý thức hệ giữa hai đảng Cộng Sản, trong mặt trận vô sản quốc tế chống tư bản.

Với bản văn trên, ông Phạm Văn Ðồng đã ký giấy nhường tất cả vùng biển chung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Cộng Sản Trung Quốc. Nhưng ông Phạm Văn Ðồng không phải là người quyết định, chính sách của Cộng Sản Việt Nam lúc đó là do Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Bộ Chính Trị quyết định. Cho nên Ðảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về lá thư này. Ðiều nguy hiểm nhất trong lá thư này là ông Phạm Văn Ðồng đã viết rất đại cương, “tán thành” những “quyết định về hải phận Trung Quốc” mà họ đã nêu lên trong bản tuyên bố 10 ngày trước đó. Nếu như đảng Cộng Sản Việt Nam lúc đó nghĩ tới quyền lợi tổ quốc thì họ phải xác định rõ hơn, nói rõ họ đồng ý những điểm nào và không đồng ý với điểm nào, trong bản tuyên bố của chính quyền Bắc Kinh.

JPEG - 52.2 kb
Công Hàm bán nước của CSVN do Phạm Văn Đồng ký.

Trong bất cứ cuộc tranh chấp lãnh thổ và hải phận nào, một quốc gia bị xâm phạm có thể dùng quân đội chiếm lại những vùng đã bị nước khác chiếm đóng. Nhưng khi biết mình thế yếu, thì quốc gia bị thiệt thòi phải thưa kiện nước xâm lăng trước tòa án quốc tế. Trước tòa án, chúng ta phải dẫn chứng những bằng cớ trong lịch sử cho thấy vùng đất và vùng biển đã từng thuộc nước mình từ nhiều thế kỷ. Về mặt này thì Việt Nam có rất nhiều bằng cớ vững chắc, bắt đầu với những tài liệu ghi trong Tập San Sử Ðịa năm 1975. Lê Quý Ðôn từ thế kỷ 18 đã xác nhận Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Các nhà nghiên cứu Việt Nam sau này còn tìm ra nhiều bằng cớ khác. Tại thư viện Anh Quốc còn giữ những bản đồ của người Trung Quốc từ đời Thanh, công nhận các quần đảo Ðại Trường Sa và Tiểu Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Một giáo sư sử học khác đã tìm thấy ở văn khố nước Úc những tài liệu sách lịch sử địa lý của Trung Quốc chứng tỏ họ chỉ mới nói đến các quần đảo này từ đầu thế kỷ 20. Các ông Nguyễn Nhã và Dương Trung Quốc đã tìm đến đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) chiêm ngưỡng đền thờ những người “Lính Hoàng Sa” được lập ra từ thế kỷ 19. Nơi đây, những người lính Việt Nam được “tế sống” trước khi lên đường ra biển tới Hoàng Sa, vì biết chắc không có ngày về. Trên hòn đảo này còn đền thờ họ Phạm, thờ vị tổ Phạm Quang Ảnh, đội trưởng Ðội Hoàng Sa dưới thời vua Gia Long, năm 1815. Ðền thờ có câu đối: “Trung can huyền nhật nguyệt – Nghĩa khí quán càn khôn!”

Nước mắt, máu và mồ hôi của người Việt Nam đã thấm trên các hòn đảo này từ nhiều thế kỷ. Chúng ta không thể để mất các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dù không đủ quân lực đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi phần đất do tổ tiên để lại, nước Việt Nam phải nêu vấn đề này trên công luận bằng cách kiện chính quyền Trung Cộng ra trước Tòa Án Quốc Tế.

JPEG - 81 kb
Dân Việt phẫn uất biều tình phản đối trước sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 9-12-2007.

Nếu muốn các bằng cớ của nước ta vững chắc trước dư luận quốc tế, chính phủ Hà Nội phải chính thức gửi một lá thư khác phủ nhận lá thư do ông Phạm Văn Ðồng gửi ông Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 1958. Nếu không thì khi ra trước dư luận cũng như trước tòa án quốc tế, Cộng Sản Trung Quốc có thể trưng bằng cớ là Cộng Sản Việt Nam đã tán thành các “quyết định về hải phận Trung Quốc” từ nửa thế kỷ nay rồi! Không thể nói chung chung về “nhận thức chung của lãnh đạo cao cấp” để che lấp những lỗi lầm quá khứ và sự hèn nhát bây giờ mãi được. Nếu đảng Cộng Sản không can đảm rút lại lá thư đó, thì người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước phải lên tiếng phủ nhận. Người Việt Nam phải tự động gây nên phong trào này, các công dân có quyền và có bổn phận làm những việc công ích, không chờ đợi guồng máy chính quyền mớm lời cho phép. Giống như các sinh viên và giáo sư sử học ở miền Nam đã làm khi xuất bản Tập San Sử Ðịa mà Giáo Sư Phan Huy Lê ca ngợi là “tính khoa học và tính dân tộc là đặc điểm bao trùm tập san.”(Người Việt; Friday, December 07, 2007)

Ngô Nhân Dụng

****

Hình ảnh dân chúng phẫn uất biều tình phản đối trước sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội sáng Chủ Nhật, ngày 9 tháng 12 năm 2007.(Hình phóng viên Mạnh Hùng)

JPEG - 120.9 kb

JPEG - 200.2 kb

JPEG - 65.9 kb

Bấm vào tên thành phố để xem thêm Hình Ảnh Biểu Tình tại Hà NộiSài Gòn.

****

Video Clip Biểu Tình Trước Sứ Quán Trung Quốc Tại Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.