Những Tù Nhân Người Mỹ Của Nhà Cầm Quyền CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 98.2 kb

Nhà cầm quyền CSVN đang làm việc rất cật lực để cải thiện quan hệ của họ với Hoa Kỳ. Nhưng chỉ cách đây có 8 tháng, chế độ Hà Nội đã làm yếu đi nỗ lực đó bằng cách bỏ tù một nhà tranh đấu nhân quyền có quan hệ với Hoa Kỳ. Bây giờ họ lại lập lại cái lỗi lầm tương tự.

Vào ngày 17/11, nhà cầm quyền CSVN tại TP. Sài Gòn (HCM) đã giải tán môt buổi họp nhỏ, ôn hòa của các nhà hoạt động dân chủ được tổ chức trong một tư gia. Trong số những người bị bắt có ông Nguyễn Quốc Quân và Leon Trương, cả hai đều là công dân Hoa Kỳ. Ông Nguyễn Quốc Quân sinh quán tại Việt Nam nhưng trốn thoát đến Hoa Kỳ vào năm 1981, là nơi ông lập gia đình, lấy được một mảnh bằng bằng tiến sĩ và gầy dựng một sự nghiệp trong ngành công nghệ thông tin (IT) tại thành phố Sacramento, California. Ông Trương Leon cũng sinh quán tại Viêt Nam, di dân sang Hoa Kỳ vào năm 1979 và định cư tại Honolulu, Hawaii, rồi trở thành công dân Mỹ vào năm 1985.

Vào lúc họ bị bắt, cả hai ông Nguyễn Quốc Quân và Leon Trương bị tố giác là đang chuẩn bị phân phát những truyền đơn đối kháng bất bạo động. Một tờ báo chính thức tại Hà Nội đã đăng tải rằng họ bị phát giác với 7,000 tờ truyền đơn cùng với bao thư và tem bưu chính. Họ cũng mang vào Viêt Nam một bản dịch tiếng Việt mới của tài liệu “Từ Ðộc Tài Ðến Dân Chủ”, là một cuốn cẩm nang về bất bạo động được xuất bản bởi Học viện Albert Einstein, một tổ chức vô vị lợi và phi chính phủ đặt tại Hoa Kỳ. Cùng bị bắt giữ tại căn nhà nói trên có một công dân Pháp, một người Thái và vài người Việt địa phương.

Việc Hà Nội liên tục áp bức các nhà ủng hộ dân chủ thuộc đủ mọi thành phần thì đã đủ xấu rồi. Nhưng việc bỏ tù hai người Mỹ lại càng tồi tệ hơn vì rõ ràng đó là một phần của cái bản chất của họ. Vào tháng 8/2006, nhà cầm quyền Hà Nội đã bắt giam một công dân Hoa Kỳ khác là ông Ðỗ Thành Công, cũng vì những hoạt động tương tự. Ông Công được trả tự do và trục xuất về Hoa Kỳ khoảng hơn một tháng sau đó, nhưng chỉ sau khi ông Công đã tuyệt thực để phản đối và các Dân biểu Hoa Kỳ phản đối việc bỏ tù ông.

Vào tháng Ba năm nay, Hà Nội lại bắt giữ một nhà tranh đấu khác nữa, có liên quan tới Hoa Kỳ là ông Lê Quốc Quân. Là một công dân Viêt Nam, ông Quân bị lưu giữ lại chỉ vào vài ngày sau khi ông trở về quê hương từ một khoá tu nghiệp do Quốc hội Hoa Kỳ bảo trợ, tại cơ quan Hỗ trợ Dân chủ Quốc gia ở Hoa Thịnh Ðốn. Ông Quân được trả tự do vào tháng Sáu sau những áp lực từ chính phủ Hoa Kỳ.

Có lẽ Hà Nội hy vọng rằng những vụ bắt bớ như vậy sẽ làm gương cho những người Việt hải ngoại để họ không nhúng tay vào tình hình chính trị trong nước, nhưng nếu quả thực là như vậy thì điều đó không có hiệu nghiệm gì cả. Theo bà Ngô Mai Hương, phu nhân của ông Quân, thì chồng bà đã biết rõ những rủi ro này nhưng vẫn nhất định thực hiện chuyến đi. “Anh ấy yêu quê hương Việt Nam”, bà Hương nói với chúng tôi hồi tuần trước, và là một công dân nhập tịch của một quốc gia tự do, “anh ấy quý trọng tự do một cách rất sâu xa”, “Tôi biết chắc chắn rằng chồng tôi không làm gì sai trái cả.”, bà Hương nói thêm, đồng thời hy vọng rằng bà và hai đứa con còn ở tuổi vị thành niên sẽ gặp lại chồng bà vào dịp Giáng Sinh.

Cuối cùng thì Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã được phép vào gặp cả hai ông Nguyễn Quốc Quân và Leon Trương, mặc dù phải qua một thời gian chờ đợi lâu dài. Quốc hội Hoa Kỳ như thường lệ lại đang phản đối, cũng như ngay cả trong các trường hợp khi các nhà bất đồng chính kiến không phải là công dân Hoa Kỳ. Sau vụ bắt bớ ngày 17/11, các Dân biểu Loretta Sanchez, Zoe Lofgren và Neil Abercrombie đã cùng ký một lá thư ngỏ gởi Ngoại trưởng Rice, yêu cầu bà ta thúc đẩy Hà Nội trả tự do cho các công dân Mỹ. Trong trường hợp của ông Nguyễn Quốc Quân, nhà cầm quyền Hà Nội lúc đầu đã trả lời bằng cách giả vờ là họ không biết ông Quân là một công dân Hoa Kỳ — cả hơn một tuần lễ sau vụ bắt bớ, báo chí truyền thông quốc doanh đã mô tả tình trạng quốc tịch của ông Quân là “không biết”. Ít nhất là bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam đã dẹp bỏ cái vụ giả vờ đó.

Sự gia nhập của Việt Nam vào Tổ chức Mậu dịch Quốc tế và chuyến viếng thăm Tòa Bạch Ốc hồi tháng Sáu của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết là một bước quan trọng trong tiến trình thiết lập một quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ. Nhưng với quan hệ gần gũi hơn về kinh tế sẽ có sự quan sát chặt chẽ hơn về chính trị và những đòi hỏi về tinh thần trách nhiệm. Nếu chế độ Hà Nội muốn nằm trong vòng tay êm ấm của Hoa Thịnh Ðốn, thì việc bỏ tù những công dân Hoa Kỳ vì các hoạt động ôn hòa, là một cách không tốt đẹp gì để làm như vậy.

****

Vietnam’s American Prisoners

December 6, 2007

Vietnam has been working hard to improve its relationship with the U.S. Yet just eight months ago, Hanoi undermined that effort by imprisoning a human-rights activist with ties to the U.S. Now it is repeating the same mistake.

On Nov. 17, Communist authorities in Ho Chi Minh City broke up a small, peaceful meeting of democracy activists held in a private home. Among those arrested were Nguyen Quoc Quan and Leon Truong, both American citizens. Mr. Nguyen was born in Vietnam but fled to the U.S. in 1981, where he started a family, earned a doctorate and built a career in IT in Sacramento, California. Mr. Truong, also born in Vietnam, emigrated in 1979 and settled in Honolulu, Hawaii, becoming a citizen in 1985.

At the time of their arrest, Messrs. Nguyen and Truong allegedly were preparing to distribute pamphlets on nonviolent resistance. An official newspaper in Hanoi said they were found with 7,000 leaflets along with envelopes and postage. They had also brought into the country a new Vietnamese translation of “From Dictatorship to Democracy,” a nonviolence handbook published by the U.S.-based nonprofit, nongovernmental Albert Einstein Institution. Also arrested at the house were a French citizen, a Thai man and several local Vietnamese activists.

Hanoi’s continuing persecution of human-rights advocates of all kinds is bad enough. But the jailing of two Americans is made worse by the fact that it’s part of a pattern. In August 2006, Hanoi arrested another U.S. citizen, Cong Thanh Do, for similar activism. He was released and deported back to the U.S. more than a month later, but only after he went on a hunger strike and Members of the U.S. Congress protested his jailing.

In March of this year, Hanoi arrested yet another activist with ties to the U.S., Le Quoc Quan. A Vietnamese citizen, he was detained just days after returning home from a congressionally sponsored fellowship at the National Endowment for Democracy in Washington. He was freed in June after pressure from the U.S. government.

Hanoi may hope that such arrests will deter overseas Vietnamese from meddling in domestic politics, but if that’s the case it doesn’t seem to be working. According to Mai Huong Ngo, Mr. Nguyen’s wife, her husband was aware of the risks but decided to go anyway. “He loves Vietnam,” she told us last week, and as a naturalized citizen of a free country, “he deeply appreciates freedom.” “I know for sure my husband didn’t do anything wrong,” she said, adding that she hopes she and her two teenage children see her husband again by Christmas.

The U.S. embassy in Hanoi has finally been granted consular access to Messrs. Nguyen and Truong, although only after a long delay. Congress is again protesting, as it has even in cases where the dissidents were not U.S. citizens. After the Nov. 17 arrests, Reps. Loretta Sanchez, Zoe Lofgren and Neil Abercrombie signed an open letter to Secretary of State Condoleezza Rice asking her to press Hanoi for the Americans’ release. In Mr. Nguyen’s case, Hanoi initially responded by pretending that it didn’t know he’s a U.S. citizen — for more than a week after the arrests, state media reports described his nationality status as “unknown.” At least now the authorities have dropped that pretense.

Vietnam’s accession to the World Trade Organization and President Nguyen Minh Triet’s June visit to the White House were significant steps in the process of forging better ties with the U.S. Yet with closer economic relations will come tighter political scrutiny and demands for accountability. If Hanoi wants to stay in Washington’s good graces, imprisoning Americans for peaceful activism is a particularly bad way to do it.

The Wall Steet Journal

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.