Đầu Tư Vào Tự Do Dân Chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 1989, trong số báo đầu tiên của tạp chí Thế Kỷ 21, cố Giáo Sư Nguyễn Long Thành Nam đã nhắc đến một sự kiện ít người nêu lên lúc đó, là tổng số lợi tức do người Việt Nam ở hải ngoại tạo được mỗi năm tính ra cũng bằng hoặc cao hơn tổng sản lượng của người Việt trong nước. Nếu tính theo đầu người thì lợi tức bình quân của người Việt hải ngoại chắc chắn cao hơn đồng bào trong nước nhiều lắm.

Tất nhiên, người Việt ở đâu thì khả năng bẩm sinh cũng như nhau. Lợi tức của một người sống ở Mỹ hoặc Canada cao hơn một người sống ở Việt Nam là do khung cảnh kinh tế nước giàu khác nước nghèo.

Nhưng khi nói Mỹ hoặc Canada khác Việt Nam hoặc Trung Quốc, là khác ở chỗ nào, là khác cái gì? Ðó là một thắc mắc đáng tìm hiểu.

JPEG - 108 kb
Ngân Hàng Thế Giới.

Một cuộc nghiên cứu do Ngân Hàng Thế Giới thực hiện trước đây 2 năm đã thử tìm câu trả lời cho thắc mắc này. Và những kết luận của cuộc nghiên cứu này cho thấy những nước theo chế độ tự do dân chủ có thể phát triển kinh tế nhanh hơn vì một lợi thế cao hơn các nước độc tài, do những “vốn vô hình” tạo nên. Trong số những vốn vô hình đó, có các định chế dân chủ, như hệ thống pháp luật độc lập và hữu hiệu, quy tắc pháp trị được tôn trọng, hoặc nền giáo dục được nâng cao và phổ cập tới nhiều người dân.

Chúng ta có thể lấy một thí dụ trong bản báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới tựa đề là “Tài sản quốc gia từ đâu ra?” (Where is the Wealth of Nations), so sánh Canada và Trung Quốc.

Một người Trung Hoa sống ở Canada tạo ra lợi tức cao hơn một người cùng chủng tộc sống ở Trung Quốc. Lý do vì người ở Canada, tính trung bình, được sử dụng nhiều tài sản, sinh lợi nhiều hơn. Loại thứ nhất là tài nguyên thiên nhiên, mỗi người Canada được sử dụng tài nguyên thiên nhiên trị giá 35 ngàn đô la Mỹ. Người dân Trung Quốc chỉ được dùng hơn 2 ngàn. Thứ hai là những tài sản nhân tạo, các thứ tư bản do con người tích lũy nhiều đời để lại, như nhà máy, đường, tàu, vân vân; ở Canada mỗi người được dùng 54 ngàn đô la, còn ở Trung Quốc chỉ có 3 ngàn. Khi chúng ta được sử dụng một số vốn liếng lớn hơn, tất nhiên chúng ta sẽ tăng lợi tức và tài sản.

Sau khi đã tính sản năng do hai loại tài sản, thiên nhiên và nhân tạo, mà người dân mỗi nước có thể dùng, người ta thấy sự chênh lệch giữa hai nguồn vốn đó có thể giải thích tại sao lợi tức của người dân các nước nghèo như Trung Quốc lại thấp hơn những nước giàu như Canada. Nhưng khi nhìn vào các con số thì vẫn thấy các tài sản thiên nhiên và nhân tạo chưa giải thích được đầy đủ tại sao mức chênh lệch lại cao như trong thực tế. Vì tài sản tính theo đầu người của dân Canada lên tới 325 ngàn Mỹ kim, còn dân Trung Quốc chỉ có 9,400 Mỹ kim; lợi tức người Canada trên 22 ngàn một năm, người Trung Quốc khoảng 900.

Có một nguyên nhân nào khác giải thích sự chênh lệch giữa hai nước, ngoài hai loại vốn thiên nhiên và nhân tạo? Phần không thể giải thích được đó, được gọi là “tài sản vô hình” (intangible wealth). Bản báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới cho biết: Một người Trung Hoa sống ở Canada được sử dụng một tài sản vô hình khoảng 236 ngàn Mỹ kim, còn một người dân Trung Quốc chỉ được dùng hơn 4 ngàn Mỹ kim tài sản vô hình. Một người Mễ sống ở Mỹ được sử dụng 418 ngàn Mỹ kim thuộc loại vốn vô hình, còn nếu sống ở xứ Mexico thì chỉ được dùng 34 ngàn mà thôi. Cho nên người Mễ sống ở Mỹ mới có tiền gửi về giúp thân nhân ở quê nhà, cũng như người Việt mình vậy.

JPEG - 74.7 kb

Cuộc nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới đã phân tích 120 quốc gia nhưng trong đó lại không có Việt Nam! Giả thiết Việt Nam cũng tương tự như Trung Quốc, chúng ta thấy cuộc nghiên cứu này có thể giải thích được nhận xét của cố Giáo Sư Nguyễn Long Thành Nam khi được tạp chí Thế Kỷ 21 phỏng vấn vào Tháng Tư năm 1989. Một người Việt sống ở Úc chẳng hạn coi như được sử dụng số “vốn vô hình” 289 ngàn Mỹ kim, còn một đồng bào chúng ta ở trong nước chỉ được dùng khoảng 4 ngàn. Nói chung, ở các nước giàu tại Âu Châu, Bắc Mỹ và Úc, Nhật Bản, số vốn vô hình chiếm 80 phần trăm tài sản quốc gia, còn tại những nước nghèo như Trung Quốc, Việt Nam, tỷ lệ “vốn vô hình” chỉ là 59%.

Những thứ gọi là “tài sản” hoặc “vốn vô hình” là cái gì? Thứ nhất là con người, trình độ giáo dục và khả năng của họ. Thứ hai, một thứ “vốn xã hội” nằm trong nếp sống văn hóa, mọi người trong nước khi giao thiệp có tín nhiệm nhau không, có tinh thần cộng tác hỗ tương hay không. Và phần sau cùng quan trọng hơn nữa là những thứ do định chế chính trị gây dựng lên. Chính phần sau cùng này cho chúng ta thấy là một nước theo chế độ dân chủ tự do tạo nên được những “vốn vô hình” góp phần vào việc phát triển kinh tế. Muốn tạo thêm “vốn vô hình” thì nên sớm thiết lập các định chế tự do dân chủ.

Trong loại “vốn vô hình” do chế độ chính trị dân chủ tạo được, có tinh thần trọng pháp, rule of law, một thứ khác là trình độ học vấn của người dân thì không tùy thuộc chế độ chính trị. (Nhưng so sánh trình độ giáo dục ở Việt Nam Cộng Hòa trước đây và ở miền Nam dưới chế độ cộng sản bây giờ, thì chúng ta thấy chế độ chính trị xấu có thể làm hại cho việc giáo dục). Tinh thần trọng pháp là hệ quả của chế độ chính trị dân chủ, khi các những người có chức có quyền cũng phải tuân theo luật lệ như người dân, khi luật pháp là để phục vụ lợi ích chung chứ không phải để cho một thiểu số hưởng quyền hưởng lợi, khi hệ thống tư pháp độc lập với những người nắm quyền hành pháp, vân vân. Chúng ta biết rằng giáo dục là một yếu tố quyết định cho tương lai kinh tế một quốc gia. Ðầu tư vào giáo dục, nâng cao học vấn và khả năng của người dân là đầu tư vào tương lai đất nước. Nhưng còn việc thay đổi chế độ để cho luật pháp được tôn trọng, quan chức bớt lạm quyền, người dân ý thức được quyền công dân và trách nhiệm trước luật pháp của họ, thì ảnh hưởng tới kinh tế như thế nào?

Cuộc nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới đã so sánh sự đóng góp của hai yếu tố, tinh thần trọng pháp trong xã hội, và số năm học trung bình của người dân, coi khi thay đổi hai yếu tố đó thì hậu quả trên tài sản vô hình của mỗi nước sẽ thay đổi thế nào. Cuộc nghiên cứu cho thấy nếu chỉ số tinh thần trọng pháp tăng thêm được một phần trăm thì “vốn vô hình” của cả nước tăng thêm được 0.83 phần trăm. Còn nếu số năm học trung bình người dân tăng thêm một phần trăm thì “vốn vô hình” của quốc gia tăng được 0.53%. Có nghĩa là thay đổi các định chế xã hội để dân trong nước được sống tự do dân chủ và có tinh thần trọng pháp hơn thì lợi ích kinh tế cao hơn gấp rưỡi việc phát triển giáo dục.

Chỉ số tinh thần trọng pháp được tính toán dựa trên hàng trăm yếu tố có thể đo lường được, với khoảng 25 nguồn tài liệu do 18 tổ chức quốc tế nghiên cứu riêng. Chẳng hạn người ta đo xem dân chúng trong nước có thấy những người nắm quyền tôn trọng pháp luật hay không. Trên thang điểm 100 là tối đa, Thụy Sĩ được điểm 99.5; nước Mỹ được 91.8; còn những nước như Nigeria chỉ được điểm 5.8!

Nếu một nước nâng cao tinh thần trọng pháp thì việc kiểm soát để giảm bớt tham nhũng có cao hơn không? Xã hội có ổn định hơn không? Chính phủ làm việc có hiểu quả hơn không? Cuộc nghiên cứu cho thấy cả ba câu đều trả lời có, và họ diễn tả bằng các con số. Tinh thần trọng pháp có ảnh hưởng tới lòng tín nhiệm trong xã hội, tới phẩm chất của luật lệ, nhưng ảnh hưởng lớn nhất là trên việc bài trừ tham nhũng (số đo tương ứng là 0.975), rồi tới hiệu quả của chính quyền (0.945) và sự ổn định của xã hội (0.908).

JPEG - 60.2 kb

Trên đây là một số, rất nhỏ, những điều tìm ra trong bài nghiên cứu dày gần 200 trang của Ngân Hàng Thế Giới vào năm 2005. Chúng ta có thể trả lời câu hỏi của nhiều người: Chế độ chính trị được dân chủ hóa thì có ích lợi gì cho việc phát triển kinh tế hay không? Chắc chắn là có. Sống trong chế độ tự do dân chủ người ta tự nhiên làm việc hăng hái hơn, vì biết rằng có pháp luật công minh bảo vệ, không sợ “thằng nào” nó bỗng dưng ban ra một chỉ thị để cướp đoạt tài sản do công lao mình xây dựng nên. Sống trong tự do dân chủ thì sẽ những tay nhảy vào guồng máy chính quyền để ăn cắp sẽ bị dân bỏ phiếu lật đổ, cho người khác lên thay chứ không để cho một lũ tham nhũng che đậy cho nhau. Chỉ cần suy nghĩ như vậy, cũng thấy là khi một nước có tự do dân chủ thì kinh tế phải phát triển tốt hơn. Nhưng khi thấy những cuộc nghiên cứu khoa học chứng minh điều đó thì chúng ta càng tin tưởng hơn vào tự do dân chủ. Ðầu tư vào việc xây dựng tự do dân chủ tức là đầu tư vào tương lai đất nước! (Người Việt; Thursday, November 15, 2007

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…