Marx Chết Nhưng Stalin Vẫn Còn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 56 kb
Karl Marx

Ông Sam Shuster, một giáo sư y khoa chuyên dậy các bệnh ngoài da, đã tìm trong những di cảo thư từ của Marx, thấy người khai sáng chủ nghĩa cộng sản bị bệnh mụn nhọt ghẻ lở rất tội nghiệp. Điều này các tiểu sử của Marx đã viết cả rồi. Nhưng ông Shuster cũng nêu lên một sự thật mà mọi người tránh không nói. Là bệnh ghẻ lở đã khiến Karl Marx trở thành bực tức, mất tự tin, hay giận dữ, và ông trút nỗi tức giận của mình lên thế giới chung quanh.

Chứng bệnh gọi là hydradentinis suppurativa (HS) thường gây ra mụn ghẻ ở nhưng trên thân thể nơi có nhiều tuyến tiết mồ hôi. Giáo sư Shuster nói người bệnh này hay bị nhọt nổi lên, rất đau đớn. Vì vậy Marx hay nổi cáu, văn chương ông mang giọng oán hận và trả thù đời. Đọc bản Tuyên ngôn Cộng Sản thấy giọng văn quyết liệt hùng hồn của Marx. Shuster dẫn chứng một câu Marx viết trong lá thư gửi Engels năm 1867: “Bọn tư sản sẽ nhớ mãi những mụn nhọt của tôi cho tới ngày chúng chết!”

JPEG - 59.5 kb

Có lẽ hàng trăm triệu người vô tội bị các lãnh tụ cộng sản thủ tiêu cũng là nạn nhân của những cơn đau đớn mà Karl Marx phải chịu đựng. Trong đó, con số lớn nhất là những người Nga đã bị Stalin giết trong cuộc “Đại Khủng bố” hồi thập niên 1930. Ngày Thứ Ba vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới trại lính Butovo để tưởng niệm các nạn nhân Đại khủng bố của Stalin. Ngoài mấy chục triệu nông dân Nga và các nước phụ thuộc chết đói vì chính sách tập thể hóa của ông, chính Stalin đã ra lệnh giết hàng triệu người vô tội khác trong những chiến dịch thanh trừng này. Tổng cộng số nạn nhân lên tới ba bốn chục triệu. Cuộc đại khủng bố mở màn sau khi Sergei Kirov, bí thư thành ủy Leningrad (nay đổi trở lại tên cũ, Saint Petersburg) bị ám sát. Hầu hết những ủy viên Bộ Chính trị lúc Lenin còn sống đã bị Stalin giết, như Zinoviev, Kamenev, Rykov và Bukharin. Ngoài các cán bộ cộng sản cao cấp còn hàng triệu thường dân vô tội đã bị Stalin ra lệnh bắn chết. Riêng ở trại lính tại Butovo một giáo sĩ nhân chứng đoán có 60 ngàn người bị công an mật vụ bắn trong vòng một năm, hồi 1937 – 1938, “có những nông dân, công nhân, các viên chức, có cả một gánh hát từ miền Baltics bị giết hết sạch.” Số người bị sát hại cao nhất vào năm 1937, cho nên năm nay người Nga mới tưởng niệm 70 năm những nạn nhân cơn đại họa đó. Ông Vladimir Putin vốn là một cựu sĩ quan công an mật vụ KGB, bây giờ chính ông lên tiếng kêu gọi dân Nga đừng bao giờ để xẩy ra những tai họa khủng khiếp như thời 1930 nữa.

JPEG - 40.7 kb

Ông Hồ Chí Minh có mặt ở Moskva trong thời gian từ 1934 đến 1938. Khi đó ông đóng vai một sinh viên cấp cao trong trường huấn luyện của Đệ Tam Quốc Tế, có lúc được làm phụ khảo dậy các cán bộ cộng sản người Việt du học. Ông Hồ lúc đó đã bị hạ tầng công tác và đang bị nghi ngờ, ông suýt bị giết nếu không được người chỉ huy trực tiếp là Dimitry Manuilsky cứu. Ông Hồ biết mình có thể nằm trong danh sách bị thủ tiêu, và rất sợ cuộc thanh trừng tàn bạo của mật vụ Stalin. Cho nên ông đã phải viết nhiều bài làm “tài liệu học tập” để chứng tỏ mình trung thành với vị chúa điện Kremlin. Các bài đó chỉ lập lại bản Tuyên ngôn Cộng Sản và các bài học của đảng viên Cộng Sản Liên xô. Ông Hồ chỉ cốt có dịp trích dẫn các lời Stalin nói để tỏ lòng tận trung, ông viết những câu như, “Đồng chí Stalin ngàn lần nói đúng!” Năm 1935 ông Hồ chỉ được đóng vai phụ trong Đại hội Đệ Tam Quốc tế lần thứ bẩy. Ba người đại biểu chính thức của đảng Cộng Sản Đông Dương là Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Non (người Tầy) và Nguyễn Thị Minh Khai.

JPEG - 6.8 kb

Tài liệu của Đông phương bộ Đệ tam Quốc tế cho biết đầu năm 1931 ông Hồ đã xin phép lấy vợ, bà Minh Khai lúc đó cũng sống ở Hồng Kông với ông Hồ. Trong đơn điền đơn ghi tên tham dự Đại hội Bẩy bà Minh Khai viết mình là vợ của Quốc, tức ông Hồ, mặc dù mật thám Pháp thì ghi rằng bà là nhân tình của Trần Ngọc Danh (hai người đó cộng tác với nhau xây dựng lại đảng ở Thượng Hải, Hồng Kông vào năm 1932 trong lúc ông Hồ vắng mặt). Nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam thì vẫn coi bà là vợ Lê Hồng Phong.

Giai đoạn này trong cuộc đời Hồ Chí Minh còn những dấu vết gây ảnh hưởng sau này. Ông được trang bị với những lời văn đầy uất hận của Karl Marx, lại học được các thủ đoạn tàn bạo của Stalin. Nước ta lúc đó chưa có giai cấp tư bản, nhưng ông Hồ vẫn hô hào chống tư bản để được Stalin trợ cấp tiền hoạt động. Ông biết chế độ độc tài mật vụ khủng khiếp như thế nào, nhưng khi về Việt Nam ông đã dựng lên một chế độ giống hệt. Bây giờ các đảng viên con cháu ông đang học tập thói làm ăn thời tư bản hoang dã nhưng chế độ công an đảng trị mà ông lập ra vẫn tiếp tục tác hại.

Hành động của công an cộng sản ở huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn đánh trọng thương ông Nguyễn Phương Anh, một người đang lên tiếng đòi dân chủ cho dân Việt Nam, là một bằng chứng cho thấy công an vẫn hoành hành không coi có thứ pháp luật nào cả. Ông Phương Anh từ Hà Nội đi thăm bạn, mới vào trong nhà uống nước thì bị công an tới hỏi. Lúc đầu họ viện cớ thấy người lái xe gây tai nạn chạy vào nhà này; sau không có bằng cớ nào bèn quay ra hỏi giấy tờ, rồi lôi người ta ra khỏi nhà cho một đám côn đồ đánh đập. Vụ khủng bố này không lớn như những cuộc khủng bố thời Stalin, nhưng cả hai đều cùng do một nguyên nhân: Khi trao quyền hành tuyệt đối cho cán bộ, công an mật vụ, cốt bảo vệ quyền lợi các lãnh tụ đảng, thì đám công an sẽ lộng hành, không cần lẽ phải và bất chấp pháp luật.

Khi dựng lên một hệ thống cai trị độc tài rồi thì cái guồng máy đó sẽ tiếp tục chạy không cách nào kìm hãm nổi, trừ khi làm một cuộc cách mạng lật đổ chế độ mật vụ đó, như người Nga và dân các nước cộng sản Đông Âu đã làm. Thay đổi kinh tế mà không thay đổi chính trị thì chỉ làm cho guồng máy công an mật vụ thêm động cơ hoạt động mạnh hơn thôi. Vì trong kinh tế tư bản hoang dã, người ta sử dụng quyền hành để bảo vệ tham nhũng; quyền hành càng lớn thì tham nhũng càng dễ. Nhật báo Financial Times mới kể chuyện một nông dân Trung Quốc bị guồng máy công an hành hạ. Từ năm 1992 gia đình ông Fu Xian Cai đã theo lệnh chính phủ Bắc Kinh bỏ nhà bên dòng Trường Giang, dọn đi nơi khác ở để ông Lý Bằng xây đập Tam Hạp. Chính phủ hứa sẽ bồi hoàn mỗi nhà 30,000 nhân dân tệ (khoảng 5,000 mỹ kim), nhưng cuối cùng người dânï chỉ nhận được 5,000 đồng.

Vậy thì tiền chạy đi đâu mất? Vào túi các quan chức, từ tỉnh tới thành phố, xuống tới các quận huyện, và cuối cùng là xã thôn! Chính phủï hứa sẽ xây dựng các nhà máy ở nơi định cư mới cho nông dân dời nhà tới nơi mới sẽ có việc làm. Các cơ xưởng này được trao cho bà con của các vị quan chức quản lý, nhiều nơi nay đã tuyên bố phá sản, có nơi chưa bắt đầu hoạt động đã đóng cửa! Ông Fu đã khiếu nại, từ làng lên đến tỉnh, và lên tận Bắc Kinh. Ông cho con đi học luật vì nghĩ rằng nó sẽ thành luật sư giúp bố thưa kiện. Nhưng cuối cùng vẫn vô hiệu. Kiện mãi không được, ông Fu Xian Cai có lúc đã than thở với các nhà báo người Đức. Thế là ông, cũng như ông Nguyễn Phương Anh ở Hà Nội, bị gán tội “chống lại tổ quốc.” Năm ngoái, một hôm ông đang đi bộ trong làng thì bị một người đánh vào cẳng, chưa kịp phản ứng thì lại một người khác đánh vào gáy, bất tỉnh! Từ đó ông bị tê liệt. Chính phủ Đức đã phản đối chính quyền Bắc Kinh, nhưng vô ích. Hiện nay người Đức tự coi họ có trách nhiệm trước hoạn nạn của ông Fu, đang giúp ông lên Bắc Kinh điều trị để tránh đám công an địa phương, và mỗi tháng tặng 5,000 nhân dân tệ.

Các lãnh tụ cộng sản ở Bắc Kinh và Hà Nội có biết những hành động đó là vi phạm nhưng dân quyền ghi trong bản hiến pháp của họ hay không? Chắc chắn họ biết, và chắc nhiều người cũng muốn sửa đổi. Nhưng họ không làm chủ được một guồng máy do các ông Mao và ông Hồ đã dựng lên, nay họ phải để cho guồng máy tự nó chạy, như một chiếc xe tăng không cần người lái! Ông Fu Xian Cai than, “Ông bí thư quận ủy nói một tiếng, bản hiến pháp cũng vứt đi!”

Trong hai di sản mà các ông Mao, ông Hồ để lại, chủ nghĩa đã tàn rồi, nhưng cơ chế chưa mất. Bây giờ các lãnh tụ cộng sản không còn nhắc tới những tuyên ngôn của Karl Marx nữa vì chính họ đang tự cải tạo thành tư bản cả. Họ không chịu hậu quả những mụn nhọt làm ông Marx đau đớn nữa. Nhưng guồng máy công an truyền từ ông Stalin thì vẫn còn đó, chưa thay đổi chính trị thì chưa xóa bỏ được.

Nhưng những tay đầu gấu hành hung ông Nguyễn Phương Anh họ nghĩ gì khi xông vào đánh đập một con người? Chắc họ không suy nghĩ gì cả. Họ là những người làm theo lệnh trên, như những bánh xe răng cưa trong một guồng máy, máy chạy thì răng cưa phải quay. Tất cả những người trong guồng máy công an mật vụ cộng sản đều phải chạy trong một guồng máy vô hồn như vậy. Họ cũng là những nạn nhân bị các ông Stalin, Hồ Chí Minh đặt vào trong guồng máy, cho tới khi nào được thả ra vì cả cỗ máy ngưng chạy mới thôi.

JPEG - 55.6 kb
Cố Tổng Thống Boris Yeltsin và Tổng Thống Vladimir Putin.

Năm 1990 khi ông Yeltsin ở nước Nga đứng ra chống phe đảo chính định lật đổ Gorbachev, những người cầm đầu mật vụ KGB bất động, các sĩ quan thuộc cấp không nhận được lệnh, thế là cả guồng máy cũng bất động theo, cuộc cách mạng dân chủ ở Nga đã bùng lên lật đổ chế độ cộng sản. Không phải là các sĩ quan KGB lúc đó ủng hộ cách mạng dân chủ. Họ chỉ chờ lệnh mà không thấy lệnh! Bây giờ các sĩ quan KGB cũ lại quy tụ chung quanh ông Putin nắm quyền hành ở Nga, nhưng họ cũng biết nên theo luật chơi mới. Họ có thể tìm cách mị dân để kiếm phiếu, tìm cách tập trung quyền hành để lấn áp các người đối lập, nhưng họ vẫn còn tôn trọng một thứ luật pháp. Đặc biệt, họ đã từ bỏ hai thứ, là chủ nghĩa Mác và độc quyền cai trị của một đảng. Bây giờ cựu sĩ quan KGB Vladimir Putin đang làm tổng thống cũng kêu gọi ở nước Nga phải có những cuộc tranh luận chính trị.

Cho nên công an mật vụ là định chế mạnh nhất nhưng cũng yếu nhất trong guồng máy cai trị cộng sản. Hai yếu tố làm cho guồng máy đó mạnh, một là lòng tin vào mục đích sau cùng mà Karl Marx đã vẽ ra; hai là nỗi sợ hãi bị thanh trừng, bị thủ tiêu nếu không theo lệnh các lãnh tụ. Cả hai yếu tố đó không còn nữa. Các đảng Cộng Sản ở Trung Quốc và Việt Nam đã thay thế chủ nghĩa Mác bằng chủ nghĩa kim tiền. Vì họ phải mở cửa để kiếm đô la, cho nên ý thức của người dân về quyền lợi của mình cũng lên cao. Các cơ hội sinh sống ngoài guồng máy đảng và nhà nước được mở ra, người ta không còn sợ hãi bị mất nồi cơm như trước nữa. Dư luận quốc tế cũng trở thành những hạn chế không cho các chế độ độc tài lộng hành. Cho nên, sau khi chủ nghĩa của Karl Marx đã cáo chung, chế độ công an mật vụ kiểu Stalin ta sớm muộn sẽ chấm dứt.

JPEG - 53.2 kb
Tổng Thống Vladimir Putin.

Chính ông Putin bây giờ lại đề cao các nạn nhân của Stalin; ông nói trong buổi lễ tưởng niệm rằng: “Hàng trăm ngàn, hàng triệu người đã bị giết, bị đưa vào trại cải tạo, bị bắn và hành hạ, tra tấn. (Chỉ vì) họ là những người can đảm có ý kiến riêng và dám nói thẳng ra không sợ hãi. Họ là tinh hoa của dân tộc chúng ta!” Putin cũng ám chỉ tới chủ nghĩa Marx khi nói những thảm kịch của cuộc đại khủng bố thời Stalin, “là do những lý thuyết hấp dẫn nhưng trống rỗng đã được tôn thờ, cao hơn các giá trị căn bản là đời sống, tự do, quyền làm người.” Những người ở Việt Nam đã được KGB huấn luyện chắc đều nghe được tiếng Nga và hiểu những lời nói đó. Chế độ độc tài nào cũng sẽ chấm dứt. Nên tu nhân tích đức ngay từ bây giờ. (Người Việt; Thursday, November 01, 2007)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.