Thư Tố Cáo Cán Bộ Lãnh Đạo Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2007

THƯ PHẢN ẢNH

Về các vị lãnh đạo của TP.Hà Nội: Nguyễn Quốc Triệu, Đỗ Hoàng Ân, Lê Quý Đôn và Phạm Quang Nghị

Xin kính gửi tới: Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước, Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ & Đồng chí Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư

Kính thưa các đồng chí,

Tôi là Trần Văn Trằn, Đảng viên công tác tại một ban ngành của Đảng ở trung ương, nay đã về nghỉ và sống tại Xuân La, Tây Hồ Hà Nội. Tôi có được tham khảo thư phản ảnh của một cán bộ công tác tại UBND thành phố Hà Nội về ông Đỗ Hoàng Ân, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, liên quan đến dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây. Do đặc tính công việc lúc tại chức và lúc nghỉ có thời gian tìm hiểu nên tôi biết được một số vụ việc liên quan các ông lãnh đạo Hà Nội chiếm đất di tích chùa Vạn Niên tiến hành xây khách sạn nhưng không thành bị dân ngăn cản và vụ nắn đường quan cửa nhà quan tại dự án kè Hồ Tây qua cụm 3 Xuân La. Về ông Nguyễn Quốc Triệu, nguyên là chủ tịch UBND TP Hà Nội nay lên làm Bộ trưởng Bộ Y tế cùng cấp phó của ông tại UBND TP Hà Nội, đã mua chức Bộ trưởng Bộ Y Tế ra sao, việc Văn phòng chính phủ và Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng bị các ông cho vào tròng như thế nào, việc mua chuộc Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin liên quan gần 5.000m2 đát di tích chùa Vạn Niên để cho các ông chiếm đoạt của dân ra sao. Qua đó các đ/c thấy được cái căn bệnh “vô phương cứu chữa” nó ràng buộc móc xích ra sao và tại sao nó lại là một “quốc nạn”.

Vừa qua, ngày 8/9/2007, trong cuộc họp triển khai chỉ thị 20, đ/c Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy có nói đến những cán bộ cấp dưới, những người mà đ/c Nghị cho là “mọi khiếu kiện của dân kéo dài là do các cán bộ cấp dưới báo cáo sai sự thật làm cấp trên xử lý cũng sai”. Sự thật có đúng như đ/c Nghị nói không?

Như chúng ta biết, ngay sau ngày triển khai chỉ thị 20, đ/c Nghị đã trực tiếp đi kiểm tra tại vườn thú Thủ lệ về 5.000m2 đất của vườn thú cho thuê làm nhà hàng, quán karaoke mà đ/c Nghị phê phán là vi phạm với 4 cái sai. Mặc dù có mặt đ/c tại hiện trường, nhưng mọi việc kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, người ta cũng chẳng thèm để ý đến việc có ông Bí thư thành ủy đến kiểm tra. Chỉ thế thôi đã thấy cái chỉ thị 20 của đ/c không có một chút uy lực nào. Đ/c Nghị thừa biết diện tích đất cho thuê này là do chính bà Chinh phu nhân của đ/c Phạm Chuyên, thiếu tướng, nguyên giám đốc công an thành phố Hà Nội đứng ra thầu và được công an quận Ba Đình bảo lãnh, trong đó có cả cổ phần của đ/c Nguyễn Quốc Triệu, nguyên là chủ tịch UBND thành phố Hà Nội hiện là Bộ trưởng Bộ Y Tế và hiện nay nhiều vị trí bà Chinh đã sang tay 3 -4 chủ rồi. Vậy là ở đây nếu đổ tội tại cán bộ cấp dưới thì có đúng không, hay là do cái sự “nhà dột từ nóc”? Ta thử tìm hiểu một số việc mà chính các ông “quan” Thành phố đã thực thi xem sao.

Về vị Tổng đốc Hà thành Nguyễn Quốc Triệu xưa và là Bộ trưởng Bộ Y Tế thời nay:

JPEG - 5.4 kb
Nguyễn Quốc Triệu.

Học trường Y Hà Nội, đi bộ đội, tham gia quan trường để làm quan, lên như diều gặp gió, quyền cao chức trọng, ông có bằng tiến sỹ xã hội học, thế mà ông không thể làm tốt trong vị trí chỉ huy của mình, lại bị bọn quần thần gian dối phò tá nên rất hay “huyên thuyên”. Ở Hà Nội từ trước người ta lưu truyền câu vè vằn vèo dân giã là: “Giàu như Phú, lú như Trọng, lật lọng như Nghiên, tiêu tiền như Triệu” hay là “Giàu như Phú, lú như Trọng, đầy bọng là Nghiên, huyên thuyên là Nguyễn Quốc Triệu”.

Ông Triệu, khi ông là chủ tịch của Hà Nội thì ông đẻ ra các cụm từ rất lạ, thí dụ như: Để bán cho ông Hoàng Văn Nghiên ngôi biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa, người ta ký vào một mảnh giấy đóng dấu treo gọi đó là “công thư” rồi ông gửi cái thư đăng trên báo gọi đó là “thư công tác”?!

Ngay sau khi sang làm bộ trưởng Bộ Y tế ông đưa ra khái niệm “Văn hóa phong bì” cho ngành y, vậy là dân nghèo sẽ bị một hệ lụy lớn đây. Ông tiến sĩ xã hội học Nguyễn Quốc Triệu công khai cái tệ nạn chuyên để “chạy” ấy: chạy chức, chạy quyền, chạy học, chạy bác sỹ, chạy án, chạy tội…lên thành một thứ văn hóa mà ông gọi là “văn hóa phong bì”. Ông là vua ăn tiền kiểu phong bì, đã ăn giỏi thì tiêu cũng giỏi, thế nên mới được cái mệnh danh “tiêu tiền như Triệu”.

Rồi đến mấy nhịp cầu dẫn Cần Thơ đang làm bị sập, các nạn nhân đang cần phải được quan tâm cứu giúp trên hết, các bác sỹ, y tá, các lực lượng công an… dĩ nhiên phải vào cuộc. Trong khi đang ra sức kêu gọi nhân dân quyên góp để giúp đỡ những người bị nạn thì ông Bộ trưởng tung ngay ra 290 triệu đồng của nhà nước để “ban thưởng” cho các đơn vị ăn lương nhà nước đi làm nhiệm vụ. Nói dại, cứ thế này thì người ta lại mong có nhiều vụ tai nạn hơn nữa để được nhận nhiều “ban thưởng” của ông Triệu. Thực không ai hiểu nổi cái đầu ông nghĩ gì?. Phải chăng điều ông muốn quan tâm là việc muốn làm nổi mình, thế là ông ban thưởng.

Ở đây tôi muốn nêu là nhân dân Hà Nội, nhất là nhân dân Tây Hồ chẳng lạ gì những trò này của ông, xin kể một câu chuyện, trước đại hội Đảng X, để cầu cho mình trúng được ủy viên trung ương, ông thường dùng xe công cùng vợ đi lễ bái ở Phủ Tây Hồ, mỗi lần đến ông đều mang xe vào tận sân chùa mà giấu, cố che cái biển số mà nhìn thấy ai cũng biết là của ông Chủ tịch TP, nhưng không may cho ông là cái chị béo ở ngay trước cửa Phủ Tây Hồ phát hiện ra, túm lấy gọi dân ra mà kêu mà kiện về cái dự án kè Hồ Tây đầy sai phạm tại Quảng An. Cánh nhà báo thì có bằng chứng lên khuôn là ông dùng xe công đi lễ vái. Vậy mà ông vẫn cãi bay cãi biến rằng thì mà là ông đi kiểm tra ngoài giờ đấy chứ và ông hứa ông sẽ giải quyết tuốt những gì dân yêu cầu, như nhổ 38 cái ki-ốt ở cạnh Phủ Tây Hồ mà kè Hồ Tây lợi dụng giải phóng đất để xây cho thuê. Để nặng ký cho việc giữ lại cái ghế chủ tịch UBND TPHN sắp đến gần, ông giả đò xuống Xuân La, thăm thăm thú thú, cốt chụp một pô ảnh đứng với ông chủ tịch phường, rồi đưa lên báo An ninh thủ đô (mà tay Tổng biên tập vốn là bồi bút của ông đã có lần bị ông thượng tá công an Nguyễn Kiến Quốc tố cáo) chú thích bên dưới bằng câu rất mị dân là “Chủ tịch Nguyễn Quốc Triệu đi kiểm tra giải quyết những vướng mắc ở phường Xuân La”.

Thế nhưng cái ông cụ 78 tuổi Đào Văn Huệ Đảng viên hơn 50 năm tuổi Đảng ấy lại nắm ngay được cái thóp của ông và gửi một bức thư ngỏ ngầm báo cho các vị lãnh đạo Đảng trên chóp bu biết, ý của cụ muốn thông báo với tổ chức Đảng rằng cái ông chủ tịch này giả dối. Trong thư ông cụ vạch ra bao nhiêu là sự việc cụ thể, còn nhắc tới gương hai cụ: “Cụ Hoàng Diệu, Cụ Nguyễn Tri Phương 2 vị Tổng đốc Hà thành vì không làm tròn nhiệm vụ trong hoàn cảnh đất nước li loạn, lòng dân tan rã, đế quốc Pháp xâm lược…, người tuẫn tiết, người nhịn ăn đến chết để tỏ rõ khí tiết của mình, để lại tiếng thơm muôn thủa. Ông Chủ tịch Nguyễn Quốc Triệu là quan Tổng đốc thời nay, với những việc làm nêu trên liệu chúng tôi còn có chỗ gửi gắm lòng tin hay không?” (trích thư ngỏ của cụ Đào Văn Huệ gửi chủ tịch UBND TPHN ngày 8/1/2007).

Vậy lúc ông Triệu còn là quan Tổng đốc, nhân dân giao ông phải giữ Thành chống lại bọn giặc nội xâm là bọn tham nhũng khi chúng còn chưa mạnh, trong khi nhân dân thì rất căm ghét chúng, sẵn sàng ủng hộ công cuộc chống tham nhũng này, bằng chứng là những đơn thư tố cáo của người dân đã dám chỉ đích danh người và việc, thế mà ông Triệu lại bỏ chạy theo giặc, dối trá, chỉ tìm cơ hội đánh bóng mình, giả vờ đi kiểm tra, chỉ là để chụp ảnh lên báo, chứ sự thực thì ông để cho cấp dưới tha hồ thịt dân đen, chúng càng ngày càng làm càn, càng lộng hành. Còn bây giờ khi ông chễm chệ trên cái ghế Bộ trưởng Bộ Y Tế, ông lại cho phép ngành y được phép sử dụng “văn hóa phong bì”. Vậy đấy, trong ngành y nếu ở nước ngoài bác sỹ nhận phong bì của bệnh nhân thì đó là một điều quá sỷ nhục. Ông Nguyễn Quốc Triệu vì đã đi lên từ chức này đến chức khác bằng “chạy’, bằng “phong bì” nên ông mới coi đó là một thứ văn hóa.

JPEG - 42.3 kb
Nông Đức Mạnh.

Xin bật mí chuyện ông Triệu “chạy” ghế bộ trưởng Bộ y tế như thế nào: Nhằm tránh việc không phải ra về ông tìm cách xoay xở xin chuyển ghế cho mình hết chỗ này đến chỗ khác: Gợi ý về Bộ Y Tế, bị phản đối vì không trưởng thành từ chuyên môn. Gợi ý về Bắc Ninh, Bắc Ninh nói họ không thiếu nhân tài. Vậy là ông tìm đủ mọi cách xin ở lại Hà Nội. nhưng Hà Nội ông đã làm cho nó be bét ra rồi sao ở lại được nữa. Thế mà đùng một cái ông chễm chệ sang ngồi ghế Bộ trưởng Bộ Y tế? Ông phải dùng đến 1001 chiêu độc rồi. Một trong các chiêu ông đã sử dụng đến là nhắm cái ô lớn để biếu lô đất 400m2 tại võng thị bên bờ Hồ Tây, trước đây giành cho đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp không dễ gì bập. Vậy lại có cơ hội cho kẻ khác. Thế là ông Triệu nhanh tay nhanh chân “phong bì” ngay cho ông Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, tâng bốc thế nào mà ông Tổng nhà mình hửng mũi lên “Để tớ, mình mới xứng đáng nhận chỗ đó chứ” trước đó ông cũng đã thao tác cho ông con trai Nông Quốc Tuấn có liền 2 lô đất trên khu 1,38ha dự án kè Hồ Tây “đấu thầu” đầy tai tiếng ở phường Quảng An, mà chính Bộ Công an, ông thứ trưởng Lê Thế Tiệm đã công văn yêu cầu Công an Hà Nội làm rõ. Cán bộ điều tra CAHN đến điều tra một thời rồi lặn tăm một mạch, sau đó được nhận một suất đất phân lô tại khu CIPUTRA. Còn ông Tiệm cũng chạy mất dép, không dám nhắc nhở yêu cầu Công an Hà Nội báo cáo kết quả nữa. Chỉ mấy động tác đó thôi, ông được ung dung, ngẩng cao đầu bước sang ngồi vào cái ghế Bộ trưởng của Bộ y tế. Quen thói cũ, vừa chân ướt chân ráo ông đã hươu vượn ngay rằng các bệnh viện sẽ không còn cảnh 2 bệnh nhân một giường như đời Bộ trưởng cũ nữa. Ông đã nói, chúng ta hãy ghi nhận và chờ xem lời hứa của ông Bộ trưởng đi đến đâu, hay như ông hứa dỡ bỏ 38 ki ốt ở Quảng An nay vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.

Vụ chạy Văn phòng Chính phủ và Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng:

JPEG - 6.8 kb

Kết luận thanh tra Chính phủ về thanh tra kè Hồ Tây tại cụm 3 Xuân La ra ngày 17/01/2007 lại trúng vào dịp trước tết âm lịch, mùa biếu xén lễ lạt mà người ta dễ nhận nhất, có người gọi điện báo cho dân biết là chúng nó chở cả xe tiền đi biếu tết mà dân ở đây không cảnh giác gì cả, chúng biết mục tiêu duy nhất hiện nay là ông Trương Vĩnh Trọng, dân đừng tưởng có kết luận thanh tra là yên trí đâu. Do giỏi “chạy” hay do dẻo mồm, giỏi nài nỉ “để cho Hà Nội ổn định” mà đ/c Trọng sau tết ngày 5/3/2007 tổ chức cuộc họp và đã “phán” mấy câu xanh rờn trái khoáy, ngược hẳn với kết luận thanh tra chính phủ do đoàn thanh tra liên ngành thực hiện, mà chính đ/c chỉ đạo lập ra. Bản thảo kết luận đ/c Trọng đã được xem trước và đ/c đã đồng ý rồi thanh tra mới ký, vậy tại sao có sự trái khoáy này? Có người bảo chính bộ máy tham mưu ở Văn phòng Chính phủ đã “cài“ ông Trọng, lợi dụng lúc ông sơ hở để lừa ông ký có người bảo đó là tay Minh Vụ trưởng khiếu nại tố cáo, người có la liệt đất dọc Hồ Tây mạn Quảng An. Nhiều người quen thân ông Trọng gọi điện cảnh báo, đ/c Trọng bảo “tôi có nói thế đâu”.

Như vậy là đ/c Trọng nhà mình cũng biết tỏng tòng tong rồi. Đ/c không nói thế thì chỉ có bọn văn phòng Chính phủ sàng xê xào xáo cái văn bản “thông báo 40” chứ còn ai vào đây được nữa. Ở trong Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, có người còn nghe được cả giọng ông Triệu nói điện thoại từ đảo xa về khi báo tin mừng đã lật được thế cờ: ”Tôi biết ngay mà, thế nào Cha ấy cũng ký”. Cái từ “cha ấy” sao mà đắt thế, phải nói đầy đủ là “thằng cha ấy”, kiểu tỏ ý khinh bỉ, hặc là ăn nhưng giả vờ liêm khiết, hoặc là có liêm khiết đến mấy cũng bị chúng nó cho dính đòn (đ/c Trọng là người được tiếng liêm khiết khi còn ở Ban Nội chính TƯ: Hội nghị xong ra ăn mì tôm với lính, phân nhà cho không nhận …, trừ vụ Quách Lê Thanh nhờ giải cứu, rất thối). Vì ông được cục tiền to quá ngoài sức tưởng tượng của ông nên lúc nào ông cũng nơm nớp. Có tật giật mình, ông nghĩ lúc nào họ cũng sẵn sàng soi ông, nên ra quốc hội ông cứ tự thanh minh “làm gì có chuyện mua chuộc đến 70.000 đô la”.

Về Ông Đỗ Hoàng Ân và ông Lê Quý Đôn, các phó chủ tịch TP Hà Nội:

Là cấp phó của ông Triệu ở Hà Nội. Hai ông này đã đạt tới đỉnh cao trí tụệ của tham nhũng, ông Ân “ ăn” khi thực hiện dự án thì ông Đôn “ăn” từ khi cấp đất cho dự án. Nấp dưới bóng hai ông này là các quan quận, quan phường, các ông đứng đầu các sở, ban, ngành của Hà Nội như: tòa án, công an, kiểm sát, tài nguyên Môi trường Nhà đất, trật tự xây dựng, thanh tra giao thông công chính v.v… tha hồ mà kiếm chác. Đất đai là nguồn béo bở, đất nông nghiệp giá bèo bọt khi biến thành thổ cư, thành biệt thự thì lãi suất rất cao: một lãi mười, thậm chí lãi trăm, lãi ngàn.

Về ông Đỗ Hoàng Ân:

JPEG - 2.4 kb
Đỗ Hoàng Ân.

Vụ bà Vũ Thị Kim Thanh kiện ông chủ tịch quận Ba Đình ra lệnh cưỡng chế trái luật gia đình bà (và các gia đình ngõ 59 Láng Hạ): Giải tỏa để mở ngõ 59 Láng Hạ thành đường thênh thang vào nhà ông Ân, mọi việc làm của Thành phố, của Quận Ba Đình đều phải theo ý của ông Ân, dự án phải chỉnh sửa. Ông Ân đã hẩy khéo dân như thế nào ? Ông cho con gái là Đỗ Hoàng Vân bí mật đưa người đàm phán mua ngay căn nhà ông Đỗ Bình ở số 17 ngõ 59 Láng Hạ, diện phải lùi vào mở rộng đường cho ông Ân, ông mua với giá đắt hơn giá thị trường, rồi ông “tiên phong” cho đập phần phải giải tỏa, lùi vào đúng mốc giới ông vẽ ra, ông sửa sang lại thật đẹp và sau đó ông lại bí mật bán cho chính người chủ cũ với giá cũng thụt xuống, vậy là ông chịu mất một vài tỷ để bẫy những người dân khác thấy có người tự nguyện thì mình cũng tự nguyện thụt vào. Để bù lại phần đã mất ông nắn cái ngã ba góc nhà ông, mở rộng xéo ra để cho nhà một người dân án ngữ trước nhà ông bay đi phần lớn chỉ còn lại một diện tích được liệt kê vào loại siêu mỏng, vậy là ông hốt luôn để có được 2 mặt tiền. Nói về đất và nhà thì ông có nhiều lắm không kể hết được, cái nhà to đùng ở Hoàng Cầu ông đang cho trường mẫu giáo Bắc Hà thuê là một thí dụ. Thời gian qua sau khi về hưu ông biết việc ngõ 59, việc đường vành đai 3 hay việc kè Hồ Tây mà đặc biệt là cái khu vực hơn 8 nghìn mét vuông ở Bến Chùm Quảng An, tuy không mất nhiều công sức, nhiều tiền bạc để lấy nó, nhưng vì nó lại cứ nằm lù lù ra đó, cách mép hồ đến ba bốn trăm mét để các ông xay làm dịch vụ, gọi là câu lạc bộ Đầm Sen, nhưng ông đã thao tác hô cho nó biến hóa, thế là nó thuộc về dự án kè Hồ Tây, mặc sức mà đuổi dân. Thanh tra chính phủ đang hô hào thanh tra toàn tuyến. Đ/c Nguyễn Tấn Dũng, người nói rất mạnh và cương quyết trong chống tham nhũng, có dám thể hiện bằng hành động cụ thể ở vụ kè Hồ Tây này hay không. Đó là cho thanh tra toàn tuyến.

Ông Ân sau khi về hưu, đang là thời điểm nóng, để tránh liên lụy, ông Triệu lệnh cho ông Ân phải vắng mặt ở cái ngõ 59 Láng Hạ rồi sau đó biến ra nước ngoài một thời gian, vừa an toàn vừa thay mặt ông giải quyết số tiền ngoại tệ mà họ có được do các đối tác nước ngoài hứa chi “lại quả” các công trình, dự án nước ngoài…, gửi ở ngân hàng nước ngoài thì sợ cái nguy cơ một lúc nào đó quốc tế nó phong tỏa thì toi. Vì vậy ông nghe lời ông Triệu, lẻn sang tòa nhà chung cư cao cấp 17 tầng Window gì đó mới đưa vào sử dụng mà con gái ông đánh sẵn mấy căn để đó, thế là việc ông ra nước ngoài có như cơm bữa cũng không ai biết đuợc. Ông Ân chỉ áy náy việc ở nhà sắp sửa xét xử vụ Ngã tư Thanh Xuân đường vành đai III, ông mà đi thì không có ai “giật giây” bọn tòa án khi xét xử. Vậy mà đúng, không có ông, bọn nó chạy làng hết.

Về ông Lê Quý Đôn:

Vụ dân khiếu kiện dự án kè Hồ Tây tại cụm 3 Xuân La có liên quan đến đất di tích mà các ông ở Thành phố chiếm qua T79 và trường nghiệp vụ giao thông vận tải, cấp sổ đỏ để xây khách sạn. Nhưng đã có cuộc giàn xếp để chỉ yêu cầu đoàn thanh tra liên ngành thanh tra phần quy hoạch đoạn kè ở cụm 3 Xuân La thôi, riêng về đất di tích T79 đang chiếm giữ thì đoàn thanh tra liên ngành này không được động vào, vậy là nó được nằm trong tầm tay ông Lê Quý Đôn, ông cũng ra quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành của Thành phố, rồi sai ông Đặng Văn Trác, Phó thanh tra Hà Nội chạy tới chạy lui vờ vờ vịt vịt, rồi ra một kết luận cho đăng trước lên báo kinh tế & đô thị rằng “T79 sử dụng đất di tích là hợp pháp”. Để dân hết đường đòi nữa ông ra lệnh cho các ban ngành chức năng của Thành phố “làm việc” với Bộ Văn hóa thông tin (nay là Văn Hóa Thể thao và Du lịch) để chỉnh sửa bản đồ di tích? Nhưng bây giờ ông Đôn cũng về nốt rồi điều này có làm được nữa hay không. Để an toàn các ông này lại phải chi mạnh tay, nhưng thời buổi này chi đâu có phải là dễ như lúc còn tại chức.

Ngoài việc xây khách sạn tư nhân còn có chuyện phân lô mặt tiền để chia chác nhau, đưa công ty xây dựng Hồng Hà thuộc Tổng công ty xây dựng nhà Hà Nội thọc vào để chiếm cho bằng được. Theo như ông Phạm Văn Tốt, cảnh sát điều tra công an quận Tây Hồ đã nói với dân năm 2004: “khu đất này có suất của ông Nguyễn Phú Trọng Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy nên dân ở đây đừng có mà đòi”. Ông Chử Ngọc Tuất, làm chủ tịch lúc đất di tích bị bán nói: ”Tay Dương bán đấy, không phải tôi đâu” (Dương là phó chủ tịch phụ trách đất đai và xây dựng lúc đó). Một cán bộ từ miền trung khoảng năm 2003 ra Hà Nội nhận công tác mới tại bộ phận thanh tra ở một Bộ nọ, chân ướt chân ráo thế nào mà bập vào định mua một suất đất ở đây, ông bảo rõ ràng người trông coi ở T79 được ủy quyền đã chìa sổ đỏ ra cho xem rồi thế mà vẫn bị ông bạn thân ở Xuân La gạt đi không cho mua, vì vậy ông đã nhanh chóng rút tiền đặt cọc.

Về ông Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị:

JPEG - 6.8 kb
Phạm Quang Nghị.

Việc thi công xây khách sạn: Năm 2003 dịp Seagame người ta cho thi công đào móng, nhưng lại bị các cụ ra ngăn cản nên không làm được. Ngày 18/1/2006 tiếp tục làm dưới sự bảo trợ của Công an và quân đội Quân khu II. Khi dân xông vào cản trở không cho T79 thi công, công binh Quân khu II được điều động về đã dùng dùi cui phang thẳng vào mặt dân, chủ yếu là những người già cả. Người dân đã chạy lên đệ đơn trực tiếp cho đ/c Nghị lúc đó là Bộ trưởng Văn hóa Thông tin. Thanh tra Bộ Văn Hóa Thông tin xuống ngay, rất hăng hái và bảo sao họ lại dám xâm phạm vào di tích đã xếp hạng cấp quốc gia và khoanh vùng bảo vệ như thế này, hôm sau cho ra ngay bài trên báo văn hóa: “Hà Nội! sao lại cấp sổ đỏ như thế ” . Do Thanh tra Văn hóa xuống làm việc với chính quyền, phát hiện ra họ cấp sổ đỏ cho T79 và cho cả trường kỹ thuật nghiệp vụ GTVT mục đích là làm cái gậy sẵn sàng đàn áp dân nếu còn dám đấu tranh đòi đất di tích khi họ xây khách sạn.

Tưởng đến đây là sẽ giải quyết được vì chức năng Bộ Văn hóa Thông tin còn gì. Nhưng thật không may cho dân vì nó lại trúng vào dịp tết, mùa quà biếu, quà thật, quà đút lót lẫn lộn. Vậy là Hà Nội lại “chạy”. Vừa tết xong dân lên gặp ông Chánh thanh tra thì cái nhiệt tình trước tết đã bay biến đâu hết, thái độ cứ như họ chưa từng gặp dân và chưa hề biết việc này bao giờ, nhưng họ cũng bảo đã công văn cho Hà Nội giải quyết rồi. Người dân gặng hỏi lắm thì được những người trong thanh tra bảo “chúng tôi chỉ biết nghe theo lệnh Bộ trưởng” (Phạm Quang Nghị). Đùng một cái, sau đại hội Đảng, đ/c Nghị về làm Bí thư Thành ủy. Lúc này dân mới té ngửa người ra và tự trả lời câu hỏi tại sao bộ Văn hóa Thông tin trước tết thì khác, sau tết đánh bài lờ.

Vậy là trước đây trên cương vị Bộ trưởng chuyên ngành đ/c đẩy về cho Hà Nội giải quyết, nhưng bây giờ đ/c đứng ở vị trí cao nhất Hà Nội rồi đ/c tính sao đây?

Về ông Bí thư Quận ủy Tây Hồ Vũ Hồng Khanh lên chức phó chủ tịch UBND TPHN:

Ông Nguyễn Thế Thảo, vị chủ tịch mới sẽ làm được gì khi ông Vũ Hồng Khanh phó chủ tịch lại chính là người đã thực thi tích cực ý đồ của ông Đỗ Hoàng Ân và ông Lê Quý Đôn trong việc cưỡng chế GPMB trái pháp luật lại còn đổ lỗi cho dân như là ở cụm 3 Xuân La vừa qua. Vừa yên vị ít ngày ông Khanh đã ký công văn trái luật đình chỉ thi hành án phúc thẩm, bảo kê cho một công ty TNHH xù nợ và chiếm đất mượn. Chỉ thị 20/CT-TU lại giao cho ông Vũ Hồng Khanh chỉ đạo thành lập tổ công tác để giải quyết dứt điểm những vụ khiếu kiện còn tồn đọng bấy lâu nay thì sự việc rồi sẽ đi tới đâu ? . Với danh nghĩa Bí thư quận ủy Tây Hồ, ông ra văn bản chỉ đạo bảo kê cho T79 quân khu II chiếm đất di tích chùa Vạn Niên- đình Xuân Tảo Sở để xây khách sạn tư nhân. Sau khi thực hiện xong việc cưỡng chế Cụm 3 Xuân La và Bến chùm Quảng An, với thành tích này ông được đưa lên làm phó chủ tịch thành phố, thực ra là do bộ sậu của cái khối xã hội đen: Bổng “Đề”, Vịnh “Chắt”, Thanh “chó” thông qua Nguyễn Phúc Quang, Trưởng công an Quận ( Trong vụ án Năm Cam trước đây có đăng báo nhiều về “cặp bài trùng Bổng “Đề” Quang “Râu”, Bộ Công an thừa biết) và khối xây dựng của thành phố đã tung tiền để mua chức, cốt “cài cắm” Khanh vào chức vụ này, nên khi thành công mới có chuyện lãnh đạo Tổng công ty xây dựng Hà Nội kéo nhau lên biệt phủ An Phú tận Tam Đảo ăn mừng về sự kiện này và xảy ra việc đánh bạc bị công an bắt. Việc sắp xếp cán bộ cho Hà Nội và Tây Hồ thật logic và khép kín: Quang “Đầu to” ngay sau đó cũng mãn hạn chức trưởng công an Quận (đã 2 khóa) nên lại được cài sang làm phó bí thư quận ủy Tây Hồ!

Sự xếp đặt “cán bộ” kiểu này của các ông quan là nguyên nhân của mọi nguyên nhân khi cái gọi là “văn hóa phong bì” – cái văn hóa chạy – do ông Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế hợp thức hóa ra, có tác dụng đúng như cái triết lý của ông trùm Năm Cam đã nói: “cái gì không mua được bằng tiền thì phảimua được bằng rất, rất, rấtnhiều tiền!”.

Mavợ khóc than kêu ông Nguyễn Mạnh Cường,chủ tịch Quận tây Hồ thôi gây tội ác:

Khoảng tháng 3- 4/2007, vợ Cường bị chết ung thư ở tuổi 49. Đêm đêm vợ Cường hiệnvề khóc lóc kêu than. Cường nghĩ rằng vợ mới chết mà mình đi cặp bồ nên cô ấy ghen. Nhưngbên vợ không cho là vậy bèn đi nhờ đến thầy gọi hồn giỏi nhất. Vợ Cường hiện lên khóc lóc ầm ỹ, bảo rằng xuống dưới bị lột hết quần áo, bị tra tấn hàng ngày đau đớn lắm. Hỏi nguyên nhân thì bảo tại anh Cường ký bán đi hai nghĩa trang: Đồng Bái và Xuân La. Lại bán cả đất đình chùa nữa và cướp rất nhiều đất của dân. Nhưng mệnh dương của Cường đang mạnh lắm ma không làm gì được mới bắt vợ đi thay. Rằng: Nếu anh Cường còn thương em thì cho em một ít quần áo và đồ dùng. Gia đình vợ về thuật lại cho Cường và dặn đừng gây tội ác nữa. Ngay hôm sau Cường sai người chở 2 xe ô tô quần áo, đồ dùng, vàng mã ra nghĩa trang đồng bài để hóa gửi cho vợ. Nhưng Cường không tự đi mà thuê bọn cửu vạn, chưa ra đến nơi thì vướng đường không vào được, nên nó đổ tung tóe ra ngoài đồng mà về chúng nó cũng sợ lắm, hỏi ra nhân dân mới biết chuyện. Còn Cường thì từ đó bất cứ văn bản gì mang tính tội ác như lệnh cưỡng chế… là Cường thừa ủy quyền cho Thái Văn Hạ, Phó chủ tịch ký hết. Đến nay vẫn đang hồn bay phách lạc. các cụ bảo tội cướp đất đình chùa lũ chúng nó thế nào cũng bị quả báo thôi.

Các ông chủ tịch phường Xuân La Nguyễn Xuân Định và Quân Ngọc Anh: Tầng lớp quan chức của Thành phố, của quận là như vậy thì lớp quan phường, quan xã trở thành một lũ đầu trâu mặt ngựa là đương nhiên. Cấp cơ sở phường xã được cấp trên thả nổi che chắn nên chúng thực sự là bọn sai nha chẳng còn nể sợ gì ai. Ở phường Xuân La ai chả biết Nguyễn Xuân Định là một tên cường hào mới, từ bí thư sang làm chủ tịch ăn đất đến khủng khiếp, mới làm được nửa khóa chủ tịch thôi số tiền kiếm được đã hàng trăm tỷ đồng, số đất đai thì vô biên. Vợ Định vênh váo tuyên bố với dân làng ở đây rằng : ” khi nào Hồ Tây cạn hết nước thì nhà Định mới hết tiền”, muốn đất ở đâu là được ở đấy, không từ cả đất chùa, hơn 200m2 đất của chùa Khai Nguyên ở Quán La Định cũng chiếm, nay Định lại chiếm ngót nghìn mét vuông đất ruộng, đất ao rau muống để xây nên ngôi nhà 7 tầng ngay đầu làng Quán La Xã, sau trụ sở quận Tây Hồ, đón đầu mặt tiền đường vành đai II rộng 66m đi cầu Nhật Tân sắp xây. Không những thế Định còn lợi dụng chức quyền để lừa đảo trong việc mua bán đất đai chiếm đoạt của bà Nguyễn Thị Bích Dung, ở 52 Phan Đình Phùng, Hà Nội 174 cây vàng. Thanh tra Thành phố Hà Nội đã kết luận, UBND TPHN đã ký quyết định chuyển hồ sơ công an Hà Nội khởi tố. Thế mà ít ngày sau tất cả lại ngược lại Định đã chạy, cấu kết ngay với ông Đỗ Kim Tuyến phó giám đốc công an thành phố Hà Nội để ông này bày mưu cho Định lật lại bà Dung và đưa ra đề xuất mới là Định không đáng xử lý bằng biện pháp hình sự!

Chủ tịch Quân Ngọc Anh người kế nhiệm Nguyễn Xuân Định lại còn lưu manh đểu giả hơn đã đứng ra bao che cho Ngô Thị Hòa, cán bộ địa chính trấn lột của ông Nguyễn Hồng Lĩnh 100 triệu đồng trong việc mang gộp diện tích nhà ông Lĩnh (đã mua từ lâu) vào diện tích của chủ cũ để cấp sổ đỏ cho chủ cũ và chính bà Hòa địa chính lại đứng ra gợi ý trung gian để tách sổ đỏ, chiếm 100 triệu đồng, ông Lĩnh vì thân cô thế cô ở cái địa phương này nên phải đi mượn sổ đỏ của bạn vay thế chấp nộp đủ 100 triệu, rồi còn các thứ tiền khác nữa cũng đã phải mất ngót nghét 150 triệu đồng rồi. Ông Phạm Đình Phong, Trưởng công an phường Xuân La cũng bâu vào vụ ông Lĩnh mà kiếm chác, mỗi chữ ký Phong ngang nhiên lấy 5 triệu đồng, mà ký đi ký lại thì không biết bao nhiêu lần. Rồi hồ sơ khi lên đến Quận thì địa chính Quận lại đòi 50 triệu nữa. Đến đây ông Lĩnh không chịu nổi, đành phải đệ đơn tố cáo. Đã gần 3 năm nay loanh quanh luẩn quẩn từ công an sang thanh tra, từ thanh tra đến ủy ban từ sở lên Bộ, từ Bộ về Sở… không biết đâu mà lần. cái tình trạng như thế này đầy rẫy mới chỉ trong cái phường này thôi. Kiểu làm này của bà Hòa Địa chính là phổ biến đến mấy chục trường hợp rồi, nhưng sợ rút dây động rừng nên cứ ai động đến bà Hòa địa chính là người ta dập đi ngay. Chưa kể là đất nông nghiệp các quan chức và xã hội đen như Bổng “Bưởi”, Thanh “chó”, Quang “Đầu to” mua rẻ của xã viên, nông dân để biến thành thổ cư, điển hình nhất là vụ ông Dương, phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ gạ mua đất nông nghiệp của bà Trần Thị Thịnh (tức Sách) ngay sau trụ sở UBND quận Tây Hồ để ông cùng với các quan chức của Quận chia nhau xây nhà cao tầng và cấp sổ đỏ rất dễ dàng!

JPEG - 72.8 kb

Tất cả đơn thư tố cáo hành vi tham nhũng sai trái của các quan chức ở đây đều bị dìm đi không có cơ quan nào giải quyết hoặc giải quyết thì như trường hợp ông Nguyễn Hồng Lĩnh!. Hiện nay nhân dân Xuân La đang chuyền tay nhau đọc cái đơn tố cáo bà Ngô Thị Hòa cán bộ địa chính phường Xuân la và bà Ngô Thị Hạnh, Trưởng Ban kiểm tra Quận ủy đối với cấp trên thì dùng thân xác, vốn tự có để đầu tư cho các anh lãnh đạo của Quận, của Thành phố. Không bữa tiệc nào của các quan chức là không có mặt hai bà này, sau nhậu nhẹt còn đi ô kê, nhà nghỉ nữa chứ. Cấu kết với Quân Ngọc Anh, Chủ tịch UBND phường Xuân La để ăn chặn cướp đất của dân, bày ra đủ trò như cấp nhầm sổ đỏ để sau đó muốn tách thì chi tiền ra. Bán cả gần 1.000m2 đất sân kho hợp tác xã với danh nghĩa cho thuê 30 năm.

Ông Nguyễn Thế Thảo nhận nhiệm vụ rất nặng nề đang đứng trước tầng tầng, lớp lớp các loại cán bộ, quan chức, nha lại như bọn chúng mà tôi sơ bộ phác họa trong thư này thì sẽ phải làm thế nào ? Điển hình nhất là vụ 5.000m2 đất vườn thú Thủ Lệ sai phạm đến như vậy trước mặt ông Phạm Quang Nghị, người có chức vụ cao nhất thành phố nó vẫn bình thản như không, mặc dù đến nay ông Bí thư thành ủy này đã thấy (và đã nói) tất cả đều do cán bộ, từ tổ chức mà ra cả!

Trước tình hình hiện nay dù như thế nào người dân ở đây vẫn nín lòng chờ đợi, vẫn tin tưởng ở những người được giao trọng trách lớn trước vận mạng của quốc gia dân tộc. Tham nhũng không thể là những người dân. Vậy mà đ/c Trương Vĩnh Trọng, người được Đảng giao trọng trách chỉ huy việc chống tham nhũng – chống giặc nội xâm – lại tuyên bố chống tham nhũng phải từ từ. Ta hiểu thế nào là từ từ đây ? Giặc đến nhà mà cứ từ từ ư?

Trên đây tôi chỉ nêu đúng những gì là sự thật để tập hợp, phản ảnh cùng các đồng chí biết, xem xét, xử lý và có biện pháp chấn chỉnh lại Tổ chức Đảng cũng như bộ máy nhà nước đang rất là tham nhũng, ngay tại Hà Nội, tại Tây Hồ này.

Kính thư

Trần Văn Trằn
Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.