Cuộc Biểu Tình Của Dân Oan Tiếp Diễn Tại Sài Gòn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 54.7 kb

Bắt đầu từ sáng thứ 2 ngày 24/9/2007 trên 30 đồng bào dân oan các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Rạch Giá và TP Sài Gòn đã kéo về trung tâm thành phố để đưa đơn khiếu kiện tố cáo các cấp chánh quyền CSVN ở các địa phương nói trên ỷ vào bạo quyền và sức mạnh chuyên chế trong tay đã cướp đoạt đất đai và ruộng vườn của bà con. Họ đã tập trung tại trước địa điểm số 210 đường Võ Thị Sáu quận 3, và trước số 7 đường Lê Duẩn quận 1, nơi có các trụ sở đại diện cho chánh phủ CSVN độc tài tại thành phố phía nam này. Sau đó họ đồng loạt mặc áo trắng trên đó có viết các khẩu hiệu hoặc nội dung tranh đấu đòi quyền lợi của gia đình mình đã bị nhà cầm quyền CS ở quê hương cướp bóc và trù dập. Họ vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu:

- ” Đả đảo bọn tham nhũng cướp đất đai của dân oan”
- ” Đả đảo bọn cậy chức quyền áp bức, tước đoạt tài sản của dân nghèo”….

Trước cảnh tượng đó rất nhiều dân chúng người Sài Gòn đang đi làm hoặc qua đường đều dừng lại tìm hiểu sự việc liền bị tốp công an CS có nhiệm vụ khống chế xua đuổi không cho lại gần nơi đồng bào đang biểu tình đấu tranh vì quyền lợi của mình và vì công lý. Còn về phía công an của nhà nước CSVN mấy hôm nay có vẻ tiến bộ lên hơnố với trước là ở chỗ họ đã cho vài chiếc xe chở đầy cảnh sát và công an đi kèm sau đoàn biểu tình và không có hành vi thô bạo nào đối với đồng bào tham gia biểu tình. Tuy nhiên cho đến ngày hôm nay thì tốp công an bảo vệ đó, họ bắt đầu dở trò đốn mạt đã xông vào giật xé biểu ngữ tranh đấu của bà con rất trắng trợn và thô bạo. Chúng yêu cầu bà con phải giải tán nếu không cảnh sát và chánh quyền sẽ có biện pháp trấn áp mạnh tay hơn mấy ngày qua.

JPEG - 61.7 kb

JPEG - 73.1 kb

Cần nói thêm là ngày hôm kia 25/9/2007 có 1 nữ phóng viên của tờ Thanh Niên điện tử quốc nội khi chứng kiến bà con diễu hành trên đường phố để biểu tình, họ có giăng các khẩu hiệu tranh đấu trên tay, nên cô ta đã nhanh nhẹn dùng máy ảnh và điện thoại cá nhân để chụp các tấm hình sinh động đó. Ngay liền sau đó cô đã bị tốp công an mật vụ đi theo cùng bà con phát hiện, nên chúng đã hạch hỏi giấy tờ của nhà báo này và đòi tịch thu giữ máy ảnh của cô ta. Trước sự cố đó hơn 30 đồng bào dân oan đã cùng nhau xúm vào đấu tranh rất quyết liệt với lũ công an đầu trâu mặt ngựa dốt nát và ngu trung với chủ, nên chúng đành phải cho cô nữ phóng viên này đi. Trước đây những trường hợp các phóng viên báo chí trong nước mà tự ý tác nghiệp như vậy là lũ công an côn đồ đã xông vào đập phá máy ảnh và đánh đập dã man các nhà báo rồi. Thế mới biết “công an trí và đảng CS trí ” ở xứ sở này còn tăm tối lạc hậu và man rợ làm sao?

Trong đoàn biểu tình mấy hôm nay người ta thấy có mặt chị em các cô Lư Thị Thu Trang, Lư Thị Thu Duyên, anh Lương Văn Sinh, cụ bà Ngô Lướt là những dân oan ở tỉnh Bình Thuận…cũng tham gia đấu tranh rất tích cực cùng bà con.

Cũng trong những ngày qua công an phường 7 quận 3 TP Sài Gòn cho biết họ đã thừa nhận chánh thức với chồng chị Vũ Thị Thuý Vân dân oan ở TP Đà Lạt là đã bắt giam giữ chị Vân để truy tố về việc chị cùng một số dân oan Đà Lạt đã tự vệ chánh đáng khi công an CS Sài Gòn vô cớ hành hung chị cùng nhiều bà con khác cùng quê trong đợt biểu tình trước đây. Việc này là sự vu cáo trắng trợn cho dân lành tội danh hình sự để dễ bề hãm hại bỏ tù dân oan vô tội, một thủ đoạn không mới mẻ gì của công an CSVN.

Còn trường hợp cụ Ngô Lướt 71 tuổi quê Bình Thuận hiện đang bị bắt giam chỉ vì đi đấu tranh biểu tình đòi tài sản gia đình mình bị chánh quyền CSVN cướp đoạt, thì phía công an Sài Gòn đã cho cụ bà Ngô Lướt biết vào khoảng đầu tháng 10/2007 sẽ đưa cụ ông ra toà xét xử và chỉ cho gia đình biết trước có 1 ngày.

JPEG - 68.1 kb

Như vậy là chánh quyền CSVN từ khi đàn áp khốc liệt hơn 1200 đồng bào dân oan thuộc 19 tỉnh Nam Bộ và Nam Trung bộ vào đêm 18-19/7/2007, họ đã không hề giải quyết yêu sách gì cho đồng bào như đã hứa hẹn và tuyên truyền trên Tivi và báo đài của nhà nước CSVN độc tài. Thế nên, dân oan tỉnh Tiền Giang đã phải đứng lên biểu tình tranh đấu nầy tại tỉnh nhà mấy hôm trước. Còn đồng bào các tỉnh khác thì vì kinh tế, tiền bạc kiệt quệ không còn khả năng để về lại Sài Gòn biểu tình như trước đây nữa, nên lần đấu tranh này số đông bào dân oan rất ít.

Trong khi đó công an CS Sài Gòn cho bủa người đi khắp các nhà trọ trong thành phố để hăm doạ các chủ nhà trọ cấm không được cho đồng bào dân oan tá túc. Mặt khác họ tăng cường kiểm soát để phát hiện ra đồng bào dân oan khiếu kiện trên các tuyến xe đò hoặc các phương tiện giao thông khác để ngăn chặn từ xa nhằm tránh xảy ra đợt biểu tình đông người như đợt tháng 7 vừa qua tai Sài Gòn xung quanh văn phòng quốc hội 2 của CSVN.

JPEG - 61.1 kb

Hiện nay tuy số bà con dân oan nói trên rất ít nhưng họ quyết tâm cùng nhau giữ vững đội hình để tiếp tục cuộc đấu tranh tại thành phố này khá sôi động. Chúng tôi xin gửi một số hình ảnh của phóng viên đặc biệt đi theo đoàn mới chụp để dư luận biết.

Thành phố Sài Gòn, phường 7 quận 3
Ngày 27/9/2007 tường trình và đưa tin hồi 22 giờ
Nhóm Phóng Viên Đấu Tranh Vì Công Lý thực hiện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.