Tuyển Tập Nhạc “Bụi Đường Ca” của Nhạc Sĩ Tuấn Khanh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tuyển Tập Nhạc “Bụi Đường Ca” của Nhạc Sĩ Tuấn Khanh

JPEG - 83.6 kb

Lời Cảm Ơn Từ Bụi Đường (& danh mục của album)

Friday, 7. September 2007, 06:51:37

Mọi thứ thật đáng ngạc nhiên, xin cám ơn tất cả những người ghé vào nghe và để lại một vài lời nhắn, dù đó là lời phản đối chua cay hay khích lệ xa xăm…

Bụi đường ca, thật lòng chỉ là một hành động lặng lẽ, với ước mong chia sẻ được những gì mình thấy, mình nghĩ. Nhưng bất ngờ nhất là lại được nghe, được biết đến từ những con người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới này, và lại có cùng một suy nghĩ.

Bụi đường ca chỉ là sự khởi đầu, sự tiếp nối vẫn còn đó, một khi thân phận con người vẫn còn những điều cần được âm nhạc tỏ lộ giùm, và tôi tin rằng bắt đầu tự hôm nay, không chỉ có một mình tôi, mà nhiều giai điệu, nhiều tiếng hát hiện thực cho đời Việt Nam đã bắt đầu vang lên ở mọi nơi.

Xin cảm ơn tất cả mọi người, và cảm ơn cuộc đời cho tôi đã gặp và được chứng kiến những điều rất thật để có thể còn xúc động hát lên, để trái tim mình còn sống và nói bằng thứ tiếng nói của con người chứ không phải bằng khẩu lệnh hay lặp lại vô tri như loài vẹt.

Lời cám ơn này được gửi đến mọi người, hy vọng được nhìn thấy trước khi những bất trắc dễ hiểu của cuộc đời khiến trang blog này có thể không còn hiển thị, hay không còn truy cập được. Dĩ nhiên, mong rằng điều nhỏ nhặt đó sẽ không xảy ra.

Một tập album nữa, dự kiến phát hành trên internet vào đầu năm tới, mang tựa đề Vỉa hè ca, sẽ như là một lời cám ơn đến mọi người.

Tuan Khanh
(Saigon, tháng 9/2007)

*****

Phụ lục 1: Danh mục các ca khúc trong CD Bụi đường ca
(theo ý kiến của một số anh chị gửi thư đến)

1. nếu có yêu nhau
2. bụi đường ca
3. cuối cùng
4. mở mắt
5. nhắm mắt
6. bắt đầu
7. ngày tôi chưa biết
8. những nỗi buồn vừa phải
9. 47.8

*****

47.8: Là câu chuyện về một cô bé học lớp 5 (10 tuổi), tỉnh Đồng Tháp chỉ vì làm mất tiền quỹ lớp là 47.800 đồng, bị thầy của mình đưa lên công an khảo tra và làm điên loạn. Bài hát này cũng là lời phản kháng của tôi, hơn nữa là chính thức kêu gọi ông Nguyễn Thiện Nhân, Bộ truởng giáo dục của Việt Nam nên có tiếng nói trách nhiệm, từ chức đi. Bài hát chính thức phát đi vào 15.04.2007.

Tôi không nêu tên cô bé nạn nhân này, vì sau đó, hàng chục sự việc khác vẫn xảy ra về bạo hành, ngược đãi, xúc phạm học trò, sinh viên, trẻ nhỏ… cô bé lớp 5 đó chỉ còn là một hình ảnh tượng trưng một nền giáo dục và xã hội giỏi hô khẩu hiệu và cũng trốn tránh trách nhiệm như loài lươn, chuột. Đó cũng là một trong những lý do mà tôi quyết định cống hiến phần đời còn lại của mình cho dòng nhạc du ca underground: hát về hiện thực cuộc sống của mình, phát hành miễn phí để chia sẻ trên internet. Tôi chấm dứt việc luồn cúi, chấp nhận làm ra những bài hát được chứng nhận kiểm duyệt ngớ ngẩn của các SVHTT tại Việt Nam theo quan điểm phục vụ cung đình.

Giờ đây, khi tôi viết những dòng này, ông Nguyễn Thiện Nhân đã là phó thủ tướng của Việt Nam. Tuy vậy, tôi vẫn giữ nguyên suy nghĩ của mình và cho rằng ông ta là một người thiếu trách nhiệm, thiếu giá trị biểu đạt thực chất trước nhân dân, mà một người đang ở cương vị lãnh đạo cần có.

Bắt Đầu: Tôi từng có nhiều bạn bè, anh chị em… thuở nghèo hèn vẫn mơ giấc mơ làm hiền nhân. Nhưng sớm mai nọ, khi nhận được quyền chức, danh lợi… đã đột trở mình thành vô lại. Điều này không khó tìm trong xã hội VN ngày nay. Ứa nước mắt. Lúc đó, ngôn ngữ con người hoá ra bất lực, chỉ còn biết bật lên tiếng hát…

Ngày Tôi Chưa Biết: Cũng như nhiều bạn trẻ khác, tôi lớn lên và nhìn cuộc đời thật lý tưởng khi được dạy dỗ cách sơn, phun màu hồng lên tất cả mọi thứ. Và may mắn thay, khi mở cánh cửa sổ, nhìn cuộc đời thật, tôi rùng mình trước những cơn gió lạnh và thấu hiểu thân phận, tôi chợt hiểu rằng không có hạnh phúc và khổ đau nào bằng được sống không vô tri…

Nếu Có Yêu Nhau: Đất nước tôi tràn ngập những lời dạy yêu thương. Ấy vậy mà, tôi cũng chứng kiến được những con người nghèo khó, những số phận oan khiên bị bỏ quên sau những tiếng hò reo về tình yêu thương một cách lố lăng. Bọn quan lại tham nhũng thì vẫn giàu sụ, phè phỡn, và những con người, những số phận dân hèn cứ long đong. Khi nào thì những lời tung hô, hò reo yêu thương như khẩu hiệu thôi che lấp những giọt nước mắt thân phận âm thầm?…

Nhắm Mắt: Khi bắt đầu viết bài nhắm mắt, tôi vẫn hình dung về hình ảnh một con người quỳ xuống, lắng nghe mọi thứ chung quanh mình, nhắm mắt, cảm nhận mọi thứ xung quanh mình bằng cảm giác mong manh nhất. Cuộc sống với quá nhiều điều trình diễn trước mắt, những trò hề dối trá được tô son trát phấn khiến đôi khi ta chỉ còn nhìn thấy được bằng con tim của mình…

………..
………..

“Bụi Đường Ca”

*****

“Không Gì Quý Hơn Tự Do Sáng Tạo”

BBC – Luân Đôn (4-9-2007)

Tại Việt Nam, một nhạc sĩ đã tung lên mạng internet album mới cho người nghe miễn phí vì biết rằng đĩa nhạc của anh không thể qua cổng kiểm duyệt để được phát hành chính thức.

Đĩa nhạc Bụi Đường Ca của nhạc sĩ Tuấn Khanh, với những ca khúc nghiêng về mảng đề tài xã hội, đang gây chú ý cho những công dân mạng.

Tuấn Khanh, sinh năm 1968, bắt đầu chơi nhạc từ năm 15 tuổi và có nhiều ca khúc được ưa thích từ giữa thập niên 1990.

Không chỉ sáng tác và sản xuất âm nhạc, Tuấn Khanh còn viết báo, xuất hiện nhiều trên các chương trình truyền hình và đang làm giám khảo trong cuộc thi Vietnam Idol.

Bên cạnh công việc của một nhạc sĩ được dòng “chính thống” chấp nhận, Tuấn Khanh cũng có những dự án mang tính chất “underground” hơn.

Trong tiểu sử chính thức, anh cho biết mình từng bị báo Tuổi Trẻ đuổi việc bằng văn bản vì “tư tưởng không lành mạnh với văn hoá cách mạng”.

Viết trên blog của mình về đĩa nhạc Bụi Đường Ca, Tuấn Khanh nói đây là cách để “chia sẻ với nhiều bạn bè tôi, các anh chị nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo… cũng chọn lựa cách truyền đạt underground này để bảo vệ sự nguyên vẹn của bản thân mình”.

Trả lời đài BBC, nhạc sĩ Tuấn Khanh nói anh muốn được có tự do trong sáng tác và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Tuấn Khanh: Trước hết tôi xin kể một trường hợp người bạn của tôi. Anh này chứng kiến nhiều hiện thực xã hội, những cảnh nghèo khó và bất công. Bằng tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh viết một ca khúc kể về một bà mẹ ở vùng quê nghèo. Khi đưa album đi duyệt, mất gần một năm trời, gửi đi các phòng ban kiểm duyệt ở các tỉnh, thành phố đều bị bác. Cuối cùng, anh cũng kiếm được một con đường ra – bằng một tờ giấy cam kết rằng hình ảnh bà mẹ nghèo đó chỉ có ở quê của anh ta thôi, đây chỉ là hình ảnh thoáng qua trong bài, chuyện cũng được giải quyết rồi chứ không còn tồn tại nữa. Chỉ như thế, album mới được ra. Nhưng đĩa ra rồi, bạn tôi cũng bị stress, chán ngán không muốn giới thiệu album rộng hơn nữa.

Tôi không muốn rơi vào trường hợp như vậy. Có một điều quý giá tôi học được ở nhiều anh chị em nghệ sĩ Việt Nam là không gì quý hơn bằng việc bảo vệ tự do sáng tạo của mình. Nó phải nguyên vẹn, phản ánh những gì mình nghĩ về hiện thực xã hội.

Album Bụi Đường Ca là sự phản ánh những suy nghĩ của tôi về cuộc đời. Tôi nhớ nghệ sĩ rock Trung Quốc Thôi Kiện, có lần được Time phỏng vấn. Họ hỏi anh có vẻ nghiêng về vấn đề chính trị, thì Thôi Kiện trả lời không, chúng tôi chỉ viết về hiện thực xã hội của thời đại chúng tôi đang sống. Tôi cũng muốn lặp lại lời của Thôi Kiện: tôi cũng chỉ muốn phản ánh hiện thực của cuộc sống chúng tôi đang sống.

BBC:Theo anh, có thể lý giải thế nào về cách kiểm duyệt các tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam hiện nay? Nhiều người khó hiểu là vì sao nhiều ca khúc “nhảm nhí” vẫn có thể ra mắt dễ dàng.

Tuấn Khanh:Có lẽ những người ở cấp cao họ cũng không nghĩ đến lối làm việc mà ở Việt Nam vẫn gọi đùa là “cầm đèn chạy trước ô tô” của các phòng văn hóa, sở văn hóa ở các tỉnh thành hiện nay. Người ta muốn bảo vệ cái ghế mình đang ngồi, tránh bất kỳ một scandal nào mà có thể làm họ bị khiển trách.

Do đó, loại ca khúc hiện nay đang gặp nhiều sự ca thán của khán giả lại rất dễ dàng được ra. Đơn giản là vì chúng “lành”, không thể làm hại những người kiểm duyệt. Còn những ca khúc hiện thực xã hội luôn gặp rào cản, vì người ta sợ. Cái sợ này không phải là sợ cho xã hội, mà là sợ cho cá nhân và cơ quan của những cá nhân đó.

Chắc sẽ có nhiều người bảo Tuấn Khanh nói thế không đúng. Nhưng tôi đoan chắc rằng ở Việt Nam, tác giả nào mà gửi lên bài hát nói về nạn tham nhũng, nói về người dân bị cướp đất…sẽ khó mà được cho ra mắt.

BBC:Sau khi anh đưa Bụi Đường Ca lên mạng và bắt đầu gây được tiếng vang, bản thân anh có bị gây khó dễ gì không?

Tuấn Khanh:Trong thế giới phẳng hiện nay đang có hiện tượng rất tốt, ở chỗ nó tạo ra sự tự do cá nhân và được chia sẻ. Với album này, tôi không muốn gây liên lụy đến ai, nên tự tôi đã tự hát các ca khúc để tránh phiền lụy. Tôi để nhạc lên blog của mình, mọi người có quyền tự do nghe, chia sẻ. Hiện nay, dù gì đi nữa, nếu muốn đặt vấn đề với nó, thì chúng ta còn phải thảo luận rất nhiều để xác định sai hay đúng. Cho đến nay, tôi vẫn là người tự do, ổn định với công việc của mình.

BBC:Anh có cảm thấy mình cô đơn không, khi mà ít ai đi theo xu hướng viết nhạc về những hiện thực bên ngoài tình yêu?

Tuấn Khanh:Cái gì ngược hướng bao giờ cũng tạo cảm giác đầu tiên là sự sợ hãi, e dè. Có những người bạn của tôi viết văn, làm thơ rồi để lên blog của họ. Rồi chỉ sau một vài comment không thuận lợi, thế là họ lại bỏ xuống. Tôi nghĩ thế giới chúng ta sống còn rất nhiều bất trắc; trở ngại nằm chính trong suy nghĩ của bản thân mình. Anh đặt câu hỏi này, lại làm tôi nghĩ đến những anh em văn nghệ sĩ mà tôi được biết. Tôi xin được gửi lại câu hỏi này cho tất cả các anh chị em trí thức nghệ sĩ yêu chuộng tự do sáng tạo và không muốn chịu bất kỳ sự kiểm duyệt nào.

BBC:Nhưng anh có mong muốn là những khao khát của anh cũng truyền được lửa cho người đi sau hay không?

Tuấn Khanh:Một người bạn của tôi làm thơ, anh ấy tặng tôi một tập thơ photocopy. Anh bảo là mình không muốn đem in, vì chắc chắn sẽ không thể in trọn vẹn. Tôi đọc nó, rất là thích. Đến một ngày, tôi lại tặng tập thơ cho một bạn trẻ đang học Văn. Chừng hai tuần sau, bạn ấy gặp tôi, cho hay là tập thơ ấy đã gợi hứng cho bạn viết ra những bài thơ khác.

Tôi nghĩ những sự chuyền tay nhau như vậy là mạch khơi nguồn cho những sáng tạo. Dĩ nhiên trước mặt chúng ta là đám đông, nhưng trong đám đông đó cũng có những cá nhân muốn có những cái gì đó khác biệt hơn. Số cá nhân ấy không ít đâu. Sau khi đưa Bụi Đường Ca lên mạng, tôi nhận được rất nhiều thư của các bạn cũng đang viết nhạc, ca hát. Họ bảo tôi là họ cũng muốn làm theo cách riêng của mình, và hỏi liệu họ có nên làm không. Tôi trả lời những gì bạn lựa chọn cũng có rủi ro, nhưng kèm theo cũng là niềm kiêu hãnh. Và theo tôi, không ít các bạn trẻ đang nghĩ về sự tự do sáng tạo theo đúng nghĩa của từ này.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.