Đọc Những Tư Tưởng Bên Kia Sứ Điệp Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ý tại ngôn ngoại: Đọc những tư tưởng bên kia sứ điệp Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn

JPEG - 8 kb
Đức Hông Y Phạm Minh Mẫn.

Nhân đọc bài của phóng viên Mặc Lâm/ RFA phỏng vấn “Hồng Y Phạm Minh Mẫn lên tiếng về trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý”, người viết cũng xin được ghi lại một ít dòng dưới đây để rộng đường suy nghĩ. Trước hết trả lời cho phóng viên Mặc Lâm về “những bâng khuâng của cộng đồng giáo dân hải ngoại về số phận của Cha Lý, việc làm của Cha có đúng với tinh thần Công Đồng Vatican II hay không và người giáo dân phải hành xử như thế nào”, Đức Hồng Y trả lời:

- “Công Đồng Vatican II đề ra mục tiêu xây dựng Nước Trời nơi trần thế, kiến tạo một cộng đồng nhân loại mới, sống trong chân lý và công bằng, trong sự thánh thiện và hiệp nhất, trong yêu thương và bình an… và hoạt động dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần dẫn dắt “.

1- Đọc câu trả lời vừa kể, có thể nhiều người trong chúng ta cho rằng câu trả lời vô thưởng, vô phạt, muốn tránh né, bởi lẽ ĐHY “không đá động gì đến vụ Cha Lý”. Nhưng nếu để tâm suy nghĩ đôi chút, sứ điệp của câu trả lời không đến nỗi “vô thưởng, vô phạt, muốn tránh né” như cảm giác chúng ta có được lúc tiên khởi. Bởi lẽ câu trả lời vừa kể là câu xác định nguyên lý tổ chức, xây dựng và chung sống trong cuộc sống Nước Trời nơi trần thế, theo tinh thần Phúc Âm, được Công Đồng Vatican II đề ra, như là cuộc sống lý tưởng phải có của con người nói chung và của người tín hữu Chúa Kitô nói riêng:

- “… kiến tạo một cộng đồng nhân loại mới, sống trong chân lý và công bằng, trong sự thánh thiện và hiệp nhứt, trong yêu thương và bình an… dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần dẫn dắt”. Đưa ra “nguyên tắc tổ chức, xây dựng và chung sống” vừa kể, ĐHY có ý mời gọi mọi người chúng ta, Kitô hữu hay không Kitô hữu cũng vậy, hãy dựa theo nguyên tắc dẫn đạo vừa được nêu lên, phóng tầm mắt, quan sát xã hội đã và đang được “tổ chức, xây dựng và chung sống” ở Việt Nam có phải là cuộc sống xã hội hợp với tinh thần Phúc Âm, tổ chức, sống và hoạt động dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần hướng dẫn, mà Công Đồng Vatican II “đề ra như là mục tiêu xây dựng Nước Trời nơi trần thế” không?
Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết, người viết không thể đề cập đến hết mọi việc đã xảy ra trong thời gian gần đây ở Việt Nam, mà chỉ muốn đặt câu hỏi đối với một vài sự kiện:

JPEG - 10.9 kb
Mục sư Nguyễn Hồng Quang trước cảnh nguyện đường bị công an tàn phá.

a- Việc cách đây không lâu, Nhà Nước ta ở Sàigòn xúi công an ủi sập nhà thờ của “bọn Tin Lành”, bắt buộc “tụi Tin Lành” không còn cách nào hơn là phải hợp nhau “tụm ba, tụm bảy” ở một vài tư gia để đọc kinh, thờ phượng Chúa, đọc Phúc Âm chung với nhau. Vậy mà bọn công an cũng không tha, đột nhập tư gia, chửi bới, đánh đập, đả thương, bắn giết, bắt bỏ tù bởi vì “tụi nó còn dám cả gan, giữ đạo, đọc kinh”. Đó là cách sống của “một xã hội được kiến tạo …, sống trong chân lý và công bằng, trong sự thánh thiện và hiệp nhứt, trong yêu thương và bình an…và cả dưới ánh sáng dẫn dắt của Chúa Thánh Thần” chăng?

b- Việc bao nhiêu ngàn đồng bào thượng Tin Lành ở cao nguyên bị bắt buộc phải bỏ đạo trước sự đàn áp, đánh đập và giết chóc, phải trốn sang Cao Miên và Lào để giữ vững đức tin của mình, có phải là “lối sống trong chân lý và công bằng, trong sự thánh thiện và hiệp nhứt, trong yêu thương và bình an… dưới ánh sáng dẫn dắt của Chúa Thánh Thần” chăng?

c- Việc bà Nguyễn Kim Úa, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) bị công an trấn nước cho chết, may mà nhờ dân chúng xung quanh can thiệp kịp mới còn sống, chỉ vì “con mẻ cứ lải nhải” năm nầy qua năm khác, hết đơn nầy đến đơn khác, đem đến xã, huyện, rồi tỉnh để đòi lại đất của “con mẻ “, được Nhà Nước mượn xài tạm rồi làm thinh luôn.
Đó có phải là “cuộc sống trong chân lý, công bằng… trong yêu thương và bình an…” mà Công Đồng Vatican II đưa ra như là khuông mẫu của Phúc Âm để tổ chức cuộc sống cho Đất Nước và cho cộng đồng nhân loại không?

JPEG - 7.8 kb
Dân oan khiếu kiện

d- Và rồi còn bao nhiêu ngàn người đã và đang lâm cảnh màn trời chiếu đất ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà Nội, sống vất vưởng ở đó ngày nầy qua ngày nọ, để mong đơn khiếu nại nhà đất bị tịch thu của mình được cứu xét. Nhưng dường như Đảng và Nhà Nước ta không có mắt cũng không có tai, không thấy cũng không nghe cảnh sống cơ cực của dân chúng. Thỉnh thoảng chỉ có đám công an có mắt và có tai, kéo đến bố ráp, đánh đập, xua đuổi.
Đó là mẫu gương của “cuộc sống trong chân lý, công bằng… trong yêu thương và bình an” chăng?

JPEG - 30.7 kb
Trẻ thơ, bơ vơ, đói rét.

e- Còn nữa, bao nhiêu thanh niên trai trẻ thất học, bị đói rách, thiếu ăn được “xuất khẩu lao động” đi làm mọi cho thiên hạ ở “nước ngoài”, với đồng lương rẻ mạt ngang hàng với nô lệ? Bao nhiêu phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên bị bán đi “phục vụ nô lệ tình dục” ở các nước láng giềng, chỉ vì gia đình quá nghèo khỗ, đói rách, ai cũng nghe nói. Chỉ nội ở Đài Loan có bao nhiêu phụ nữ Việt Nam đang làm nô lệ tình dục cho ngoại bang? Thử hỏi Cha Hùng ờ Đài Loan thì biết.
Đó là cách “tổ chức, kiến tạo một cộng đồng nhân loại mới, sống trong chân lý, công bằng, trong sự thánh thiện và hiệp nhứt, trong yêu thương và bình an… dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần dẫn dắt “ chăng?

JPEG - 19.9 kb
Nông dân sống trong đói nghèo, bất công.

2- Câu trả lời phủ định trước những sự việc quá hiển nhiên của tổ chức và cuộc sống xã hội ở Việt Nam, cho thấy lý do tại sao Cha Lý cùng đứng chung với những người khác “thành lập ra đảng Thăng Tiến và chủ trương tập san Tự Do Ngôn Luận”, để “đối thoại thẳng thắn và hợp tác lành mạnh… và khiêm tốn phục vụ, nhằm tiếp nối và làm chứng cho tình thương cứu độ của Chúa Giêsu” (câu trả lời II của ĐHY Pham Minh Mẫn).
Như vậy, việc làm của Cha Lý có chính đáng không?
ĐHY không trả lời thẳng, hay không thể trả lời thẳng, mà chỉ nêu ra câu nói gợi ý khởi đầu cho phóng viên Mặc Lâm/RFA, để phóng viên Mặc Lâm tự rút ra kết luận:

- “Câu hỏi của anh mở đường cho tôi có mấy suy nghĩ, hy vọng từ đó anh có thể tìm ra giải đáp đối với những việc làm, không những của Cha Lý, song còn cả của anh và của tôi nữa” (ĐHY, lời đáp mở đầu).
Qua những gì suy nghĩ, chúng tôi nghĩ rằng phóng viên Mặc Lâm/RFA và cả chúng ta có thể tự rút ra câu trả lời về tính cách chính đáng việc làm của Cha Lý. ĐHY Phạm Minh Mẫn không trả lời hay không thể trả lời trực tiếp là ngài chấp nhận hay không chấp nhận, vì tình thế của ngài, nhưng ngài đưa ra nguyên lý định chuẩn, đó là tinh thần Phúc Âm, được biểu thị qua Công Đồng Vatican II, để dựa vào đó chúng ta thấy được câu trả lời thích hợp của ngài.
Cha Lý có “làm chính trị” và đi ngược lại hay ra ngoài phạm vi của một Linh Mục không?
Từ câu nói nêu lên nguyên lý Phúc Âm, được Công Đồng Vatican II diễn tả, và ĐHY đề cập, chúng ta có thể rút ra câu trả lời phủ định. Vậy thì những ai đàn áp Cha Lý, là những kẻ đàn áp những ai đang thực thi tinh thần Phúc Âm, được Công Đồng Vatican II phát biểu.

3- Nói một cách khác, “lối tổ chức, kiến tạo và sống cộng đồng” ở Việt Nam không phải là cách “tổ chức, kiến tạo và sống” của một xã hội theo tinh thần Phúc Âm, không tôn trọng con người; bởi đó mới tạo nên phản ứng của Cha Lý, các Cha trong Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền và những ai ước muốn cho Việt Nam có được một xã hội có mức sống xứng đáng với nhân phẩm con người. Hay nói như ĐHY: “một xã hội được xây dựng, …kiến tạo một công đồng nhân loại mới, sống trong chân lý và công bằng, trong thánh thiện và hiệp nhứt, trong yêu thương và bình an” (ĐHY, câu trả lời I).

JPEG - 55.6 kb
Đức Giáo Hoàng John Paul II khích lệ ông Lech Valesa.

Một xã hội “được xây dựng… sống trong chân lý và công bằng, trong thánh thiện và hiệp nhứt, trong thương yêu và bình an” như vừa kể không có gì khác hơn là một xã hội được xây dựng trên tinh thần Phúc Âm. Và như vậy, Cha Lý và những ai cùng hành xử với Cha là phục vụ Phúc Âm, phục vụ con người trong Phúc Âm. Hay nói như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II, khi ngài can thiệp vào các vấn đề xã hội và bị thiên hạ gán cho là “làm chính trị”:

- “Tôi nghĩ rằng không thể hiểu chính trị theo nghĩa hẹp. Bổn phận của Giáo Hoàng là rao giảng Phúc Âm. Nhưng trong Phúc Âm có con người. Sự tôn trọng đối với con người, tức là Nhân Quyền, sự tự do lương tâm và tất cả những gì thuộc về con người. Nếu tất cả những điều đó có một giá trị chính trị, thì đúng, Giáo Hoàng có làm chính trị. Nhưng ngài luôn luôn đề cập đến con người, Giáo Hoàng bênh vực con người” (Ezio Mauro e Paolo Mieli, “Giovanni Paolo II”, La Stampa, 04.03.91, p.2).

Những gì vừa kể cho thấy Cha Lý và những ai hành xử với Cha nhằm kiến tạo một xã hội “tôn trọng đối với con người, tức là Nhân Quyền, sụ tự do lương tâm và tất cả những gì thuộc về con người” không có gì khác hơn cách hành xử của Đức Giáo Hoàng Giaon Phaolồ II. Và từ đó chúng ta có thể thấy được không có lý do gì ĐHY lại không chấp nhận cách hành xử của Cha Lý và những ai cùng đồng chính hướng với ngài, mặc dầu ĐHY không thể nói ra. Bởi lẽ một tổ chức xã hội không tôn trọng con người, là một tổ chức xã hội của những ai có lối sống mọi rợ.

4- Trong câu thứ tư trả lời cho phóng viên Mặc Lâm/RFA, ĐHY đề cập đến vấn đề giáo dục:

- ” … được tự do, mà không được ăn học, nhiều người không thể sống xứng đáng với nhân phẩm làm người… chỉ biết ăn: ăn mày, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp… ăn hiếp, ăn gian, ăn hối lộ… ăn xài, ăn chơi…”.

JPEG - 19.9 kb

Chắc chắn không phải tự nhiên mà ĐHY đưa ra vấn đề giáo dục trong cuộc phỏng vấn liên quan đến sự kiện Cha Lý bị câu lưu, bị xử án “bịt miệng”; không được thân nhân chứng kiến, không được biện hộ và cũng không được tự biện hộ (một quyền căn bản tối thiểu của con người), và bị nhốt vô tù. Đó có phải chăng là cách hành xử của lối sống xã hội “… ăn cướp… ăn hiếp, ăn gian…”?
Cha Lý và những ai cùng đồng chính kiến với ngài “đồng sáng lập ra đảng Thăng Tiến và bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận” để làm gì, nếu không phải là để thông tin và “giáo dục” cho người dân “ăn học” biết đâu là lối “sống xứng với phẩm cách làm người “, quyền và bổn phận của người công dân trong một Quốc Gia, thế nào là một Hiến Pháp Dân Chủ? Thử đọc các số Tự Do Ngôn Luận sẽ thấy rõ.

Cách Cộng Sản ập vào Tòa Giám Mục Huế, tông cửa phòng Cha Lý, tịch thu các máy vi tính, máy in, sim cards là lối hành xử “bịt miệng và bịt mắt” người dân, không cho họ được “ăn học”, để biết được cách “sống xứng đáng với phẩm cách làm người”, là lối sống “ăn cướp… ăn hiếp, ăn gian” của những ai có quyền thế để dễ “ăn hối lộ”, và biến người dân chỉ còn biết “ăn mày, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp” để sống. Còn nữa, đề cập đến vấn đề giáo dục, ĐHY đề cập đến nền giáo dục toàn diện:

- “… để có thể sống với phẩm cách làm người, cần có sự giáo dục toàn diện… trí dục, thể dục, kỷ dục và đức dục. Đối với người công giáo, phải cộng thêm dưỡng dục đức tin… trên căn bản lời Chúa. Lời Chúa được ghi trong Sách Thánh, được triển khai qua giáo huấn và đời sống của Giáo Hội” (ĐHY, câu trả lời IV).
Nhưng muốn có giáo dục, phải có phương tiện.
Một trong những phương tiện đó là phương tiện truyền thông báo chí. Thử hỏi ở Việt Nam hiện nay, ngoài tờ Công Giáo và Dân Tộc của nhóm Công Giáo quốc Doanh, công cụ của CS, có bao nhiêu tờ nhật báo, tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san để phổ biến “lời Chúa được ghi trong sách Thánh, khai triển qua giáo huấn và đời sống của Giáo Hội”?.

JPEG - 21.9 kb

Tình trạng kềm kẹp, không cho phép tự do báo chí như vừa kể (các phương tiện để in ấn bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận của Cha Lý ở Tòa Giám Mục Huế bị tịch thu vừa qua là lý chứng), được Cha Lý lên tiếng phản đối năm 2000 và chúng tôi đã đúc kết tường trình đến Tòa Thánh trong một Thỉnh Nguyện Thư tháng 11.2000. Và kế đến, nhân dịp các Giám Mục Việt Nam đến viếng Tông Tòa (Ad Limina) tháng giêng năm 2001, Đức Thánh Cha Giao Phaolồ II đã cho biết đòi hỏi của Cha Lý là chính đáng, trong Huấn Dụ trao tận tay các Giám Mục hôm đó ở Vatican:

- “Các cộng đồng tôn giáo có quyền dạy dỗ và truyền bá giáo lý của mình bằng lời nói và bằng chữ viết” (ĐTC G.P.II, Huấn Dụ cho HĐGMVN 2001, đoạn 2).

Một lần nữa, cách hành xử lúc đó, năm 2000, của Cha Lý cũng như việc đồng biên soạn bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận hiện nay không có gì là cách hành xử khác với những gì Đức Thánh Cha dạy bảo. Điều vừa kể cho thấy không có lý do gì ĐHY lại không đồng ý với việc làm, mà vì đó Cha Lý bị xử “bịt miệng” và bỏ tù hiện nay, mặc dầu ĐHY không nói ra, hay không thể nói được. Nhưng nêu lên vấn đề quan trọng của giáo dục, có thể ĐHY còn có ý nghĩ xa hơn, bởi lẽ không được “ăn học”, con người sẽ chỉ còn có khả năng “ăn gian, nói dối, ăn mày, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, ăn hối lộ, ăn hiếp, ăn xài và ăn chơi…” .
Nếu viễn ảnh đó đã và đang xảy ra cho người đời, hay người giáo dân đơn sơ ngoài đời, thì càng trầm trọng hơn bao nhiêu đối với hàng giáo sĩ, bởi vì các ngài sẽ là những vị chủ chăn, hướng dẫn đoàn chiên, mà không được “ăn học”, không có khả năng đòi hỏi để chăn dắt đoàn chiên.

JPEG - 11.2 kb
Lm quốc doanh Huỳnh Công Minh.

Ngày nay trong các tu viện và chủng viện ở Việt Nam không những chương trình đào tạo tu sĩ và chủng sinh không đáp ứng được tương xứng nhu cầu mục vụ cần thiết, mà thêm vào đó chủng viện cũng như tu viện còn bị bắt buộc phải đào tạo các vị chủ chăn tương lại bằng học thuyết sai lạc và vô thần Marx-Lenin đã làm cho các Quốc Gia Nga và Đông Âu băng hoại, phá sản và dốt nát trong bao nhiêu chục năm. Đó là chưa kể cả tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thêm nữa còn bị cả các linh mục quốc doanh làm giáo sư, làm giám đốc, như linh mục Huỳnh Công Minh, giám đốc Đại Chủng Viện Sàigòn của chính giáo phận ngài.
Bao nhiêu sai trái, lỗi tín lý trong bản dịch Thánh Kinh và Sách Lễ là những bằng chứng.
Và ĐHY kết luận bằng lời mời gọi nỗ lực của mỗi người chúng ta trước nguy cơ của Giáo Hội:

- ” … nhiều cơ hội và cũng lắm nguy cơ cho đời sống đức tin của người tín hữu. Điều đó đòi hỏi gia đình và cộng đoàn phải đặt dưỡng dục đức tin lên nhằm giúp người tín hữu trung thành bước đi trên con đường Chúa Giêsu vừa là đường thập giá, vừa là đường dẫn đến chân lý… Kinh nghiệm lâu đời của Giáo Hội cho thấy hành trình đó: ăn học, giáo dục toàn diện, dưỡng dục đức tin giúp cho người ngày càng xứng với phẩm cách làm người, làm con Chúa và làm anh em của mọi người” (ĐHY, phần kết luận).

Lời kết luận vừa kể là niềm hy vọng, nhưng cũng là lời báo nguy của Giáo Hội Việt Nam:

JPEG - 36.4 kb

- cho đến bao giờ tu sĩ và giáo sĩ chưa có được phương tiện “ăn học” tương xứng để chu toàn bổn phận đang chờ đợi mình, vì không có đủ phương tiện,
- cho đến bao giờ tu sĩ và giáo sĩ còn phải bị giáo dục cưỡng bách “Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh” nhồi sọ,
- cho đến bao giờ tu sĩ và giáo sĩ còn bị các tu sĩ và linh mục quốc doanh làm giáo sư, giám đốc, có quyền sai thải hay lựa chọn tu sĩ và chủng sinh thụ phong linh mục theo tiêu chuẩn của CS, chừng đó nguy cơ khủng hoảng đức tin và mất đức tin của tín hữu Việt Nam vẫn còn.

Cha Lý bị tù, Cha không làm gì ngược lại với đường lối của Giáo Hội, ĐHY không hề có tư tưởng nào khiển trách hay bác bỏ. Ít ra Giáo Hội Việt Nam còn có được tiếng nói ngay chính, mặc dầu là tiếng nói thầm lặng, nói bằng ý nghĩa ở phía bên kia lời mình nói.

Thinh lặng, để cho ai sống chết mặc ai, “không làm chính trị”,“không luôn luôn đề cập đến con người, không bênh vực con người”, là “không rao giảng Phúc Âm” (ĐTC Giao Phaolồ II), là đồng lõa với kẻ ác và chấp nhận tội ác, như thầy thông thái luật và thầy tư tế “lách sang rồi bỏ đi luôn” trong ngụ ngôn người Samaritano nhân lành (Lc 10, 29-37).

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư. Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an, chứ không phải để kéo đến gây cản trở cho những điều ấy.

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…