Bản Án Đáng Nguyền Rủa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 57.5 kb

Trong lúc tại Hội trường Ba Đình, các đại biểu Quốc Hội đưa Chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao và Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao lên bàn mổ trong giờ thảo luận về bản báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của hai cơ quan này, thì tại Huế, linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị đem ra xét xử. Không phải chỉ trong kỳ họp thứ 11 này, tức là kỳ họp cuối cùng của Quốc Hội khóa XI, những người trách nhiệm ngành tư pháp và kiểm sát mới bị hạch hỏi; mà trong các kỳ họp trước, các đại biểu Quốc Hội cũng đã chất vấn gay gắt và góp ý cho những cán bộ mặt chai, mày đá này.

Hiện tượng đang tràn lan từ hàng mấy chục năm nay tại Việt Nam là tình trạng các tòa án CSVN đã đưa ra hàng trăm ngàn bản án oan sai. Nếu con số “hàng trăm nghìn” này không do chính các đại biểu Quốc Hội đưa ra thì dù là những người chống cộng cực đoan cũng không ai có thể tưởng tượng ra được. Thông tấn xã CSVN, trong bản tường thuật phiên thảo luận của Quốc Hội ngày 27/03/2007 mới đây đã viết: “Với con số hàng trăm nghìn đơn thư xin giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Đại biểu Nguyễn Đình Xuân đặt vấn đề: Tại sao một vụ án đã được xử 2 lần, tức là sơ thẩm, phúc thẩm vẫn phải xử giám đốc thẩm. Có vụ phải xử 6-7 lần, trong khi càng xử nhiều thì lòng tin người dân càng lung lay”.

JPEG - 64.9 kb

Tất cả những chuyện bê bối của chế độ CSVN gây ra đều được họ biện bác và đưa ra lý do. Người ta còn nhớ, lần trước bị cật vấn cũng tại diễn đàn Quốc Hội, ông chánh án tòa án nhân dân tối cao đã cãi chầy, cãi cối là ngành thẩm phán thiếu người và ông phải vơ bèo gạt tép. Vì phải vơ vét những thành phần tạp nham, nên khả năng luật pháp cũng như xét xử đương nhiên là hạn chế, nếu không muốn nói là không có. Cũng vì thế mà đại biểu Xuân đã nói thẳng là: “đạo đức, phẩm chất của một bộ phận cán bộ làm công tác xét xử có vấn đề”. Nữ đại biểu Nguyễn Thị Hoài Thu, đơn vị Kiên Giang thì bốp chát ngay là chánh án và kiểm sát đi “rung cây, nhát khỉ”, hăm dọa các đương sự liên can đến vụ án để khảo tiền đút lót. Bị xét xử oan ức, người dân thượng tố, khiếu nại, chỉ nhận được sự lạnh lùng, khinh miệt của bọn kiểm sát và chánh án vô lương tâm. Chính hiện trạng bê bối của nền tư pháp CSVN đã khai sinh ra phong trào khiếu kiện vượt hệ thống.

Hỏi đảng CSVN có biết tình trạng này không? Họ biết quá đi chứ. Nhưng họ cố tình duy trì tình trạng này với nhiều lý do. Thứ nhất để họ dễ dàng chỉ thị cho tòa án phải kết án như thế nào đối với một số đối tượng. Cán bộ đảng tham nhũng bị dân khiếu kiện thì phải ưu tiên chạy tội cho cán bộ và xử ép nguyên đơn. Những ai xúc phạm đến cán bộ, đến đảng thì dù có lý cũng phải xử thành có tội. Để tăng cường quyền hành cho bộ máy tư pháp, công cụ trấn áp của đảng, CSVN đã làm rất nhiều bộ luật, mà tất cả đều có một đặc tính chung là đi ngược lại, hoặc hạn chế những điều ghi trong bản Hiến Pháp của họ, nhất là những điều khoản về quyền của công dân. Hiến pháp ghi tự do báo chí thì có luật báo chí để trói buộc báo chí. Hiến pháp ghi tự do cư trú thì có luật hộ khẩu. Hiến pháp ghi tự do tôn giáo thì có pháp lệnh hạn chế sinh hoạt tôn giáo, v.v…

JPEG - 12.5 kb

Hà Nội khoe được sự giúp đỡ của nước Cộng Hòa Pháp để xây dựng nền luật pháp cho CSVN. Chính phủ Pháp còn lập cả cái gọi là “nhà pháp luật” tại Hà Nội. Cũng nên biết rằng, nền luật pháp của nước Pháp là một nền luật pháp lạc hậu nhất thế giới vì nó vẫn còn xây dựng trên bộ luật của hoàng đế Napoléon, cách đây hơn 200 năm. Lúc thực dân Pháp cai trị thuộc địa Đông Dương, họ đã áp dụng luật pháp này đối với dân ta. Nay, đúng là CSVN đã và đang nhờ những hậu duệ của bọn thực dân làm luật hầu cai trị dân ta.

JPEG - 48.9 kb

Một nền luật pháp vi hiến, cộng với một tập đoàn cán bộ tư pháp gồm tòa án và viện kiểm sát vừa thiếu, vừa yếu, vừa thối nát đã khiến cho nhân dân không thể tin được vào nền công lý của CSVN. Vụ xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý cùng 4 nhà dân chủ khác là các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, bà Lê Thị Lệ Hằng và cô Hoàng Thị Anh Đào là điển hình của sự bất chấp các nguyên tắc tố tụng, đồng thời nói lên tính chất vi hiến, phạm pháp của chính ngành tư pháp của CSVN. Tội danh của những người bị cáo đều là tội do CSVN quy chụp một cách bỉ ổi. Tuy tuyên bố là phiên tòa sẽ xét xử công khai, nhưng trong phòng xử chỉ có hội đồng xét xử, các bị cáo và những tên công an đội lốt thường dân. Thân nhân, gia đình, chồng con bị cáo không được vào phòng xử. Bị sức ép của quốc tế, CSVN bắt buộc phải chấp nhận sự có mặt của một số phóng viên nước ngoài và đại diện ngoại giao của một số nước. Nhưng những người này cũng không được vào phòng xét xử mà phải ở một phòng kế bên theo dõi cuộc xử án qua màn ảnh truyền hình. Trong suốt phiên tòa, linh mục Lý luôn bị còng hai tay. Không có một luật sư nào biện hộ cho các bị cáo.

JPEG - 51.2 kb

Quả thật CSVN không còn biết nhục là gì khi để phóng viên nước ngoài và đại diện ngoại giao chứng kiến cái cảnh xử án còn tệ hại hơn thời thực dân xử án những người Việt Nam yêu nước. Lương tâm nhân loại và lương tâm Việt Nam không thể chấp nhận được cái nền công lý cường quyền của CSVN. Càng không chấp nhận được bản án của cái tòa án man rợ này. Vì vậy, như lời phát biểu của linh mục Phan Văn Lợi, một chiến sĩ dân chủ, đồng chí hướng với cha Lý, bản án 8 năm tù đối với cha Lý, 6 năm tù đối với ông Nguyễn Phong, 5 năm tù đối với ông Nguyễn Bình Thành, 2 năm tù đối với cô Hoàng Thị Anh Đào và 18 tháng tù đối với bà Lê Thị Lệ Hằng là bản án đáng nguyền rủa.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư. Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an, chứ không phải để kéo đến gây cản trở cho những điều ấy.

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…