Đừng công khai minh bạch kiểu nửa vời

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bàn về sự minh bạch thông tin thì có lẽ điều phải nói tới trước tiên là lòng tin. Lòng tin là một yếu tố tâm lý, mặc nhiên là phải song phương. Không thể có lòng tin đơn phương mà bền vững được. Nếu lòng tin chỉ đơn phương thì chính là sự mê tín (tín = tin và mê = mê muội) – tin một cách mê muội! Để có thể tin nhau tuyệt đối thì có gì khác ngoài sự minh bạch với nhau. Hai phạm trù này là tiền đề và hệ quả của nhau. Khi một bên còn mập mờ hoặc còn nhiều góc khuất, “ẩn khuất”, thiếu hoặc không minh bạch, tỏ tường thì làm sao bên kia có thể tin được.

Đất nước ta đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn về kinh tế xã hội, nợ công, nợ xấu ở mức báo động, thu không đủ chi, lòng người ly tán. Nhìn vào cụ thể số liệu chi tiêu ngân sách của Nhà nước Việt Nam năm 2014, người dân thấy rõ Việt Nam là nước nghèo nhưng không kiểm soát được tình hình chi tiêu, lên đến 64 tỷ đô la bằng 34% GDP. Hay nói cách khác, ngân sách thực chi (gọi là quyết toán) vượt ngân sách được Quốc hội phê chuẩn (gọi là dự toán) rất lớn, ít nhất trên 30%. Điều này, cho thấy Quốc hội Việt Nam đã buông lỏng, vai trò, trách nhiệm làm luật và giám sát hoạt động của Nhà nước. Chuyên gia Vũ Quang Việt đã có bài viết phân tích rất xác đáng “Kế toán ngân sách của Việt Nam không giống ai”.

Nhiều người hoan nghênh trước thông tin Bộ Tài chính mong muốn cơ quan quản lý chọn phương án công khai toàn bộ báo cáo ngân sách nhà nước. Riêng nội dung công khai thuyết minh quyết toán ngân sách nhà nước, ban soạn thảo đề xuất hai phương án thực hiện.

Thứ nhất là công khai toàn bộ báo cáo thuyết minh quyết toán ngân sách nhà nước Chính phủ trình Quốc hội (trừ các thông tin mật không được phép công bố về lĩnh vực quốc phòng, an ninh và dự trữ quốc gia).

Thứ hai là công khai một số thông tin cơ bản về quyết toán ngân sách nhà nước, bao gồm: kết quả thu ngân sách nhà nước; kết quả chi ngân sách nhà nước; bội chi ngân sách nhà nước và các nguồn bù đắp, bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương; tỷ lệ bội chi so với tổng sản phẩm trong nước và mức nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia (trừ các thông tin mật không được phép công bố về lĩnh vực quốc phòng, an ninh và dự trữ quốc gia) thay vì chỉ một số thông tin cơ bản.

Người dân hiểu rằng công khai minh bạch là trách nhiệm của Nhà nước, đồng thời cũng là vũ khí sắc bén của Nhà nước để nâng cao năng lực và phẩm chất của mình. Cao hơn cả, công khai minh bạch là phương tiện phát huy sức mạnh của nhân dân, đặc biệt trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn của đất nước.

Công khai minh bạch là những thước đo giá trị phổ quát của loài người, vừa là đích phấn đấu, vừa là động lực của sự phát triển. Những xã hội, đất nước nào thực sự đề cao nó thì đều đã hoặc sẽ hứa hẹn phát triển hướng đến văn minh. Những nơi nào từ chối nó hoặc chỉ nói mà không làm thì đều luẩn quẩn trong vòng tăm tối của nghèo nàn, bất công, lạc hậu.

Một số sản phẩm của sự phát triển và nền dân chủ như các khái niệm pháp quyền, tự do ngôn luận, dân chủ, trách nhiệm giải trình… cũng như khái niệm công khai minh bạch không thể chỉ là các khái niệm “ngoại nhập” mà phải đi vào cuộc sống của người dân Việt Nam.

Cũng phải thấy rằng không có gì là “miễn phí” và một đất nước phải trả giá để được hưởng các giá trị văn minh ấy. Cái giá ấy lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nhận thức, bản lĩnh của dân tộc ấy, và đặc biệt là tầm và sự can đảm của những người đang có quyền lực lớn trong xã hội.

Có ý kiến cho rằng so với Thông tư 03/2005/TT-BTC đang được áp dụng thì những đề xuất trong dự thảo thông tư có nhiều điểm hoàn thiện hơn về việc công khai thông tin ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, theo tôi hiểu vẫn còn nửa vời, bởi vì, nếu đọc kỹ, ngẫm suy sẽ thấy trong dự thảo làm gì có hai phương án. Chỉ có 1 phương án là công khai một số thông tin cơ bản. Và cũng chỉ nói đến ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, chứ không đả động đến ngân sách các bộ, huyện, xã. Các ngân sách trên chỉ được báo cáo chứ không được công khai. Như thế, người dân chẳng có tiếng nói gì tới những điều trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của chính mình.

Ngay cái gọi là công khai bây giờ cũng ít giá trị vì chỉ là một số tổng, mà bị qua nhiều điều chỉnh không thể cộng lại với nhau được. Nếu công bố chi tiết, thì ta sẽ biết rõ cách ghi nào là không đúng theo chuẩn mực quốc tế.

Do đó, muốn minh bạch thông tin thì điều kiện tiền đề là phải thay đổi tận gốc luật pháp và những quy định hiện hành về vấn này, trong đó thực hành tự do báo chí và ngôn luận là việc quan trọng nhất.

Công khai minh bạch phải là định chế của xã hội. Minh bạch không chỉ là làm rõ qui luật, kế hoạch, qui trình và hành động, hay là để người dân biết tại sao, làm sao, làm gì và mức độ thế nào về hành động của Chính phủ và quyền của người dân.

Đảng và Nhà nước nếu tự coi mình là một chế độ chính trị vì nước vì dân, thì nên coi công khai minh bạch không những là một trách nhiệm ràng buộc, mà còn là một vũ khí sắc bén để tự rèn luyện chính mình, đồng thời cũng là phương tiện rất quan trọng phát huy sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.