Tổng Thống Bush Và Đảng Cộng Hòa Thắng Lớn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 3/11/2004, khoảng 12 tiếng sau ngày bầu cử, ứng cử viên Tổng thống John Kerry đã gọi điện chấp nhận thua cuộc với đương kim Tổng thống George W. Bush, chấm dứt những ngày tháng vận động chính trị thật căng thẳng và quyết liệt từ hai phía, Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa. Chiến thắng này của TT Bush đã không chỉ thể hiện tiếng nói đa số của quần chúng cử tri Hoa Kỳ mà còn phản ảnh được những quan tâm và nhu cầu của đa số cử tri người Mỹ gốc Việt. Trước hết, hãy nói về cách thắng cử của TT Bush và Đảng Cộng Hòa nói chung.

Không giống như kỳ bầu cử Tổng thống vào năm 2000, TT Bush lần này đã thắng luôn cả tổng số lá phiếu cử tri trên toàn quốc. Tính đến hôm nay 4/11, với 99,5% tổng số phiếu bầu trên toàn nước Mỹ đã được kiểm qua, TT Bush đã vượt qua Thượng nghị sĩ (TNS) Kerry với khoảng cách biệt là 51,06% đối với 48,02%. TT Bush đạt được khoảng 59,2 triệu phiếu, TNS Kerry đạt 55,7 triệu phiếu, với 274 cử tri đoàn thuộc về TT Bush và 252 cử tri đoàn thuộc về TNS Kerry (còn lại 12 cử tri đoàn chưa được quyết định tại tiểu bang New Mexico (5) và Iowa (7)). Một cách tổng quát, TT Bush đã thắng với hơn 3,5 triệu phiếu bầu và cũng là ứng cử viên Tổng thống đầu tiên kể từ năm 1988 (thời của ông Bush cha) nhận được hơn 50% trong toàn bộ số phiếu của cử tri. Theo Ủy Ban Nghiên Cứu Cử Tri Đoàn Người Mỹ (The Committee for the Study of the American Electorate) cho biết, có ít nhất 60% người Mỹ trong tuổi đi bầu đã tham gia bầu phiếu kỳ này, một tỷ lệ đi bầu cao nhất kể từ năm 1968 (61,9%) trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tại tiểu bang Florida năm nay, TT Bush đã nhận được 52% phiếu bầu so với Kerry là 47%. Tỷ lệ phiếu thắng này cũng xảy ra tương tự tại tiểu bang Ohio, với việc TT Bush dẫn đầu với 51% so với 48,5%.

Theo kết quả các cuộc thăm dò cử tri đã đi bầu tại nhiều tiểu bang trọng điểm, TT Bush đã đạt được 85% ủng hộ của những cử tri cho rằng khủng bố là vấn đề quan trọng nhất của cuộc bầu cử này. Và cử tri tin tưởng TT Bush hơn TNS Kerry trong việc đối đầu với nạn khủng bố, dù rằng có người không thật sự hài lòng về những việc làm của TT Bush. TT Bush được cử tri nhìn thấy như một người lãnh đạo có chính kiến và đường lối rõ ràng, vững vàng, dù là có khác ít nhiều với họ. Trong khi đó, người ta không nhìn thấy ở TNS Kerry một người kiên định trong lập trường. Đảng Cộng Hòa cũng đã đặc biệt quan tâm đến việc vận động đông đảo giới cử tri bảo thủ thuộc Thiên Chúa Giáo. TT Bush đã trấn an họ bằng quan điểm của ông đối với việc lập gia đình giữa những người đồng tính, vấn đề phá thai và nghiên cứu về những tế bào gốc sản sinh con người. Vào năm 2000, khoảng 4 triệu cử tri bảo thủ đã không hứng thú về ông Bush và ở nhà thay vì đi bầu. Năm nay, họ đã chiếm khoảng 20% tổng số cử tri; và các cuộc thăm dò cho thấy họ đã bầu cho TT Bush với tỷ lệ 3 (thuận) – 1 (không). Tại 11 tiểu bang Hoa Kỳ, họ cảm thấy cần đi bầu vì muốn có những dự luật ngăn chặn việc chính thức hóa cấu trúc gia đình của những người đồng tính. Ngoài ra, Đảng Cộng Hòa và TT Bush nói chung đã thắng lớn tại hầu hết các tiểu bang thuộc miền Nam, trung Nam, trung Tây Hoa Kỳ, nơi mà đa số cử tri sống ở các “miền quê”, thay vì là “thành thị” như các tiểu bang miền Đông và miền Tây Hoa Kỳ với đa số cử tri theo Đảng Dân Chủ. Nhìn tấm bản đồ ghi lại con số cử tri đoàn tại các tiểu bang mà TT Bush đạt được, người ta dễ dàng nhận thấy một khoảng lớn các tiểu bang màu đỏ (màu tiêu biểu cho Đảng Cộng Hòa, còn màu xanh là cho Đảng Dân Chủ) nằm hoàn toàn ngay giữa “trái tim” (heartland) của đất nước Hoa Kỳ.

Đối với TNS Kerry và Đảng Dân Chủ thì được nhiều bình luận gia cho rằng họ đã có nhiều sai sót trong việc trình bày quan điểm và đường lối của mình. Riêng TNS Kerry đã không thể phản công lại những quảng cáo tấn công từ phe bảo thủ và Đảng Cộng Hòa nói chung, liên quan đến TNS Kerry về mặt tư cách cá nhân, sự thiếu cứng rắn và những thông điệp không rõ ràng, thiếu thống nhất trong phần lớn thời gian của mùa bầu cử; để rồi TNS Kerry cuối cùng phải dựa quá nhiều vào việc vận động cử tri đi bầu thật đông thay vì cố gắng thu hút một bộ phận cử tri rộng lớn hơn. Cũng có nhiều người cho rằng lỗi thất bại này không phải của riêng TNS Kerry mà là của cả Đảng Dân Chủ. Đây là lần bầu cử Tổng thống thứ hai mà Đảng Dân Chủ đã thua trong cuộc tranh luận về những giá trị gia đình, xã hội và văn hóa. Theo kết quả các cuộc thăm dò những người đã đi bầu xong, 15% cử tri cho rằng cuộc chiến tại Iraq là điều quan trọng nhất đối với họ và Kerry đã nhận đuợc 75% phiếu bầu của họ. Mặt khác, hàng loạt những phát biểu và phiếu bầu (tại Thượng Viện) trái ngược của Kerry về vấn đề Iraq đã giúp cho TT Bush có thêm nhiều yếu tố để “định nghĩa” Kerry như là một chính trị gia cơ hội, thích nói những gì mà ông nghĩ là giới cử tri muốn nghe.

Tuy nhiên, cuối cùng thì điều quan trọng nhất là cử tri bầu cho một ứng cử viên có viễn kiến hay, sự can đảm và tính dứt khoát. Dù là cử tri có đồng ý hay không đồng ý với ứng cử viên đó nhưng họ chỉ cần biết quan điểm của người đó là gì và người đó có đáng tin cậy hay không. Riêng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, TNS Kerry đã làm “phật lòng” nhiều cử tri gốc Việt khi ông ngăn cản các dự luật nhân quyền (tại Thượng viện Hoa Kỳ) nhằm đòi hỏi chính quyền Cộng sản Việt Nam chấm dứt tình trạng đàn áp nhân quyền và dân chủ. Trong khi đó, suốt nhiệm kỳ 4 năm vừa qua, TT Bush cũng đã bổ nhiệm nhiều cá nhân người Mỹ gốc Việt vào các trách vụ trong chính phủ Hoa Kỳ mà đặc biệt nhất là quyết định bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng (Phụ tá Bộ Trưởng) Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho Giáo sư Đinh Việt. (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.