Nạn Dịch Cúm Gà: Lại Một Bài Học Về Bưng Bít Thông Tin

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thoạt đầu, trong khi các hãng thông tấn quốc tế lên tiếng báo động về những chỉ dấu tái phát của dịch cúm gia cầm ở Thái Lan và một số quốc gia tại Á Châu, trong đó có Việt Nam, Cộng sản Việt Nam (CSVN) vẫn nín thinh, không ý kiến. Một sự im lặng có tính toán sau khi cách đây không lâu, CSVN tuyên bố dịch cúm gà đã được chặn đứng. Trước đó, du khách ngoại quốc đã tỏ ra lo ngại, không muốn du lịch tại Việt Nam, làm thất thu cho nền kinh tế. Ngoài ra, những chứng bệnh khác cũng rất nghiêm trọng như sốt xuất huyết, dịch tả v.v… vẫn tiếp tục xảy ra và tất nhiên Hà Nội đã tỏ ra lo ngại. Thế nên, sau hai tuần “nín thở” vì tình trạng gà chết hàng loạt và dân chúng phải hủy diệt gà với số lượng lớn, CSVN đã không thể tiếp tục “ém tin” được nữa, nên mới công khai lên tiếng trên các phương tiện truyền thông, dầu chỉ quảng bá ở mức độ nhỏ giọt, thiếu nhiều chi tiết quan trọng. Trong khi đó, người dân lại sợ cán bộ nhà nước biết đến để điều tra, sợ phải tiếp xúc với báo chí, cho nên vấn đề lại càng trở nên trầm trọng hơn.

Tại ngay thị xã Long An, huyện Châu Thành, nơi có số lượng gà được nuôi vào hạng bậc nhất và nay thì các dãy chuồng gà trống trơn. Một phần vì người dân bị “sạt nghiệp” ngay khi vụ gà chết rộ lên. Sự tổn thất không được chính quyền bồi thường hoặc trợ giúp thiết thực. Từ đầu năm 2004, gà chết rất nhanh tại các làng, xã, và dịch cúm gà đã lây lan ngoài vòng kiểm soát. Chỉ trong vòng 2 tuần, hàng ngàn con gà từ 1 tháng đến 2 tháng tuổi và một số nông dân quanh vùng đều bị bệnh. Chi Cục Thú Y Long An đã ra lệnh giết gà nhưng nạn dịch này lại lan ra nhanh chóng và “âm thầm” di tản vào sâu trong ruộng vườn, nhà dân. Người dân giết vội gà làm thịt, tẩu táng đi vào các thành phố với dạng thịt gà quay đại hạ giá. Việc CSVN bưng bít thông tin về nạn dịch cúm gà, ngỏ hầu mua thời gian và tránh gây thiệt hại về uy tín, đã góp phần làm cho nạn dịch thêm xấu đi một cách nghiêm trọng. Số gà vịt bị chết tại Bình Trị 1, Bình Trị 2 và Phú Xuân 2, lên đến trên 20 ngàn con. Khi nông dân khiếu nại với sở Thú Y thì được trả lời: “Ở trên có chỉ đạo rồi! Còn như nóng ruột thì cứ hỏi trên huyện. Chúng tôi không có trách nhiệm…(?)”. Dân lên Huyện khiếu nại tại Phòng Nông nghiệp, nhân viên ở đây trả lời: “Chuyện này phải gặp Trưởng Phòng, phải có chỉ thị của ông Phó Ban mới được đệ nạp khiếu nại lên viên Trưởng Phòng. Ông này bận đi họp.” Hỏi số điện thoại của ông ta, nhân viên bảo không biết số điện thoại và gương mặt cô bé thư ký cứ “như trên trời rớt xuống”. Dân lại đến trạm Thú Y huyện, nhân viên tại đây nói, không biết vị trưởng trạm đi đâu. Khi dân tức giận gọi điện thoại cho viên chức Thú Y tỉnh Long An, họ cho biết một cách bình thản: “Chúng tôi đi học ở Hà Nội nên không rõ chuyện tại địa phương, tuy nhiên đến nay chưa có kết quả thử nghiệm. Anh nên hỏi Ủy Ban tỉnh xem sao?”.

Thực tế ra, bệnh dịch lan truyền rất nhanh, gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi. Nhưng tất cả đều bị ém nhẹm và gặp phải cung cách làm việc tắc trách, vô trách nhiệm của các viên chức, cán bộ nhà nước. Ngày 11/10/2004, tại thị xã Vị Thanh trong 105 mẫu huyết có 17 mẫu có virus H5. Một số nông dân nói rằng số gà họ đang nuôi, bị bệnh do những đàn gà đã bị chết dịch trước đây còn sót lại. Sở Thú Y cấp xã và huyện đã “báo cáo láo” cho cấp trên là dịch cúm gà không còn tái phát. Người dân đã giấu số gà còn lại qua sự bao che, thiếu trách nhiệm của các nhân viên kiểm dịch. Một số người dân cho rằng gà chết gần hết, chỉ vài con còn sót lại để ăn thịt và đã qua mặt nhà nước! Khi không thể nào nín thở bưng bít thông tin, các viên chức có trách nhiệm tại địa phương đã bí mật thông tin với nhau: “Cần giữ bí mật mà không được lên tiếng ồn ào, khi chưa có chỉ thị của cấp trên.” Theo ông Tiến Sĩ Bùi Quang Anh, đại diện Cục Thú Y, nói rằng: “Tôi chưa nhận được thông tin!”. Ông còn mạnh mẽ khẳng định: “Không có chuyện gà vịt chết hàng loạt. Chúng tôi đang chuẩn bị họp để bàn kế hoạch với Ban Chỉ Đạo Quốc Gia phòng dịch cúm gia cầm sắp tới. Đến nay chúng tôi vẫn không nhận được thông tin nào về dịch gà chết hàng loạt tại đồng bằng sông Cửu Long. Tôi cũng đi thanh tra từng khu vực ở đó về nên có thể nói rằng không có chuyện gà chết hàng loạt.” Ông Anh còn lớn tiếng theo kiểu hàng hai để trốn tránh trách nhiệm: “Chúng tôi chỉ đạo các chi cục thú y địa phương tiếp tục triển khai chống dịch cúm gia cầm. Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống chặt chẽ các sản phẩm gia cầm ra vào địa phương.” Khi được hỏi: “Vậy với hiện tượng gà vịt chết hàng loạt ở Long An, Hậu Giang là thế nào ? Dịch cúm trở lại chăng ?”. Ông trả lời: “Tôi chưa nhận được tin này. Nhưng nếu như gà vịt chết nhiều ở các thôn làng, số lượng bao nhiêu không quan trọng, nhưng gà vịt chết do bệnh gì, có lây lan hay không? Còn như là dịch cúm gà thì chúng tôi đã khống chế được.” Tại Sóc Trăng, người ta không thể nào che giấu nổi vì gà chết quá nhiều. Một trại gà tại đây bị nhiễm virus H5 và đã được thú y địa phương tiêu hủy trên 850 con. Đây là trại nuôi gà tại ấp Trà Canh 2, xã Thuận Hòa (Huyện Mỹ Tú) của ông Trương văn Siển. Ông nói: “Gà chết mau quá. Bốn ngày sau, sở Thú Y cho biết gà bị virus H5. Trại gà nuôi gần chỗ đông dân cư, có chuồng heo và đã phun thuốc sát trùng 2 lần.” Ông lo ngại do nguồn nước cá bị nhiễm bệnh. Ông nuôi 17 ngàn con cá tra. Một số người cùng xóm nuôi gà có bệnh và họ đã ăn thịt mà không tiêu hủy. Ông Cục Trưởng Thú Y đã quên đọc báo nhà nước, nên vẫn mạnh miệng chối, hay các viên chức lớn nhỏ đi kinh lý tại chợ hay quán nhậu; và lớp cán bộ lớn nhỏ đi để mà đi và chỉ ký tên trên bản báo cáo của thuộc hạ, viết tưởng tượng trên giấy cho xong chuyện. Ngày 22/10/2004, báo Tuổi Trẻ lên tiếng báo động về dịch cúm gà: “Chúng ta phải làm gì để ngăn chận tại khu vực Long An và các tỉnh miền Đông, đồng bằng sông Cửu Long?” Ông Bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói: “…sẽ họp để đánh giá về biện pháp phòng chống. Cử đoàn đi kiểm tra. Phái đoàn chờ cho gà vịt chết hết rồi mới dám đi…nhậu!” Theo báo Sài Gòn Giải Phóng: “Cục Thú Y cử cán bộ đi Hồng Kông nghiên cứu và học tập kinh nghiệm sử dụng thuốc chủng.” Và sẽ áp dụng ở VN như thế nào? Việc này còn nhiều thủ tục và hứa hẹn mất thêm rất nhiều thời gian… Báo An Ninh Thủ Đô nêu lên câu hỏi: “Ở Long An-Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng có bệnh dịch cúm H5N1. Vậy các tỉnh ở Bắc-Hà Nội thì sao ?”. Ông Bộ trưởng nói rằng: “Nơi nào có bệnh dịch trước đây vẫn có thể sẽ tái phát. Trước tháng 10 sẽ lấy mẫu khám bệnh, nếu có sẽ tổ chức tiêu hủy.” Ông này quên nói rằng bệnh dịch đã và đang xảy ra!

Qua các sự kiện, tin tức về bệnh dịch cúm gà ở VN, người dân quan tâm có thể đánh giá được rõ nét mức độ trầm trọng về bệnh dịch này qua các mặt sau đây:

- Tình trạng bưng bít về truyền thông vẫn còn trầm trọng tại Việt Nam.
- Mức thiệt hại to lớn về kinh tế và nhất là về phía nông dân nghèo.
- Sự bao che, tắc trách và cửa quyền của bộ máy hành chánh từ cấp cao đến cấp thấp.
- Tâm lý chờ đợi, trông chờ sự hỗ trợ của ngoại quốc,và sự cố tình ù lì trong công tác và trách nhiệm của các viên chức, cán bộ nhà nước.
- Viễn cảnh của một xã hội Việt Nam luôn ở trong tình trạng “bất ổn ngầm”.
- Lãnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe của người dân, đặc biệt là tại các làng xã nông thôn, hiện còn quá yếu kém.
- Bộ máy công quyền, hành chánh, từ trung ương đến địa phương, hiện vẫn không có những cơ chế và biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi những nạn dịch tương tự.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.