Thủ đoạn mới để bắt người hoạt động: Vận dụng tội danh “cố ý gây thương tích”

Thầy giáo Vũ Hùng là trường hợp đầu tiên trong giới đấu tranh bị câu lưu, tạm giam từ tháng 1/2018 và gán ghép tôi danh “cố ý gây thương tích”.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Hành vi một đằng, ghép tội một nẻo

Những Tù nhân lương tâm thường bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ”, “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của nhà nước…”. Nhưng nhiều khi các tội danh được gán ghép chẳng liên quan đến hoạt động của họ. Đó là các trường hợp Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày (án đầu), Lê Quốc Quân, với tội danh “trốn thuế”; Bùi Thị Minh Hằng với tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Một số nông dân bị cướp đất ở Dương Nội bị gán tội danh “chống người thi hành công vụ”, “gây rối trật tự công cộng, v.v…

Theo chị Nguyễn Thị Tâm một dân oan Dương Nội thì chị bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ. Chị kể trong những lần đi cung, điều tra viên Đỗ Xuân Quảng nói toạc ra với chị: “Bọn tao giữ mày làm đ gì. Chẳng qua chính quyền nhờ bên tao giữ hộ chứ mày tội tình đ gì, hôm nào xử sẽ xử án treo rồi về”

Câu chuyện đã tố cáo thủ đoạn quen thuộc của công an: ghép tội để bắt người, hoặc bắt người rồi ghép tội chứ hành vi của họ không cấu thành tội phạm.

Thầy Vũ Hùng với tội danh “cố ý gây thương tích”

Cho đến ngày 4/1/2018 thì đến lượt thầy giáo Vũ Hùng. Hình như thầy là trường hợp đầu tiên bị vận dụng tôi danh “cố ý gây thương tích”.

Khoản 1 Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác qui định như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

e) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

f) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Được biết, “nạn nhân” của thầy Hùng, sau khi đi “giám định sức khỏe” đã cho ra một mức thương tích cao nhất nhưng cũng chỉ dám “giám định” tới 3%. Điều đó có nghĩa là, không có cơ sở để truy tố thầy Hùng vì thương tích của “nạn nhân” chưa tới 11% và không thuộc các “tiết” từ a đến k.

Cho đến lúc này, “nạn nhân” của “hành vi cố ý gây thương tích” được gán cho thầy Vũ Văn Hùng vẫn là một bí mật quốc gia.

Chị Lý Thị Tuyết Mai, vợ nhà giáo Vũ Hùng cho biết, sát ngày hết hạn tạm giam 2 tháng, cảnh sát điều tra vụ án thông báo với chị là đã kết thúc điều tra và chuẩn bị chuyển kết luận điều tra sang Viện kiểm sát quận Thanh Xuân. Viện kiểm sát quận Thanh Xuân cũng cho chị Mai xem lệnh gia hạn tạm giam thêm 20 ngày đối với thầy Vũ Hùng. Không hiểu kết luận điều tra và cáo trạng nó sẽ như thế nào và họ bỏ tù thầy Hùng kiểu gì?

Chị Tuyết Mai cũng cho biết, chiều 7/3 kiểm sát viên tên Thủy bảo chị foto công chứng huân huy chương nộp cho họ để được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Đây cũng là một thủ đoạn nham hiểm để khẳng định thầy Hùng có tội và để gia đình hàm ơn. Không có tội tại sao phải giảm nhẹ?

Cảnh giác với thủ đoạn vận dụng tội danh “cố ý gây thương tích”

Trở lại việc thầy Vũ Hùng là trường hợp đầu tiên trong giới đấu tranh bị gán ghép tôi danh “cố ý gây thương tích”. Đây là một thủ đoạn mới của công an nhằm làm cho họ dễ dàng bắt người hơn, tất nhiên theo cách cố tình ghép tội. Cách bắt người này nham hiểm ở chỗ khi chúng tấn công đối tượng, đối tượng thường có phản ứng theo thói quen, chứ không đứng im cho chúng đánh: hoặc là chửi lại, hoặc là đẩy chúng ra, hoặc là đánh lại và khi đó chúng sẽ tru tréo lên là bị đánh. Nếu “may” mà xước được tí da thì thành công, nếu không thì sẽ bắt đối tượng về hành vi gây rối trật tự công cộng”. Nghĩa là gần như chúng muốn ghép là được.

Khẳng định rằng hai tên đi theo đánh thầy Hùng buổi trưa ngày 4/1/2018, nếu thầy Hùng bị vỡ đầu, gãy chân tay chắc chắn chúng sẽ không bị sao, còn thầy Hùng dù phản ứng nhẹ cũng bị bắt như ta đã biết.

Có rất nhiều ví dụ cho việc đối tượng cần bắt thì bị ghép tội còn tội của công an thì lờ đi. Ở đây chỉ nhắc lại vài ví dụ anh em hoạt động bị đánh trong đồn (không kể bị đánh ngoài đường): Trương Dũng bị đánh trong trại Lộc Hà (2/6/2013), máu me đầm đìa, chúng đem vứt ngay trước cổng đồn, chúng tôi phải đưa anh đi bệnh viện. Anh cũng bị đánh dã man trong đồn công an quận Hải An, Tp Hải Phòng (2/4/2013), chúng mang lên xe chở đến Quán Toan rồi vứt ở đấy sau khi đã tước điện thoại của anh. Hay vụ anh bị đánh gãy 3 xương sườn và bị cùm chân ở đồn công an Thụy Khuê ngày 25/10/2013 khi anh đến đòi đồ cho dân oan. Vụ này Bùi Thị Minh Hằng quay được video. Vụ 12 người đến thăm ông Trần Anh Kim ngày 21/1/2015 bị bắt vào đồn công an phường Trần Hưng Đạo Tp Thái Bình tỉnh Thái Bình và bị đánh hết sức tàn nhẫn v.v… Gần đây nhất là vụ Trương Dũng, Trịnh Đình Hòa, Mai Phương Thảo bị đánh tàn bạo khi bị bắt về đồn công an phường Minh Khai, Tp Phủ Lý trong phiên tòa sơ thẩm Trần Thị Nga ngày 22/12/2017.

Tất cả những vụ ấy không có một tên nào phải chịu trách nhiệm.

Bản thân tôi đã nhiều lần chúng vu vạ. Chúng xông vào ngăn cản tôi đi, cướp điện thoại của tôi nhưng khi tôi đẩy ra thì chúng la lối lên rằng: “ông đánh tôi đấy nhé”. Hình như bài vu ngược này chúng đã được dạy khá kỹ nên đứa nào cũng vân dụng rất nhanh.

Với thủ đoạn mới “vận dụng” tội danh “cố ý gây thương tích”, anh em trong giới hoạt động cần hết sức tỉnh táo và bình tĩnh kiềm chế.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”