Vì sao bạo lực học đường ở Việt Nam bùng nổ lớn?

Cảnh tượng đau lòng diễn ra tại học đường. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thời gian gần đầy, bạo lực học đường tại Việt Nam đang trở thành vấn nạn báo động đỏ. Nếu như trước đây chỉ lác đác một vài vụ, thì mấy ngày qua nhiều vụ bạo lực đã xảy ra ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức. Từ chuyện học sinh lập băng nhóm đánh nhau quay clip tung lên mạng xã hội, cho đến phụ huynh bắt giáo viên ở Long An quỳ gối suốt 40 phút, hay việc một cậu học sinh lớp 8 ngang nhiên bóp cổ cô giáo… Những vụ việc đó đang gây lo lắng và khiến dư luận hết sức phẫn nộ.

Tình trạng bạo lực học đường xảy ra mọi vùng miền, từ thành thị tới nông thôn, đồng bằng và cả miền núi cao. Có tận mắt xem trên mạng những clip học sinh đánh nhau mới thấy mức độ tàn nhẫn, vô cảm từ hành động của những cô cậu đang ở tuổi học trò. Điều đáng nói, nguyên nhân các vụ việc chủ yếu xuất phát từ những chuyện hết sức nhỏ nhặt nhưng nhiều khi chúng lại trở thành nguồn cơn cho những trận đánh đập tàn bạo.

Theo số liệu được Bộ GD&ĐT Việt Nam trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Một cuộc nghiên cứu năm 2015 cũng cho thấy, hơn 50% học sinh trung học ở Việt Nam tham gia bạo lực học đường. Còn theo thống kê của Cơ quan Chăm Sóc và Bảo Vệ Trẻ Em công bố năm 2012, bạo lực học đường tăng gấp 13 lần so với 10 năm trước đó.

Trong nghĩa rộng, bạo lực học đường không chỉ giới hạn ở việc học sinh đánh nhau mà còn có sự tham gia của người lớn: giáo viên đánh học sinh, phụ huynh đánh giáo viên. Giáo viên tẩn giáo viên, giáo viên tấn công hiệu trưởng, hiệu trưởng đấm vỡ mũi giáo viên. Cả nữ hiệu trưởng cũng tung chưởng hạ gục ngay nữ giáo viên tại phiên họp hội đồng… Có thể nói, không ngày nào mà truyền thông không có những tin tức, bài viết đáng buồn về chất lượng cũng như những tệ nạn đang xảy ra trong môi trường giáo dục ở Việt Nam.

Nhà trường bây giờ nhìn bên ngoài rất bình an, phẳng lặng, kỉ luật, nhưng tiềm ẩn ở bên trong là nguy cơ bạo lực luôn sẵn sàng bùng nổ. Đây là điều đáng sợ của ngành giáo dục. Là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm, trăn trở đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước.

Bạo lực học đường tại Việt Nam đang góp phần gia tăng tệ nạn xã hội, cổ xúy cho thói quen dùng vũ lực để bắt nạt người khác, dùng vũ lực để thể hiện khả năng của mình, làm phai nhạt những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, sâu xa hơn có thể phá vỡ tính cố kết cộng đồng. Đây là một vấn đề xã hội hết sức trầm trọng, cho thấy nền tảng đạo đức xã hội đang suy đồi, văn hoá ứng xử yếu kém, nơi được coi là văn minh nhất là nhà trường nhưng lại mang đến nhiều nỗi lo âu cho toàn xã hội.

Mỗi hành vi ứng xử của học sinh trong cuộc sống thường ngày đều là hệ quả của giáo dục và đào tạo. Đây là hậu quả của các chính sách giáo dục sai lệch từ phía Nhà nước. Trong đó, suốt một thời gian dài chưa quan tâm đến việc giáo dục những giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống của dân tộc khiến đất nước đang phải trả giá đắt.

Với một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử, những giá trị nhân văn truyền thống vô cùng phong phú và đa dạng. Nhưng tiếc thay, trong khi chương trình học từ mẫu giáo lên đến đại học chủ yếu là truyền thụ những kiến thức mang tính hàn lâm của các ngành kinh tế, kỹ thuật mà ít truyền đạt những giá trị nhân văn. Việc giáo dục những giá trị nhân văn truyền thống chủ yếu được giao phó cho môn Lịch sử, Giáo dục công dân, Văn học, nhưng nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn, chưa cuốn hút học sinh khiến môn này ngày càng phai nhạt, rơi dần vào lãng quên. Có thể nói, Bộ Giáo Dục đang tạo ra một thế hệ học trò giỏi về thi cử nhưng khiếm khuyết tâm hồn.

Liệu giáo dục có phải chỉ để tạo ra học sinh giỏi, có đàn “gà công nghiệp” trong các trường chuyên? Nhìn qua các nước phát triển, người ta không định nghĩa giáo dục đi kèm với những thành tích học tập, mà giáo dục chính là giúp con người tự hoàn thiện, tự phát triển bản thân, làm việc họ cảm thấy phù hợp nhất và hiểu được cộng đồng xung quanh cần gì ở họ nhất. Một quốc gia chỉ có thể phát triển khi nền giáo dục của nó được định nghĩa rõ ràng.

Một nền giáo dục sai lầm, yếu kém không chỉ ảnh hưởng đến hàng triệu con người, mà còn tác động xấu đến sự phát triển lâu dài và bền vững của một đất nước. Khi nhìn vào thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng ta thực sự thấm thía về điều này.

Để ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước chấm dứt tình trạng bạo lực học đường, cần có chính sách và chiến lược phát triển giáo dục dựa trên nền tảng một nền giáo dục khai phóng. Đồng thời, cần phải cân đối lại việc dạy kiến thức trong chương trình, những gì không cần thiết có thể lược bỏ. Như vậy, các em sẽ có thêm thời gian chơi, thời gian học tập thể thao, học nhạc… Những điều này sẽ kéo các em ra khỏi các cạm bẫy, giúp các em xây dựng ý thức cộng đồng rất cao, nhân cách tốt.

Ngoài ra, cần đặt ra vấn đề giáo dục nhân cách sao cho chuẩn. Con đường mà loài người đã đang và sẽ đi chính là hành trình hướng tới các giá trị nhân văn và hiện thực nó trong thực tiễn. Do vậy, giá trị nhân văn luôn có ý nghĩa vĩnh cửu và phổ quát đối với mọi nền văn hoá.

Ngô Đồng

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.