Kim Chính Ân thân chinh đến Bắc Kinh!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối cùng Bắc Kinh đã phải “công khai” sự kiện lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Chính Ân (Kim Jong Un) đã thân chinh đến Bắc Kinh, hội kiến cùng với lãnh tụ Tập Cận Bình trong chuyến đi ngắn ngủi từ 25 đến 28 tháng 3 vừa qua.

Việc giữ kín chuyến đi là “truyền thống” của các lãnh tụ Bắc Hàn vì sợ… ám sát. Tuy nhiên, việc anh Ân đã phải thân chinh đến Bắc Kinh kể từ khi lên nối ngôi cha là ông Kim Chính Nhật bị đột tử vào ngày 19 tháng 12 năm 2011 là một sự kiện lạ.

Nói một cách khác là trong hơn 6 năm qua, kể từ khi lên nắm quyền lực thống trị ở Bắc Triều Tiên, Kim Chính Ân không hề đi ra nước ngoài, kể cả việc không bao giờ thân chinh đến Bắc Kinh để gặp các lãnh tụ Trung Quốc như ông nội (Kim Nhật Thành) và cha ruột (Kim Chính Nhật) đã từng làm.  Kim Chính Ân viện lý do bận rộn công việc, nhưng trong thực tế là anh Ân rất sợ bị thích khách ám sát do cung cách hành xử quái đản và nhất là đã gây ra quá nhiều nợ máu đối với thuộc cấp trong quá trình củng cố quyền lực độc tôn của mình.

Việc  Kim Chính Ân thân chinh đến Bắc Kinh lần này đã tạo ra nhiều dấu hỏi lớn, trong đó phía nào – Bắc Kinh hay Bình Nhưỡng – đưa đề nghị tổ chức cuộc hội kiến giữa ông Tập và họ Kim lần này?

Lý do là nhìn vào phía nào đề nghị người ta sẽ thấy phần nào nội dung và nhất là lý do vì sao có cuộc hội kiến xảy ra vào lúc này khi mà đại diện Bắc Triều Tiên, Nam Hàn và Hoa Kỳ đang có những hội nghị nhằm chuẩn bị các cuộc gặp giữa Tổng thống Moon với lãnh tụ Un (vào ngày 27 tháng 4) và giữa Tổng thống Trump với lãnh tụ Un (dự trù giữa tháng 5).

Cuộc gặp này đa phần là do Bắc Kinh chủ động và đương nhiên Bắc Triều Tiên cũng thấy đây là lúc phải gặp để không làm phật lòng họ Tập, dù trong lòng họ Kim không mấy hài lòng khi Bắc Kinh đứng về phía Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc phong tỏa kinh tế Bình Nhưỡng trong hơn 1 năm vừa qua.

Thứ nhất, Bắc Kinh rất sợ bị mất vai trò “đầu nậu” trong hồ sơ Bắc Triều Tiên đối với Hoa Kỳ và các quốc gia Phương Tây. Từ nhiều thập niên qua, Bắc Kinh luôn luôn là kẻ đỡ đầu cho Bình Nhưỡng và vì thế mà mọi sự liên lạc, đàm phán của Hoa Kỳ hay Nhật Bản đều phải đi qua Bắc Kinh trước khi tiếp xúc với Bình Nhưỡng. Do đó, việc Kim Chính Ân đề nghị gặp trực tiếp Tổng thống Donald Trump đã khiến cho họ Tập lo ngại là Trung Quốc sẽ không còn ảnh hưởng lớn lên tình hình bán đảo Triều Tiên.

Thứ hai, khi Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản trực tiếp liên lạc và đàm phán với Bắc Triều Tiên vô hình chung làm cho tư thế chính trị của Trung Quốc ở Á Châu suy thoái và điều đó sẽ tác động vô cùng tiêu cực trong nội bộ của Trung Quốc, trong lúc mà họ Tập đang muốn củng cố vị trí độc tôn của mình. Tức là nội bộ đảng không thấy họ Tập được Thế giới tôn vinh và các ảnh hưởng chính trị bị soi mòn, khi Bắc Kinh không còn là nơi điều phối các biến chuyển tại Bắc Triều Tiên như trước đây nữa.

Thứ ba, then chốt của bài toán Bắc Triều Tiên là bãi bỏ hay tiếp tục duy trì vũ khí hạt nhân. Do đó khi Kim Chính Ân tuyên bố không còn theo đuổi nghiên cứu vũ khí hạt nhân  là cú sốc không chỉ cho Hoa Kỳ mà cho cả Bắc Kinh. Vì thế, Bắc Kinh phải gặp Kim Chính Ân để biết rõ ý đồ của Bình Nhưỡng, đồng thời muốn chứng tỏ với thế giới về vai trò “đầu nậu” trong những thương thảo giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ, Nam Hàn sau cuộc gặp sắp tới đây.

Nói tóm lại, việc Bắc Kinh cho phổ biến những hình ảnh đón tiếp linh đình, kể cả những bữa ăn do hai vợ chồng Tập Cận Bình tiếp đãi vợ chồng Kim Chính Ân cho thấy là Bắc Kinh đang muốn cho dư luận thế giới thấy Bình Nhưỡng vẫn còn nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc dù Kim Chính Ân có những cuộc gặp song phương với Tổng thống Moon và Tổng thống Trump.

Chuyến đi Bắc Kinh của Kim Chính Ân  quả là nước cờ của Bắc Kinh chứ không phải Bình Nhưỡng.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…