Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bồ đào mĩ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi!
(Lương Châu Từ)

Bài thơ trên là một trong những bài tứ tuyệt nổi tiếng nhất của văn học Trung Quốc mà hầu như chẳng mấy ai yêu thơ Đường lại không biết đến. “Lương Châu Từ” có nghĩa là Khúc Hát Châu Lương, một địa danh thuộc vùng biên giới Tây Bắc nước Tàu tiếp giáp với Mông Cổ. Lương Châu Từ do Vương Hàn (687-726) làm ra năm 713 khi ông bị triều đình nhà Đường đày ra Lương Châu do tính bộc trực của mình.

Bài thơ của Vương Hàn được dịch như sau:

Bồ đào, rượu rót chén lưu ly
Muốn uống, tỳ bà giục ngựa đi
Bãi cát say nằm, chê cũng mặc
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.

Người đọc Lương Châu từ, tùy theo mối cảm xúc riêng mà có những mức độ thưởng thức khác nhau, nhưng có lẽ cũng chung niềm cảm khái ở câu cuối:

Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi
(Xưa nay chinh chiến, mấy ai về).

Và với những tâm tư của câu thơ này, tôi xin ghi lại những cảm nhận của mình với sự hy sinh của những người đang âm thầm đấu tranh cho dân chủ tại VN. Họ đang chịu một tai họa khủng khiếp đang giáng xuống đầu: chỉ hơn một tuần lễ, hơn 100 năm tù giam và hơn 30 năm quản chế cho 10 anh chị em trong số họ. Các anh Đài, Tôn, Đức, Truyển, Hùng, Trội, Túc, Dũng, các chị Xuân và Thu Hà.

Tôi có cái may mắn được trò chuyện với hầu như tất cả 10 anh chị em này. Mỗi người một tính cách, mỗi người một tư duy, một thói quen hoặc một tật xấu. Nhưng tất cả có một điểm chung là lòng nhiệt huyết và suy nghĩ lạc quan, cho dù hình như chưa bao giờ tôi hỏi: “Động lực nào khiến bạn chọn con đưòng này”, hoặc “bạn có nghĩ đến ngày nào đó chúng ta sẽ thành công?”.

Khi còn đứng trên bục giảng, tôi đã làm đủ mọi cách để “cạy miệng” lũ sinh viên kỹ thuật mà bản chất của chúng là thụ động, nên tôi đã khá thành công khi gợi chuyện để đón nhận những tâm tình của các anh chị đi đấu tranh, đặc biệt là 9 anh chị vừa bị kết án. Và chính những tâm tình bộc trực này đã để lại trong tôi một ấn tượng không bao giờ phai nhòa, mà tôi xin được nhắc lại, đó là lòng nhiệt huyết và sự lạc quan.

“Chọn con đường này là mình phải chuẩn bị lên đường bất cứ lúc nào”. Lên đường ở đây có nghĩa là đi tù. Nên nhớ rằng tất cả 8 anh được nêu tên ở trên đều đã bị kết án tù trước đây, điều này có nghĩa là các anh đều đã ý thức được hiểm nguy đang rình rập mình mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận cuộc sống tù đày lần thứ hai. Đây là điều không phải ai cũng dám thực hiện.

“Chọn con đường này là mình phải chuẩn bị lên đường bất cứ lúc nào”. Tôi còn nhớ khi nói câu này các anh không có phừng phừng sát khí hoặc đập bàn vỗ ghế, mà nói với một giọng chậm rãi và từ tốn ‒ như thể là đang vừa suy nghĩ vừa nói. Biểu hiện này thường thấy khi người ta đang trút hết nỗi lòng của mình ra vậy.

Thường thường sau khi nói ra câu này, anh em chúng tôi đều im lặng. Im lặng bởi vì không có gì phải hỏi thêm, nhưng phần cũng để tâm hồn mình lắng đọng với bao câu hỏi đang quay trong đầu: “Trong hai đứa, đứa nào đi trước?”, “Liệu anh em có còn gặp lại nhau sau khi ra tù lần sau?”, – “Không biết bố mẹ, vợ (chồng) có còn hay mất?”, và thậm chí “Chính mình có còn sống được đến ngày mãn tù hay không?”.

Xưa nay chinh chiến, mấy ai về! Vương Hàn đã viết ra câu ai oán này nghe nói để kể về thân phận những người lính dưới quyền đang gió sương ngoài biên ải và trong thời điểm đất nước Trung Hoa loạn lạc. Dù gì thì đây cũng là những người lính của triều đình, được phát lương và theo ý thơ thì trước khi xuất quân lên đường, họ thường đều được uống rượu nho thỏa thích và được tiễn đưa trọng thể.

Còn những Đài, Tôn, Đức, Truyển, Hùng, Trội, Túc, Dũng, Xuân và Thu Hà; các anh chị ấy đi vào đấu tranh chỉ với con tim và khối óc. Không ai bắt buộc họ, có chăng là sự thôi thúc của lương tâm. Chẳng ai trả lương cho họ, có chăng chỉ là sự đóng góp khiêm tốn của những người đang được sống bình yên. Và họ cũng ý thức rằng con đường đấu tranh sẽ đầy rẫy chông gai chứ chẳng hề có “tiễn đưa trọng thể” hoặc “rượu nho thỏa thích”.

Với tâm tư như thế, các anh hùng của chúng ta ngày hôm nay còn vĩ đại gấp bội lần những người lính của Vương Hàn thuở nào.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.