Sydney: Đồng hành cùng Quốc nội phản đối Dự luật Đặc Khu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng chủ nhật, 10/06/2018, Đảng Việt Tân tại Sydney cùng đồng hương biểu tình trước Tòa Đại Sứ CSVN tại thủ đô Canberra, Úc châu, nhằm đồng hành cùng đồng bào quốc nội, phản đối thông qua “Dự Luật Đặc Khu kinh tế” của Quốc hội CSVN. Đây là một dự luật mang tính bán nước trá hình.

Chương trình chính thức bắt đầu vào đúng 12 giờ với nghi thức chào cờ Úc – Việt và phút mặc niệm, được nối tiếp với phần phát biểu của ông Châu Văn Khảm, đại diện Ban tổ chức. Kế đến là phần phát biểu của ông Đoàn Kim, đại diện Vietnam Sydney Radio, và phát biểu của các thân hữu đến từ Sydney, Melbourne…

Ban tổ chức đã kết nối với Linh mục Nguyễn Đình Thục chia sẻ về diễn biến tình hình trong nước. Phần chia sẻ của cô Trần Thu Nguyệt, một facebooker và nhà hoạt động được nhiều người biết đến, đã làm nhiều người xúc động. Cô bày tỏ bức xúc trước Dự luật đặc khu của Quốc hội CSVN nhằm phục vụ cho âm mưu bành trướng của Trung cộng và sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền CSVN. Bản thân cô đã đồng hành cùng người dân trong tất cả các cuộc biểu tình suốt nhiều năm qua, nhưng tại thời điểm hiện tại, khi người dân cả nước đang ô ạt xuống đường thì cô lại bị an ninh cộng sản canh giữ nghiêm ngặt trong suốt nhiều ngày qua không thể ra khỏi nhà.

Cuộc biểu tình với hơn 200 đồng hương đến từ Sydney, Melbourne, Canberra đã diễn ra quyết liệt sôi nổi với những khẩu hiệu, những bài hát đấu tranh xen kẽ trong phần phát biểu của các vị khách mời. “Đập tan âm mưu thành lập đặc khu”, “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước”, là khẩu hiệu được đoàn biểu tình hô vang nhiều lần bày tỏ sự quyết tâm phản đối dự luật này.

Đoàn biểu tình với khí thế hừng hực trong suốt gần 2 giờ đồng hồ và đã kết thúc lúc 1 giờ 45 phút chiều cùng ngày bằng nhạc phẩm “Nước không nguyên, nhà không yên” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành được toàn thể quý đồng hương cùng hát vang trước Tòa đại sứ CSVN.

 

Như Trúc, tường trình từ Canberra

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?