Nhìn lại cuộc xuống đường ngày 10 tháng 6 năm 2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc biểu tình chống Dự luật Đặc khu đã bùng nổ tại hơn 10 địa điểm trên toàn quốc trong ngày 10 tháng 6 vừa qua là một biến cố quan trọng.

Ngoài hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn, cuộc biểu tình đã lan rộng ở các tỉnh miền Trung gồm Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận (gồm Phan Rí, Phan Thiết), Đăk Lăk, Cam Ranh và một số tỉnh miền Nam gồm Mỹ Tho, Tây Ninh, Bình Dương và Đồng Nai.

Mặc dù Bộ chính trị đảng CSVN đã họp khẩn cấp kéo dài cho đến 3 giờ sáng ngày Thứ Bảy mồng 9 tháng 6 và cuối cùng ra quyết định ngưng không cho Quốc hội bỏ phiếu thông qua Dự luật Đặc khu vào ngày 15 tháng 6 mà dời đến kỳ họp tháng 10, 2018, nhằm xoa dịu dư luận và ngăn chận các cuộc biểu tình phản đối của người dân vào ngày Chủ nhật hôm sau, nhưng hoàn toàn không hiệu quả. Cuộc xuống đường rất ôn hòa của người dân vào ngày 10 tháng 6, đã trở thành trung tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước vì hai lý do:

1/ Dự luật đặc khu (nguy cơ Trung Cộng) và Dự luật an ninh mạng (nguy cơ bịt miệng) đã là hai quan tâm lớn không chỉ trong một số thành phần hoạt động mà lan tỏa và trở thành những ưu tư của nhiều tầng lớp quần chúng. Dự luật đặc khu đã dấy lên tinh thần chống hiểm họa Trung Cộng và chiếm một mẫu số chung lớn nhất trong lòng mọi người bất luận ở trong hay ngoài đảng Cộng sản. Chính mẫu số chung này đã thôi thúc số đông nhập cuộc sau một thời gian dài bị khựng lại vì những đàn áp, bắt bớ sau thảm họa Formosa trong hai năm 2016 và 2017.

Nói cách khác, cuộc xuống đường ngày 10 tháng 6 cho thấy là những đàn áp của bộ máy công an đã không làm chùn chân những người yêu nước. Với thủ đoạn cũ, công an tung người đóng chốt tại nhà của một số nhà dân chủ và chận bắt ngay khi họ xuất hiện ở hiện trường với âm mưu là làm xẹp cuộc biểu tình ngay từ đầu do không có người điều hướng. Nhưng lực lượng công an đã không ngờ là làn sóng người tham gia biểu tình lan rộng quá nhanh, trên nhiều địa bàn khiến họ lúng túng đối phó.

 2/ Song song với hiểm họa Bắc Thuộc, những bất mãn bị đè nén quá lâu (bất công xã hội, ô nhiễm môi trường, cường hào ác bá) đã tạo thành sức bật đáng kể ở một vài địa phương trong lần này. Sự kiện bạo động xảy ra tại thành phố Phan Rí và Phan Thiết, và kéo dài trong nhiều ngày là biểu hiện của những bất mãn bị dồn nén quá lâu từ vụ ô nhiễm nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân hay vụ xả thải bữa bãi xuống biển làm chết thủy sản khiến cho cuộc sống người dân ở đây bị điêu đứng cả hơn 10 năm qua.

Nói cách khác, chính những vấn nạn xã hội, những sai trái và bất công trong cuộc sống hằng ngày đã tạo ra làn sóng ngầm phản kháng của quần chúng không chỉ bộc phát ở Phan Rí hay Phan Thiết mà sẵn sàng bùng nổ ở những nơi khác khi có điều kiện. Nếu CSVN không nhìn thấy tiềm ẩn của những bạo động được nung nấu từ sự bất mãn bị dồn nén mà thẳng tay đàn áp và nhất là trừng phạt hơn 100 người đang bị bắt giữ hiện nay, chắc chắn bạo động cũng có ngày bộc phát trở lại.

Thế nhưng ba ngày sau khi các cuộc biểu tình tạm lắng đọng thì ngày 13 tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng công an Tô Lâm cùng với một số cán bộ của Bộ công an bay đến Bình Thuận thị sát tình hình bạo động tại Phan Thiết và truyền đạt lệnh của Bộ chính trị là phải truy tố những người tham gia bạo động cũng như sớm vãn hồi an ninh chính trị tại Bình Thuận. Đồng thời, Bộ trưởng Tô Lâm cũng bay đến làm việc trực tiếp với một số đại diện ban giám đốc công an các tỉnh thành như Sài Gòn, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Tiền Giang… với chỉ thị là tăng cường các biện pháp răn đe nhằm ngăn chận những cuộc biểu tình có thể tái phát.

Trong khi đó, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng bộ 4T cũng đã tổ chức cuộc họp giao ban với Tổng biên tập của các tờ báo đảng chỉ thị là phải “định hướng dư luận” bằng cách viết loạt bài:

  • Phê phán tham gia biểu tình là hành động vi phạm pháp luật, phá hoại tài sản nhà nước…
  • Giải thích về các vấn đề người dân đang bức xúc để không còn tụ tập chống đối…
  • Tăng cường quản lý phóng viên, không để tình trạng không nói trên báo mà đưa lên mạng xã hội thông tin, bình luận tiêu cực, chống đảng và nhà nước.

Cả hai ông Tô Lâm và ông Trương Minh Tuấn đều có chung một luận điệu quy chụp rằng các cuộc xuống đuờng của người dân đều nhắm vào biện pháp bạo động lật đổ chế độ.

Rõ ràng là cách ứng xử của hai bộ máy bạo lực: đàn áp (Bộ Công an) và bịt miệng (Bộ Thông tin & Truyền thông) đối với các cuộc xuống đường ôn hòa hiện nay chỉ tiếp tục đổ dầu thêm vào lửa căm phẫn của toàn dân. Bạo lực, đàn áp chỉ tạo ra thêm sự phẫn nộ trong lòng người dân mà thôi.

Đáng lý ra, lãnh đạo CSVN nhân dịp này, chân thành bãi bỏ những đạo luật ngang ngược và phi lý như Dự luật đặc khu, luật an ninh mạng, vì chỉ giúp cho kẻ thù truyền kiếp là Trung Cộng dễ dàng xâm thực các vùng lãnh thổ Viêt Nam.

Rốt cuộc, lãnh đạo CSVN đã chọn thế đối đầu với toàn dân nên các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục bùng nổ và lan tỏa ở nhiều nơi trong thời gian tới. Đó chính là vũ khí duy nhất để toàn dân Việt Nam bày tỏ sự quyết tâm bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như mở ra một cục diện mới trên một đất nước không còn thiểu số lãnh đạo độc tài và u tối như hiện nay.

15/6/2018

Lý Thái Hùng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.