Người dân Nghệ Tĩnh phản đối bóp nghẹt tự do

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng 17 tháng 6, 2018 hàng chục ngàn người dân tại Nghệ An, Hà Tĩnh đồng loạt xuống đường phản đối nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng để bóp nghẹt tiếng nói của người dân, cũng như Luật Đặc khu để tiếp tay bán nước Việt Nam cho Trung cộng.

Tại Nghệ An, người dân Quỳnh Lưu đã quay quần về Giáo xứ Song Ngọc để tuần hành ôn hòa phản đối chế độ cộng sản đã bất chấp sự đóng góp ý kiến của người dân khi thông qua các đạo luật mơ hồ, cũng như đàn áp, khủng bố, bắt giữ người dân tuần hành ôn hòa để phản đối chính phủ cho Trung cộng thuê 3 đặc khu 99 năm.

Tại Hà Tĩnh, bà con cũng quy tụ về nhà thờ hạt Văn Hạnh, xã Thạch Trung, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và nhà thờ hạt Can Lộc để tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý – Hòa bình.

Linh mục Phêrô Maria Hoàng Anh Ngợi quản xứ Vĩnh Luật chia sẻ trong phân giảng lễ: “Chúng ta phải bảo vệ Tổ Quốc, chúng ta hãy bảo vệ chính chúng ta, bảo vệ sự thật.”

Ngài nhấn mạnh: “Chúng ta có tự do ngôn luận, nếu vì sự thật, vì tự do ngôn luận mà cái giá phải trả cho tự do ngôn luận ấy, mà nếu đó là tù đày đi nữa thì cái giá đó vẫn là cái giá rất hạnh phúc, chứ không phải cái giá nguyền rủa.”

Ngài nói tiếp: “Hỡi Chính phủ Việt Nam! Hãy lấy trọng tâm của con người để lãnh đạo, để giải quyêt mọi vấn đề.”

Trong bài giảng lễ Ngài có nhắc về hai con “quái thú “ đó là “quái thú đặc khu” và ‘quá thú an ninh mạng” hai con “quái thú” này đang làm mưa làm gió, gây hoang mang, lo sợ và làm chức nhối cho nhân dân Việt Nam những ngày qua.

Con “quái thú đặc khu” thì đưa dân tộc Việt gần hơn tới diệt vong và kiếp làm nô lệ. Còn con “quái thú an ninh mạng” đưa dân tộc đi ngược lại với văn minh của nhân loại.

Tại Giáo xứ Kim Lâm, hạt Can Lộc bà con đã diễu hành bằng xe máy và dương cao băng rôn phản đối 2 đạo luật trên và cùng rước ca nhập lễ cùng với các băng rôn khẩu hiệu, làm cho tất cả mọi người trên thế giới đang hướng về Việc Nam trong thời khắc tăm tối nhất của lịch sử dân tộc cũng cảm thấy ấm lòng.

Anh Tuấn chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui vì ai cũng đồng lòng lên án việc sai trái, ai cũng ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với quê hương, với đất nước. Ngày hôm nay là một ngày tuyệt vời.”

Sau thánh lễ sáng Chúa nhật bà con đã xuống đường phản đối Luật đặc khu và Luật an ninh mạng.

Khi muốn một đất nước phát triển và thịnh vượng chúng ta không nên dựa vào các thế lực bên ngoài, mà chúng ta cần phải lấy tinh thần dân tộc làm gốc. Chính mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm với vận mệnh đất nước.

Mong rằng sẽ có nhiều Giáo xứ, Giáo hạt lên tiếng nói sự thật như hạt Văn Hạnh và hạt Can Lộc, không chỉ ở cấp Giáo hạt, mà là các Giao phận trên khắp đất nước cùng cất lên tiếng nói của con tim, tiếng nói của sự thật để ngày mai con cháu chúng ta có một tương lai tươi sáng hơn.

Nguồn: FB Thanh Niên Công Giáo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…