7 điều thú vị về pháp luật Hong Kong

Các thẩm phán Hong Kong có quyền hạn tương đối độc lập. Ảnh: Reuters/Bobby Yip.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay, 1/7, là kỷ niệm 21 năm ngày Hong Kong trở về với Trung Quốc, sau 99 năm làm thuộc địa của Anh (1898 – 1997).

Trong 99 năm đó, Hong Kong đã phát triển thành một thương cảng sầm uất và là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới. Danh hiệu này vẫn được Hong Kong giữ vững trong 21 năm qua, kể từ khi trở thành Đơn vị Hành chính Đặc biệt của Trung Quốc.

Để làm được điều đó, yếu tố quan trọng bậc nhất là hệ thống pháp luật của Hong Kong. Ngày nay, tuy là một phần của Trung Quốc và phải áp dụng một số quy định của pháp luật Trung Quốc, Hong Kong vẫn thụ hưởng quy chế tự trị tương đối và có một hệ thống pháp luật riêng.

Sau đây là bảy điều thú vị cần biết về hệ thống pháp luật khá đặc biệt này.

1. Hong Kong có hiến pháp riêng, được gọi là Luật Cơ bản (Basic Law). “Tiểu hiến pháp” này được Quốc hội Trung Quốc thông qua năm 1990, sáu năm sau khi hoàn tất đàm phán với chính phủ Anh về việc thu hồi Hong Kong.

2. Hong Kong giữ nguyên hệ thống pháp luật Anh từng được sử dụng ở vùng lãnh thổ này. Các thẩm phán Hong Kong có thể viện dẫn án lệ từ các nước thông luật khác như Anh, Mỹ để xét xử.

Bên cạnh đó, dù Hong Kong không phải là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Luật Cơ bản của họ vẫn công nhận hiệu lực pháp lý của hai công ước của LHQ về nhân quyền là Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế – Văn hoá – Xã hội. Các công ước quốc tế về lao động vốn được thừa nhận trước đây vẫn tiếp tục có hiệu lực sau ngày 1/7/1997.

3. Trước khi Hong Kong trở về với Trung Quốc, cơ quan xét xử tối cao của Hong Kong nằm ở… London (Anh), gọi là Uỷ ban Tư pháp của Viện Cơ mật Hoàng gia Anh. Đây cũng chính là cơ quan đã thụ lý vụ án Nguyễn Ái Quốc vào năm 1932 nhưng chưa kịp xét xử thì Nguyễn Ái Quốc và chính quyền thuộc địa Hong Kong đã thoả thuận dàn xếp ngoài toà.

Kể từ ngày 1/7/1997, khi không còn là thuộc địa của Anh, Hong Kong lập ra Toà Thượng thẩm (The Court of Final Appeal) để thay thế cho Uỷ ban Tư pháp của Viện Cơ mật Hoàng gia Anh trong vai trò là cơ quan xét xử tối cao.

4. Khi xét xử, hội đồng xét xử của Toà Thượng thẩm Hong Kong có 5 thẩm phán, trong đó có Chánh án, ba thẩm phán thường trực và một thẩm phán không thường trực. Thẩm phán không thường trực được chọn ra từ hai ban: ban cựu thẩm phán Hong Kong và ban thẩm phán nước ngoài, chủ yếu đến từ Anh, Úc, và Canada. Hiện Toà Thượng thẩm có 12 thẩm phán không thường trực là người nước ngoài. Chánh án Toà Thượng thẩm Hong Kong mới đây đã ca ngợi các thẩm phán nước ngoài là chìa khía thành công của toà án này.

5. Toà án Hong Kong thụ hưởng quy chế độc lập so với nhánh hành pháp và lập pháp. Theo đó, toà án có quyền giải thích hiến pháp (Luật Cơ bản), trong tiếng Anh gọi là judicial review. Điều này có nghĩa là toà án có thể tuyên một đạo luật của nhánh lập pháp, một quyết định hay một hành vi công quyền của nhánh hành pháp là vi hiến. Đây là công cụ quan trọng nhất khiến cho một toà án trở nên độc lập. Toà án Việt Nam không có được công cụ này.

Tuy nhiên, toà án Hong Kong không có quyền tối cao trong việc giải thích Luật Cơ bản. Quyền này thuộc về Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, đây chính là cơ quan uỷ quyền cho toà án Hong Kong giải thích Luật Cơ bản trong phạm vi giới hạn.

6. Toà án Hong Kong không được can thiệp vào các vấn đề quốc phòng và đối ngoại. Hai lĩnh vực này thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh.

7. Hong Kong chỉ được tự trị trong 50 năm, cho đến năm 2047. Đến khi đó, hệ thống chính trị và pháp luật xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc sẽ thay thế hệ thống hiện nay.

Nguồn: Luật Khoa tạp chí

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bà Uzra Zeya nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya -Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền, tại buổi lễ còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.