Đất nước nào cũng cần phải trưởng thành

Người dân Sài Gòn biểu tình phản đối Dự luật đặc khu và An ninh mạng ngày 10 tháng Sáu, 2018. Ảnh: FB Lê Nguyễn Hương Trà
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hành trình đi tìm tự do

Lịch sử loài người, có lẽ là một hành trình đi tìm tự do vĩ đại nhất. Từ việc tìm cách thoát khỏi thiên nhiên để tự do thức ăn chốn ở cho đến con đường tìm cách thoát khỏi những áp bức, bất công của kẻ cai trị. Những người nô lệ phải đấu tranh để tìm cho mình một cuộc đời tự do. Những người da đen phải hi sinh không ít để nhận được sự tự do mà mình đáng được hưởng. Mỗi lần đi tìm tự do như thế là mỗi lần trưởng thành của xã hội. Và mỗi lần như thế, là một lần đánh đổi, bằng sự đau đớn, mồ hôi, xương máu và hi sinh của không biết bao nhiêu thế hệ. Những nước Tây phương đã đạt được sự tự do hiện tại cũng bằng không ít sự mất mát, hi sinh và chẳng có gì tự dưng mà có được.

Đơn giản hơn, mỗi người muốn trưởng thành phải trải qua nhiều biến cố, mất mát. Một đất nước muốn trưởng thành cũng phải chịu những đau đớn, mất mát. Những trận đàn áp đẫm máu của những kẻ cầm quyền độc ác. Những tai ương khủng khiếp do con người hoặc có thể thiên nhiên gây ra. Những đau đớn, khó khăn đó như những điều kiện để một dân tộc, một đất nước có thể trưởng thành.

Cũng có không ít những dân tộc, những đất nước không vượt qua được những khó khăn, biến cố để bị biến thành một dân tộc nô lệ, tôi đòi và phải lưu vong trên chính quê hương mình; dù đất nước ấy, dân tộc ấy đã từng có một quá khứ huy hoàng chói lọi. Nghĩ đến cảnh Học viện Phật giáo lớn nhất Tây Tạng Larung Grar bị phá hủy bởi người cộng sản Trung Quốc, không ít người cảm thấy xót xa và tiếc nuối cho một dân tộc đã từng có một quá khứ vàng son nhưng đã không thể vượt qua thử thách, rồi bị nô lệ.

Cái giá của tự do

Ngày 30/4/1975, khi những chiếc xe tăng của quân đội miền Bắc vào Sài Gòn húc đổ cổng Dinh Độc Lập, chỉ khoảng 50 ngàn người miền Nam kịp di tản khỏi Sài Gòn vào ngày vong quốc đó. Những người kịp di tản vào ngày cuối cùng của chế độ VNCH may mắn hơn rất nhiều những người còn lại. Gần 20 năm tiếp đó, hàng triệu người Việt đã liều mình ra biển trên những con thuyền cũ kỹ để tìm đường vượt biên. Có thể đến phân nửa trong số hàng triệu người Việt đó đã mãi mãi nằm dưới Biển Đông hay làm mồi cho cá mập. Những câu chuyện đau đớn khủng khiếp như người cha hóa điên vì chứng kiến vợ con mình bị hải tặc hãm hiếp, hành hạ vẫn còn được nhiều người kể lại.

Vậy tại sao hàng triệu người sẵn sàng liều mạng ra đi để đối mặt với cái chết, đối mặt với nguy cơ khủng khiếp như có thể bị bắn, bị cướp, bị giết giữa biển hoặc là nằm trong bụng cá nếu con thuyền chết máy, hết dầu? Những lời giải thích về việc người thân phải đi tù cải tạo, bị kỳ thị khi mang thân phận “ngụy”, hay bị đày lên các vùng kinh tế mới rừng thiêng nước độc là một phần, nhưng chưa đủ. Phần khác, do đã quen với cuộc sống ở một thể chế dù chưa thật sự hoàn hảo nhưng đã đem lại rất nhiều sự tự do, họ khó thể nào chịu được một cuộc sống với tem phiếu, thịt phát và sự theo dõi, kiểm soát đến từng nhịp thở mà những người cộng sản từ miền Bắc đi qua rừng Trường Sơn đem vào. Và thế là họ đánh đổi mọi thứ, kể cả mạng sống để ra đi; tìm cho mình một xứ sở tự do mới như lời ca trong một bản nhạc của nhạc sỹ Nam Lộc:

“Tự do ơi tự do! tôi trả bằng nước mắt 
Tự do hỡi tự do! anh trao bằng máu xương 
Tự do ôi tự do! Em đổi bằng thân xác. 
Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong.”

(Xin đời một nụ cười – Nam Lộc)

Trưởng thành để tự do

Sau mấy chục năm sống dưới chế độ cộng sản, “tự do” của người Việt chỉ nằm trên cái Quốc hiệu mà chẳng bao giờ cảm nhận được. Cùng sự phát triển của internet và hiểu biết được mở rộng, người Việt đã biết đến khái niệm các quyền tự do cơ bản. Và cũng vì sự xâm lấn, bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, những người dũng cảm nhất đã lần lượt bước xuống đường thể hiện quyền tự do biểu đạt của mình bằng hình thức biểu tình. Những cuộc xuống đường biểu tình thời gian gần đây như biểu tình chống Formosa xả thải, chống dự luật đặc khu đã có sự tham gia của rất nhiều lớp người, nhiều giai tầng trong xã hội. Biểu tình không còn là một điều quá xa xỉ trong tâm trí người Việt nữa. Dẫu bị đàn áp một cách tàn bạo, khốc liệt và dã man nhưng số lượng những người muốn bước chân xuống đường không hề giảm đi mà còn tăng lên sau mỗi lần như thế.

Những người đi biểu tình họ đủ hiểu những gì họ có thể đối mặt. Những trận đòn giữa phố, những trận đòn trong đồn công an hay đủ thứ màn tra tấn, giam cầm khác. Nhưng họ vẫn sẵn sàng bước xuống đường. Ngoài những nỗi lo lắng về chủ quyền đất nước, về những nguy cơ hay những bức xúc tích lũy hàng ngày; họ sẵn sàng xuống đường để được thể hiện thái độ, quan điểm của mình một cách tự do và quyết liệt nhất. Đổi lấy những trận đòn, những màn bắt bớ đánh đập để có được những khoảnh khắc tự do thể hiện mình, họ sẵn sàng làm điều đó. Phần lớn những người đi biểu tình lần đầu tiên, dẫu bị đánh đập, hành hạ và phiền nhiễu, họ vẫn sẽ tiếp tục sẵn sàng xuống đường nữa. Vì trong họ, những mầm mống tự do đã ươm mầm nảy nở và dẫu đau đớn thế nào, cũng không dễ dàng mất đi được.

Và đó là điều mà chế độ độc tài sợ hãi. Không chỉ gieo rắc nỗi khiếp sợ cho người biểu tình bằng những trận đòn giữa phố hay những màn tra tấn trong đồn công an, những kẻ cầm quyền còn tìm cách gây sức ép lên những người đi tìm tự do trong một buổi sáng biểu tình nào đó bằng màn phiều nhiễu, gây sức ép lên gia đình, trường học, bạn bè và công việc. Lý do đơn giản chỉ vì họ muốn triệt tiêu những mầm mống tự do trong mỗi cá nhân và làm khiếp sợ mong muốn đi tìm tự do của người dân Việt.

Nhưng có lẽ, những kẻ cai trị đã thất bại. Những bạn trẻ bước ra khỏi đồn công an với khuôn mặt biến dạng, thân thể tàn tạ sau những trận đòn ấy sẽ chẳng mấy người sợ nữa. Những hạt mầm tự do trẻ tuổi ấy như những mầm non xanh mướt thoát lên giữa một đất nước tưởng chừng như vô vọng với những kẻ nắm quyền độc tài, tham lam, tàn bạo với nhân dân và hèn hạ với kẻ thù. Và tất cả chúng ta, xin đừng để đánh mất những hạt mầm hi vọng mỏng manh cuối cùng đó giữa một tương lai ảm đạm, tối tăm như đêm trường không lối thoát.

Trăm triệu người Việt đang đứng trước một lựa chọn định mệnh. Hoặc là trưởng thành để vươn vai đứng dậy trên đống tro tàn của thời đại; hoặc là bạc nhược, lụi tàn như một loài cỏ dại. Số phận của một đất nước nhỏ bên cạnh một kẻ thù truyền kiếp, hung hăng và xảo quyệt; số phận của một dân tộc mà nội gian đầy rẫy không chỉ đục khoét đến mục rỗng quê hương mà còn sẵn sàng bắt tay với ngoại bang để bán dần đi những mảnh đất máu thịt cha ông. Số phận đất nước đó, nếu không vượt lên để trưởng thành, sẽ không khác bao xa với số phận mà người Tây Tạng đang phải hứng chịu.

Nguồn: FB Trịnh Anh Tuấn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.