Bản án Đặc khu Yêu nước 2018

20 người tham gia cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu ở Đồng Nai hôm 10/6/2018 bị đem ra xét xử ngày 30/7/2018 với tội danh cáo buộc "gây rối trật tự công cộng". Ảnh: vnews
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 30 tháng 7 năm 2018 diễn ra một phiên tòa lịch sử, lần đầu tiên diễn ra tại tỉnh Đồng Nai, với số lượng lên đến 20 con người đã bị điệu ra tòa xét xử vì tội “yêu nước“. Họ bị kết án theo cái điều gọi là “gây rối trật tự công cộng” trong bộ hình luật của chế độ chỉ vì họ xuống đường biểu lộ tình yêu quê hương đất nước trước nguy cơ diệt vong.

Ngày 10/6/2018, một ngày đi vào lịch sử của dân tộc ở thế kỷ 21 này, và cũng là biến cố chính trị toàn dân lớn nhất từ khi cộng sản cai trị trên toàn cõi Việt Nam. Đã có hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình trên mọi nẻo đường của dãi đất hình chữ S để chống lại dự luật Đặc Khu 99 năm – luật bán nước cho Trung Cộng.

Quả thật, người dân Đồng Nai đã hòa mình với tinh thần dân tộc, cùng xuống đường biểu tình hết sức ôn hòa và nhân văn, để rồi ngày hôm nay họ bị kết án, bị tù ngục. Danh sách 20 người biểu tình chống luật đặc khu: Trần Nguyễn Duy Quang, Phạm Ngọc Hạnh, Nguyễn Đình Trường, Phạm Văn Linh, Đinh Mã Phong, Nguyễn Thị Thùy Dung, Hồ Công Di, Diệp Út Tiền, Nguyễn Thị Trúc Ly, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Ngọc Huyền, Đinh Kha Ly, Võ Như Huỳnh, Đoàn Văn Thưởng, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thanh Toàn, Nguyễn Thị Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Nguyễn Thị Trúc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Liễu.

Họ là những ai? Họ thuộc mọi giai tầng trong xã hội, là trí thức, là bạn sinh viên, em học sinh, là người già, thanh niên. Nhiều người trong số 20 người bị cộng sản kết án là công nhân, thợ hồ, là tiểu thương buôn bán. Nhưng tựu trung một điểm để họ gặp nhau đó là tình yêu nước, tình yêu nước đó như ngàn suối, ngàn sông gặp nhau ở cửa biển rồi hòa vào, ào ào cùng sóng biển, sóng người cuộn dâng lòng yêu nước lên đến đỉnh điểm.

Trớ trêu thay! cộng sản lại sợ hãi điều đó.

Vì vậy, chế độ vong nô đã tìm bắt bỏ tù những con người ưu tú, những đứa con ngoan của đất Mẹ Việt Nam.

Tại Bình Thuận 7 người, rồi 10 người, đã bị kết án, có thể còn tiếp diễn, và đến 20 người tại Đồng Nai bị kết án chỉ vì biểu tình phản đối luật đặc khu.

Cộng sản muốn người dân nước Nam phải cúi đầu làm thân trâu ngựa, để cho họ mặc sức bóc lột, áp bức. Họ thực hiện chính sách gieo rắc nỗi sợ hãi trong nhân dân để tháng Mười tới đây 3 cái đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được thông qua, đất Việt được giao cho Tàu cộng mà không có sự phản kháng nào của nhân dân.

Biểu tình là quyền chính đáng của người dân được hiến định trong Hiến pháp Việt Nam. Ấy thế mà, “tất cả các vụ xét xử và bản án liên quan đến biểu tình đều bị công an, viện kiểm sát và tòa án do đảng Cộng sản lãnh đạo lươn lẹo gọi là ‘gây rối trật tự công cộng’, để kết án họ vi phạm pháp luật. Còn bản chất anh chị em đi biểu tình là thực hiện QUYỀN CHÍNH TRỊ CÔNG DÂN, Hiến pháp bảo hộ quyền này tuyệt đối, không có luật nào có thể xâm phạm quyền này. Do đó các bản án đều có dấu hiệu vi hiến minh nhiên. Mà những ai công khai vi hiến là công khai chống lại chế độ” – Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh, DCCT Sài Gòn có lời bình trên Facebook cá nhân ngay khi phiên tòa kết thúc.

Đến đây, cho ta thấy rõ ràng hơn về nỗi đau của dân ta là nền chính trị độc tài cộng sản, do cộng sản thiết lập, bởi cộng sản cai trị và vì quyền lợi của cộng sản. Một chế độ cai trị không có ý thức hệ dân tộc, không mảy may, không tơ vương một chút thiện ích nào cho nhân dân và đất nước.

Thử hỏi rằng, trong cơn điên loạn cuối cùng của chế độ này, họ còn có thể bắt, giết, cầm tù những ai ai là con dân đất Việt thể hiện lòng yêu nước nữa đây? Họ có thể triệt tiêu lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam được không vậy?

Mặc dầu vậy, Đất nước không chết đâu, anh linh của tiền nhân, hồn thiêng sông núi nước Nam sẽ len lỏi vào từng thớ thịt, từng hơi thở của con dân đất Việt mà đứng lên chống kẻ nhu nhược, chống quân xâm lược, chống lại tập đoàn bán nước để gìn giữ quê cha đất tổ. Cái tinh thần chống giặc phương Bắc Trung Cộng trong nhân dân không súng đạn nào, không nhà tù nào có thể khuất phục.

Chắc hẳn, cộng sản hiểu điều đó lắm chứ nhưng họ vẫn cố tình đi ngược lại lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Những bản án xét xử người yêu nước chống luật đặc khu hôm nay như thêm một bằng chứng rõ ràng hơn trong bản án bán nước của chế độ cộng sản. Dân ta sẽ ghi vào lịch sử và đưa những tên tội đồ dân tộc ra xét xử.

Portland, OR 30/7/2018

Paulus Lê Sơn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.