Chúng tôi sẽ hoàn thành giấc mơ của ông Bùi Tín và cũng là khát vọng của dân tộc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào lúc 1.25 ngày 11/8/2018, trái tim của nhà báo, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Bùi Tín đã ngừng đập. Ông đã đến nơi bình an nhất mà mỗi con người cuối cùng phải đi tới. Sự ra đi của ông để lại nỗi buồn, sự thương tiếc cho những người Việt Nam đang đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế.

Nhà báo Bùi Tín sinh năm 1927, ông nguyên là đại tá quân đội, phó tổng biên tập báo Nhân dân. Ông là con của cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên là chủ tịch Quốc hội của nước Việt Nam DCCH.

Tháng 9 năm 1990, ông Bùi Tín sang Pháp dự hội nghị hàng năm của báo L’Humanité(báo Nhân đạo của đảng cộng sản Pháp). Và ông đã đưa ra quyết định xin tị nạn với lý do đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Tại sao khi đang có vị trí khá cao trong hệ thống chính trị của CSVN, và với vị thế của gia đình, chắc chắn ông còn tiến thân cao hơn trong sự nghiệp chính trị của mình, nhưng ông lại quyết định từ bỏ và chống lại chính cái đảng CSVN mà ông đã hy sinh cả tuổi trẻ của mình để phục vụ nó?

Câu trả lời chính xác nhất là ông đã nhận ra bản chất phản cách mạng, phi dân chủ và phản động của đảng CSVN và chế độ CSVN.

Tôi còn nhớ cuối năm 1990, khi tôi từ nước Đức trở về và biết tin ông Bùi Tín đã xin tị nạn chính trị tại Pháp. Tôi tìm đọc lại những tờ báo Nhân dân khi ông còn là phó tổng biên tập. Mỗi khi có cuộc bầu cử tự do, dân chủ ở các nước cựu cộng sản ở Đông Âu vào năm 1990, báo Nhân dân của CSVN đều đưa bản tin ngắn với nội dung đây là lần đầu tiên sau hơn 40 năm, người dân của Ba Lan, Bungari,…, được tham gia bầu cử tự do dân chủ. Ký tên bên dưới bản tin là nhà báo Bùi Tín.

Những người quan tâm hay là nhạy cảm với chính trị khi đọc nội dung bản tin như vậy sẽ hiểu ngay ra rằng hơn 40 năm dưới chế độ cộng sản, người dân các nước cộng sản đó đã không có tự do, dân chủ. Và chỉ khi nào xoá bỏ được chế độ cộng sản, người dân mới được hưởng các quyền tự do, dân chủ đích thực.

Tôi rất khâm phục và ngưỡng mộ ông Bùi Tín, và mơ ước có một dịp nào đó được gặp ông. Hơn mười năm sau, vào cuối năm 2004, trong một lần đi hội nghị ở Hoa Kỳ. Tôi tới thăm thành phố Houston, Texas. Tôi đã thoả mãn ước mơ được gặp ông Bùi Tín ở đó.

Trong gần 30 năm phải sống tị nạn ở nước ngoài, ông Bùi Tín đã có những đóng góp lớn cho phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Những nhận định, những bài biết của ông đã giúp nuôi dưỡng tinh thần của những người đấu tranh cho tự do, dân chủ trong nước, trong đó có tôi.

Lần cuối cùng tôi có được may mắn gặp lại ông Bùi Tín khi tới dự Họp Mặt Dân Chủ thường niên tại thành phố Stuttgard, CHLB Đức vào cuối tháng 6 năm 2018, chỉ ít tuần sau khi tôi thoát khỏi ngục tù cộng sản sang tạm lánh nạn tại Đức. Khi đó ông Bùi Tín đã ngoài 90 tuổi, sức khoẻ yếu, nhưng ông vẫn vượt qua tuổi tác để tới dự hội nghị, động viên những người trẻ tuổi và đưa ra những nhận định sáng suốt về tình hình Việt Nam.

Bài học có ý nghĩa mà ông Bùi Tín để lại dành cho những người cộng sản là hãy dũng cảm từ bỏ cái đảng phản cách mạng, phi dân chủ, và cực kỳ phản động để đứng về phía Nhân dân đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và văn minh.

Phải xa tổ quốc của mình, nơi ông đã sinh ra và trưởng thành, ông vẫn luôn nhớ về đất nước. Trong cuộc nói chuyện với ông Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam được tờ Công an nhân dân trích dẫn vào năm 2012, ông Bùi Tín nói:

“Có, mình nhớ nước lắm. Có đêm mình mơ được về nước. Sướng quá mình vất dép đi chân trần chạy dọc theo bờ Hồ, thỉnh thoảng dừng lại đưa tay với những rặng liễu đang rủ bóng xuống mặt hồ xanh biếc. Có lần mình mơ được chạy mấy vòng quanh Hồ Tây lộng gió. Ôi những giấc mơ đó sao mà hạnh phúc. Tôi nói thật 100%”.

Nay, ông đã than thản ra đi, linh hồn của ông có thể trở về thăm quê hương, tổ quốc, không ai, không kẻ thù nào có thể cản ông được nữa.

Ông Bùi Tín chưa hoàn thành được giấc mơ đem lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Chúng tôi, những thế hệ tiếp theo, sẽ bước tiếp con đường mà ông đã chọn, đã đi trong suốt gần 30 năm qua. Chúng tôi sẽ giúp ông hoàn thành giấc mơ của ông và cũng là giấc mơ, niềm khao khát của hơn 90 triệu Nhân dân Việt Nam.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.