Ông Lê Đình Lượng giữ quyền im lặng khi bị hỏi cung

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

VINH (NV) – Ông Lê Đình Lượng, một nhân vật đấu tranh nhân quyền ở Nghệ An hoàn toàn giữ quyền im lặng trong tất cả các lần bị công an CSVN hỏi cung sau khi bị bắt và bị khởi tố.

Luật Sư Đặng Đình Mạnh cho hay như vậy trên trang facebook cá nhân sau khi đi thăm thân chủ Lê Đình Lượng ở trong nhà tù tỉnh Nghệ An hiện sắp phải ra tòa ngày 16 Tháng Tám, 2018. Ông Lượng bị vu cho tội “Âm mưu lật đổ” chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội với bản án có thể rất nặng.

Ông Lê Đình Lượng, 52 tuổi, giáo dân giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo phận Vinh bị nhà cầm quyền bắt cóc giữa đường ngày 24 Tháng Bảy, 2017, khi ông cùng một người bạn đến thăm nhà tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai. Ông được giáo dân địa phương biết tiếng là người tích cực đấu tranh cho nhân quyền, chống Formosa xả chất thải độc hại, chống Trung Quốc bá quyền bành trướng, chống độc tài tham nhũng, bất công xã hội.

Phiên tòa sơ thẩm dự trù diễn ra ngày 30 Tháng Bảy, nhưng được dời lại đến ngày 16 Tháng Tám, 2018, lấy cớ vắng mặt của một luật sư bào chữa. Gia đình vợ con ông không được thông báo tham dự và cũng không được thông báo hoãn xử dù phiên tòa được loan báo “xử công khai.”

Theo Luật Sư Đặng Đình Mạnh kể trên facebook, tòa án Nghệ An không cho phép ông sao chép hồ sơ vụ án lấy cớ “hồ sơ vụ án này thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia nên đều là những tài liệu tối mật, luật sư chỉ được quyền xem.” Tuy nhiên, LS Mạnh viết rằng: “Thực tế thì trong hồ sơ không có bất kỳ tài liệu nào có đóng dấu ‘Mật’ hay ‘Tuyệt Mật’ hoặc ‘Tối Mật’ cả.”

Theo LS Mạnh cho hay: “Trong quá trình điều tra, ông Lê Đình Lượng đã khẳng định mình vô tội. Theo hồ sơ dày gần nghìn bút lục, thì văn bản làm việc giữa cán bộ điều tra an ninh với ông Lê Đình Lượng chỉ vỏn vẹn có 9 bản cung. Trong đó, không kể 1 bản cung ghi nhận ông Lượng sức khỏe yếu kém không thể làm việc, còn lại 8 bản cung ghi dày đặc câu hỏi của điều tra viên thì đều có chung 1 câu trả lời với văn thức không thay đổi ‘Tôi giữ quyền im lặng cho đến khi có sự hiện diện luật sư của tôi.’ Có lẽ, tính cho đến nay, ông Lê Đình Lượng là trường hợp đầu tiên kiên trì triệt để áp dụng quyền im lặng trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Do bị can khẳng định mình vô tội và giữ quyền im lặng, cho nên, hồ sơ được xây dựng tràn ngập các tài liệu với mục đích nhằm củng cố quan điểm kết tội.”

Vẫn theo Luật Sư Mạnh: “Tiếp xúc với luật sư trước phiên tòa xét xử, ông Lê Đình Lượng vẫn khẳng định quan điểm cho rằng mình vô tội và không ân hận gì, thậm chí theo lời ông ‘Nếu có cơ hội làm lại, tôi vẫn sẽ làm những điều như đã làm.’”

Suốt từ khi có tin ông Lê Đình Lượng bị đưa ra tòa sau cả năm bị giam giữ, giáo xứ Vĩnh Hòa, nơi ông cư ngụ cũng như các giáo xứ trong giáo phận Vinh cùng nhiều giáo xứ khác trên cả nước đã liên tiếp dâng thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho ông và tất cả các tù nhân lương tâm khác.

Một ngày sau khi xử ông Lê Đình Lượng ở Vinh, tòa án tỉnh Quảng Bình cũng đưa ông Nguyễn Trung Trực, nguyên là một phát ngôn viên của Hội Anh Em Dân Chủ, ra để bỏ tù cũng với sự cáo buộc “Âm mưu lật đổ.”

Những ngày cuối tuần qua, các giáo xứ thuộc giáo phận Vinh đã dâng thánh lễ, thắp nến cầu nguyện đặc biệt cho ông Lê Đình Lượng, ông Nguyễn Trung Trực và bà Huỳnh Thục Vy. Bà Vy vì con còn nhỏ mới 22 tháng nên tuy bị khởi tố vì bôi sơn lên cờ của chế độ nên chỉ bị giam lỏng ở nhà chờ ra tòa.

“Nhà cầm quyền CSVN thường xuyên dựng đứng tội trạng chính trị để trừng phạt những ai dính líu đến các nhóm hoặc tổ chức không phải do chế độ Hà Nội lập ra.” Ông Phil Robertson, phó giám đốc Vùng Á Châu của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) phát biểu.

Trước khi bị tống giam và khởi tố, ông Lượng từng bị công an CSVN đánh đập dã man hồi năm 2015 khi ông và nhiều người khác đến thăm cựu tù lương tâm Trần Minh Nhật ở tỉnh Lâm Đồng. (TN)

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?