Bắc Kinh tái xác định “quyền” đuổi tàu và phi cơ nước khác ở Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một hôm sau khi tổng thống Philippines lên tiếng về các hành vi «sai trái» của Trung Quốc khi đe dọa tàu thuyền và phi cơ nước khác tiến lại gần các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh ngày 16/08/2018, đã lập tức phản bác bằng lập luận cố hữu: Họ có quyền xua đuổi mọi phương tiện áp sát các đảo vốn là lãnh thổ Trung Quốc.

Trong một tuyên bố gửi tới hãng tin Anh Reuters, bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định rằng quần đảo Trường Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc. Theo tuyên bố này, dù tôn trọng quyền tự do hàng không và hàng hải mà tất cả các nước được hưởng ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế, «nhưng Trung Quốc có quyền thực hiện các bước cần thiết để đối phó với máy bay và tàu thuyền nước ngoài cố tình tiến gần hoặc xâm nhập vào không phận và vùng biển gần các đảo của Trung Quốc, và có các hành động khiêu khích đe dọa an ninh của nhân viên Trung Quốc đồn trú ở đó».

Lời tái khẳng định chủ quyền tiếp tục được Trung Quốc đưa ra bất chấp việc các láng giềng của Trung Quốc là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, cũng có tuyên bố chủ quyền tại vùng Trường Sa, nơi Trung Quốc đã nhanh chóng biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo, bên trên xây dựng các cơ sở quân sự, nơi mà lực lượng đồn trú Trung Quốc thường xuyên dùng vô tuyến điện xua đuổi tàu thuyền nước ngoài ra ngoài khu vực.

Trong những ngày gần đây, báo chí đã vạch trần một loạt hành động xua đuổi tàu thuyền và máy bay nước ngoài – cụ thể là của Mỹ và Philippines – do lực lượng Trung Quốc tại các đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa tiến hành.

Trung Quốc cũng rất tức tối trước việc Hoa Kỳ cho chiến hạm và máy bay đến gần các đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông, trong những chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Trung Quốc hình thành mạng lưới vệ tinh giám sát Biển Đông

Vừa đơn phương đòi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, Bắc Kinh vừa tăng cường năng lực giám sát.

Theo trang mạng báo Mỹ Bloomberg ngày hôm nay, 16/08, các vệ tinh do thám Biển Đông đầu tiên sẽ được Trung Quốc đưa vào hoạt động vào cuối năm 2019, cho phép giám sát thường trực tàu thuyền hoạt động trong khu vực.

Bắc Kinh mô tả đây là một chương trình khoa học dân sự, nhưng thực ra, hệ thống vệ tinh viễn thám Trung Quốc hoàn toàn có thể được dùng vào lĩnh vực quân sự, hàng hải, phục vụ cho các chiến lược mở rộng quyền khống chế của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Một bản tin trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã khoe rằng: «Trung Quốc hiện phải mất từ 2 đến 3 tháng để quan sát toàn bộ Biển Đông, nhưng với hệ thống vệ tinh viễn thám mới, toàn bộ vùng biển có thể được «quét» trong vòng vài ngày».

Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay cũng trích dẫn giới thiết kế vệ tinh viễn thám Trung Quốc cho biết là toàn bộ Biển Đông có thể được giám sát «trong thời gian thực» để bảo vệ «chủ quyền quốc gia» của Trung Quốc.

Nguồn: RFI

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.