Nguồn gốc nợ công và những kẻ xung phong làm nô lệ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Ký sự bên lề phiên tòa Lê Đình Lượng)

Tòa án nhân dân tỉnh nghệ an xử những người yêu nước Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) vào ngày 15/8/2018 và Nguyễn Đình Lượng vào ngày 16/8/2018. Trong khi tại huyện Yên Thành đã điều động gần 10.000 công an, cảnh sát cơ động và hàng ngàn cựu chiến binh, dân phòng, công an xóm, xã để đối phó với các tình huống nhân dân phản đối và bảo vệ các trụ sở chính quyền, thì tại địa bàn xã Khánh Thành, nơi có Giáo Xứ Mỹ Khánh tọa lạc, hàng ngàn người công an, dân phòng, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ… cũng được điều động đến đóng chốt, canh giữ đêm ngày trên các ngã đường và sân bóng tại Giáo Xứ!

Đêm muộn 15/8, trời mưa lớn nhưng mệnh lệnh được ban bố “không ai được phép rời vị trí, lơ là nhiệm vụ, đề cao cảnh giác, đề phòng các thế lực thù địch”. Chỉ tội mấy ông bà cao tuổi, bình thường vào giờ này đã yên giấc và được con cháu phục vụ, nâng niu miếng ăn, giấc ngủ, giờ phải dầm mưa, canh bọn giáo dân đang ngon giấc, bên cạnh đó bọn ban lệnh chỉ đáng tuổi cháu con, sau khi ban bố quân lệnh, chúng lại tụ tập nhậu nhẹt, bia rượu, ngã ngớn! Tầm ba giờ sáng, một trận mưa khủng khiếp đổ xuống, cực chẳng đã, những người cao tuổi được cho về ngủ nhưng lệnh 4 giờ 30 phải có mặt!

4 giờ ngày 16/8 loa công cộng mở hết công suất, điều động tất cả những ai đang nhận lương, từ công nhân viên chức đến các vị hưu trí, thậm chí huy động cả giáo viên mầm non, tiểu học và trung học phải tập trung tại sân bóng Khánh Hòa (Mỹ Khánh). Các vị cao niên chưa kịp ngủ, mắt nhắm mắt mở, bụng lạnh, chân run, dò dẫm đến sân bóng lại bị chửi té tát vì chậm giờ!

6 giờ 30 phút ngày 16/8 đoàn xe chở giáo dân từ Thánh Đường từ từ tiến ra, trực chỉ Giáo Xứ Vĩnh Hòa, hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho anh Lê Đình Lượng. Mọi ánh mắt với mọi cung bậc cảm xúc đều đổ dồn vào đoàn xe! Có ánh mắt hình viên đạn! Có ánh mắt ngỡ ngàng! Có ánh mắt ngạc nhiên! Có ánh mắt xoáy hình dấu hỏi! Tất cả đều im lặng một cách kỳ lạ!

Đoàn xe đi rồi, sự nhốn nháo trở lại, tất cả về nơi tập kết. Có cụ trầm ngâm trước tô phở thiếu hành, có vị im lặng như chìm trong suy tưởng, có vị thì thầm trao đổi với nhau ra điều nghiêm trọng, thỉnh thoảng không gian như xé toạc bởi tiếng chửi thề từ bàn của những người trẻ ban lệnh đang hào sảng bên đĩa thịt chó!

Ngang qua trung tâm hành chính huyện, thị, những cảnh sát sắc phục hối hả ngược xuôi; Những cảnh sát cơ động mặt đằng đằng sát khí, tay gậy tay khiên dàn hàng ngang trước các trụ sở chính quyền; Xe biển đỏ, biển xanh xuôi ngược như chuẩn bị cuộc chiến; Những chiếc xe tải, xe cẩu tự hành, ngổn ngang hai bên đường không theo trật tự; Những phương tiện lưu thông chỉ cần chậm lại đều được yêu cầu đi qua nhanh!

Qua Thị Trấn Yên Thành, nhóm cảnh sát giao thông trực sẵn, bỏ qua những xe lưu thông, dừng đoàn xe chở người đi lễ! Như kịch đã soạn sẵn: Có đồng chí cảnh sát tay lăm lăm điện thoại ghi hình người dân nhưng lại dí sát vào mặt, cách chỉ khoảng 5 xăng ti mét! Có đồng chí lớn tiếng hô không được xúc phạm cán bộ thi hành công vụ! Hỏi lỗi gì, bảo kiểm tra hành chính! Hỏi chuyên đề, đâu có mà coi! Những thường phục lượn lờ, mặt đằng đằng sát khí, cơ bắp cuồn cuộn, cấm người dân ló cổ ra ngoài! Sau một hồi đôi co, đoàn tiếp tục lên đường, thấy thương mấy bác tài làm ăn kiếm sống được tặng lời “nhớ mặt đó, ngày sau!”.

10 giờ đoàn trở về Mỹ Khánh, xứ đạo vẫn bình yên. Bọn trai trẻ tiếc hùi hụi, sân bóng bị dày, loang lỗ những dấu chân.

Tuyệt không một bóng cờ! …

Nguồn: GNsP

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.