Ông Đỗ Mười đã lãnh đạo Việt Nam ra sao?

Cựu Tổng Bí thư đảng CSVN Đỗ Mười vừa từ trần hôm 1/10/2018. Ảnh: Dân Trí
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Người dân tỏ ra thờ ơ hoặc vui mừng trước cái chết của các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Tâm lý ghét bỏ, oán hận, mừng rỡ, kể tội đã đan xen trong tâm thức của mỗi con người trong cái xã hội này tỏ lộ rõ ràng hơn bao giờ hết bởi sự lìa đời của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang hồi cuối tháng 9 vừa qua.

Những tưởng mọi sự tạm lắng xuống. Nhưng, thông tin ông cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười vừa qua đời lúc 23 giờ 12 phút ngày 1 tháng 10 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lại dấy lên cơn sóng thần của sự căm phẫn trong lòng dân, thậm chí sự phẫn uất đó còn tăng lên gấp bội.

Ông Đỗ Mười là ai?

Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, xuất thân trong một gia đình bần cố nông. Trong tiểu sử của ông này quá trình học vấn không được ghi chép. Tuy nhiên, theo ông Vũ Thư Hiên kể trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày thì Đỗ Mười vốn làm nghề hoạn lợn.

Thậm chí, có bản khảo dị chép về người dân quê hương Đỗ Mười mô tả ông này như “thuở nhỏ bẩm chất đần độn, học hành dốt nát, chỉ ham chơi, không thiết việc đến trường, ngày ngày giả vờ ôm cặp ra khỏi nhà là đi lêu lỏng cùng bọn ‘nhân dân tự phát’ nghịch ngợm phá xóm, phá làng. Người trong làng, xã ai ai cũng kiêng mặt Mười. Ngày ngày Đỗ Mười đi khắp xã Đông Mỹ, quê của ông, thổi sáo toe toe, toét toét, rao thiến lợn kiếm ăn.”

Thế rồi, cái được gọi là đảng cộng sản Đông Dương trở thành môi trường phù hợp cho ông này tham gia. Sau sự kiện Cách mạng tháng 8, ông Mười được cất nhắc giữ các vị trí như một lãnh đạo cao cấp trong các hoạt động của cộng sản. Bắt đầu từ năm 1956, Đỗ Mười được cộng sản điều động, sắp xếp giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các hoạt động của chính phủ cho tới chức cao nhất là tổng bí thư liên tiếp hai nhiệm kỳ từ năm 1991 đến 1997.

Di sản tội ác

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện sống ở Hà Nội, trả lời BBC hồi cuối tháng Chín:

“Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản miền Nam hay còn gọi là cải tạo công thương nghiệp”.

“Theo như tôi hiểu, ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao. Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp miền Nam rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc. Nhưng có vẻ là trong nhiều năm ông Đỗ Mười tự hào về mình đã làm được việc kinh thiên động địa đó. Đến lúc cuối đời, ông không có vẻ gì ăn năn, hối cải về sai lầm của mình cả.”

Đỗ Mười từng tuyên bố trước sân tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày 20/02/1976 vào lúc 10 giờ 15 phút rằng “Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất chúng nó. Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đày đi lao động khổ sai vùng kinh tế mới vào nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết lần mòn…”

Trong bối cảnh chính trị thế giới thay đổi, hệ thống cộng sản tại Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu tan rã diễn ra từ tháng 4/1989 đến tháng 9/1991. Biến cố chính trị này tạo nên một nỗi sợ hãi cho hệ thống lãnh đạo cộng sản Hà Nội. Đứng trước nguy cơ sụp đổ đó, Hà Nội đã tìm cách chống đỡ bằng việc bám víu vào Trung Cộng.

Trong hai ngày 3 & 4 tháng 9 năm 1990, Hội nghị Thành Đô hay còn gọi là Mật ước Thành Đô được lãnh đạo cao cấp nhất hai đảng Cộng sản ký kết. Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương đảng Phạm Văn Đồng, và Đỗ Mười. lúc bấy giờ làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn bị dấu nhẹm, chưa được công bố.

Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt Nam, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà Nội và từ Sài Gòn của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi chính phủ Hoa Kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ:

“… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng CSVN và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai Đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt Nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Quốc để Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”…

Hệ quả là “16 chữ vàng” ra đời, được nêu trong Tuyên bố chung cấp cao năm 1999: “Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” – được dịch làLáng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai“. Đến năm 2002 lại thêm phương châm “4 tốt”: “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”.

Vì bài viết cũng đã khá dài nên tác giả không thể thống kê hết những sai lầm trầm trọng và có hệ thống của cựu Tổng Bí thư đảng CSVN Đỗ Mười cũng như chế độ cộng sản gây ra cho nhân dân và đất nước Việt Nam. Hậu quả của một đất nước, một dân tộc mà bị dẫn dắt, bị lãnh đạo bởi một con người như Đỗ Mười đã cho chúng ta thấy được kết quả hàng triệu người dân miền Nam phải ly tán, gia đình tan nát, đất nước dần dần trở thành nhược địa của Trung Cộng.

Portland, OR 3/10/2018
Paulus Lê Sơn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.