Nhà Hát Giao Hưởng! Còn gì nữa để khiêu khích nỗi thống khổ người dân Thủ Thiêm?

Các đại biểu HĐND TP HCM hân hoan biểu quyết thông qua Dự án Nhà hát giao hưởng 1500 tỉ tại Thủ Thiêm. Ảnh: Báo Mới.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việc Hội đồng nhân dân TP HCM quyết định thông qua việc xây dựng nhà hát giao hưởng trên đất Thủ Thiêm với kinh phí 1.500 tỷ đồng vào ngày 8/10/2018 vừa qua đang dấy lên một phong trào phản đối dữ dội trên mạng xã hội cũng như trong công luận.

Trong bài “TP HCM xây nhà hát nghìn tỷ khác gì nhà nghèo lo đi xem kịch” trên trang mạng VNExpress, một cuộc thăm dò cho thấy lượng người đọc phản đối dự án nhà hát chiếm một tỷ số áp đảo 73%. Cũng trên trang VNExpress trong bài ”Nhà hát 1500 tỷ cần cho sự nghiệp văn hóa TP HCM” sau 2 tiếng đăng tôi đếm được 180 ý kiến, trong đó chỉ có 5 ý kiến thuận.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, một trong những kiến trúc sư hàng đầu Việt Nam cho rằng dự án này có nhiều điều chưa phù hợp. Ông cho rằng việc xây nhà hát phải được tiến hành sau cùng, sau khi đã có đủ các cơ sở hạ tầng như cầu đường, bãi xe, thoát nước… Trong khi đó, không quá khó để có thể thấy khu vực Thủ Thiêm đang ngổn ngang bừa bãi, hạ tầng chưa có gì nhiều.

Hơn nữa, Thủ Thiêm là một khu đất trũng, nền đất không ổn định và kênh rạch chằng chịt, nguy cơ bị ngập rất cao. Vị trí xây Nhà hát lại nằm ngay dưới chân cầu Thủ Thiêm có thể tạo rung lắc khi các xe trọng tải lớn chạy qua và điều không thể chấp nhận được là phải nghe giao hưởng xen lẫn tiếng còi xe. Một dự án lớn như thế này mà lại quyết định chóng vánh chỉ qua một kỳ họp tốc hành được triệu tập “bất thường” có quá ư là bất thường hay chăng?

Việc xây dựng nhà hát không chỉ là một điều ”bất thường” mà còn là một chuyện cực kỳ vô nhân đạo. Trên trang của FB Ngọc Vinh tường thuật lại những hình ảnh mà nhà báo trẻ Trương Châu Hữu Danh quay được về Thủ Thiêm, ”tôi ấn tượng nhất với đoạn phim bà cụ già cùng con chó nhỏ của bà, đã lang thang 20 năm ròng rã sau khi mất đất mất nhà, để rồi cuối cùng, chủ và chó cùng dắt díu nhau chui vào một cái gầm cầu thang trú ngụ.”

Còn trong “Bút ký Thủ Thiêm” của nhà báo về hưu Võ Đắc Danh, ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là hình ảnh viên thiếu tá công an đang có tương lai sáng lạn trong guồng máy chuyên chính vô sản, đảng viên, cũng vì phản ứng trước việc bị tước đoạt nhà cửa đất đai oan ức của gia đình nên bị giáng cấp, ra khỏi ngành để rồi cuối cùng kết thúc thân phận bi thảm của mình bằng một sợi dây treo cổ.

Sự việc càng nóng lên khi cô ca sĩ Mỹ Linh lên tiếng ủng hộ đồng thời có những lời lẽ không tế nhị đối với những người nghèo trong khi đất đai của cô ta vẫn có nhiều điểm bất minh khiến cho tình hình càng nóng hơn.

Theo một số tin tức lọt ra ngoài thì lý do 100% đại biểu ủng hộ không phải họ không ý thức được sự lố lăng của dự án nhưng vì nhu cầu phải chi tiêu nếu không sẽ phải nộp về trung ương hoặc năm tới sẽ không được cấp ngân quỹ. Tôi thì thiên về ý này hơn.

Trong thời gian dạy học ở Trường Bách Khoa TP HCM tôi đã chứng kiến việc tiêu tiền bừa bãi như thế này. Các thầy cô có thể tìm một đề án nghiên cứu khoa học, mà phần lớn chẳng có gì ứng dụng vào thực tế và cũng chẳng có gì mới mẻ, chỉ là lặp đi lặp lại những gì có sẵn, trình bày cho nó màu mè hoa lá cành, đúc kết bằng một ý kiến lạc quan rồi lãnh một khoản tiền đem về chia nhau xài. Chí ít cũng vài chục triệu. Khi tôi lên tiếng thắc mắc thì họ nói ngân quỹ đã phân bổ xuống nếu không xài thì sang năm sẽ không có.

Tôi nghĩ chuyện này cũng có phần… hợp lý, vì ngân quỹ năm sau thường phải căn cứ vào chi tiêu năm nay, nhưng các lô-gích này không ổn tí nào vì nó cho phép những chi tiêu vô tôi vạ và kết quả là chi tiêu ngày càng phình ra và hiệu quả thì bóng chim tăm cá. Đây chính là căn bệnh trầm kha của giáo dục nói riêng và tổ chức hành chính và xã hội Việt Nam nói chung và vì thế nhiều người đã đề nghị tự chủ đại học để tránh những chi tiêu vô lý cũng như để trong sạch và minh bạch hóa ngân quỹ.

Nhưng nói gì thì nói, việc 100% đại biểu giơ tay ủng hộ dự án là hình ảnh biểu tượng nhất cho cái bản chất ”bù nhìn” của cái gọi là Hội đồng nhân dân, là hình ảnh phản cảm nhất trước nỗi đau của người dân Thủ Thiêm suốt 20 năm qua. Nhưng tôi nghĩ đây là một phép thử cho nhà cầm quyền trước áp lực dư luận. Trong quá khứ chuyện này đã xảy ra nhiều lần trong đó có việc Việt Nam quyết định rút đăng cai ASIAD 18 vào năm 2014 sau những phản ứng của dư luận cho dù một số lãnh đạo của Ủy ban Olympic Việt Nam hồi ấy đã ra sức ủng hộ (và bằng những lời lẽ không mang tính khích bác như một vài nghệ sĩ kỳ này).

Một vài ý kiến cũng tỏ ra ngờ vực sau khi HĐND bỏ phiếu. Họ cho rằng các lãnh đạo cao nhất đã ”bật đèn xanh” thông qua để tạo dư luận phản ứng rồi sau đó ”sáng suốt” hủy bỏ dự án vì ”lắng nghe nỗi bức xúc người dân”. Nói ở đâu chứ chuyện này cũng có thể xảy ra ở Việt Nam vì Thủ Thiêm còn đang là điềm nóng sau khi Ủy ban Nhân dân chính thức xin lỗi vào ngày 9/10 vừa qua cũng như điều này sẽ tô vẽ thêm cho ông Trọng sau khi ”đăng cai” luôn chức chủ tịch nước.

Người dân Thủ Thiêm đã khốn khổ với 20 năm quy hoạch, nhưng người dân cả nước đã khốn khổ với cả nửa thế kỷ sống dưới ánh sáng quang vinh của Mác-Lê.

Phạm Minh Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.