Nhân quyền và phát triển kinh tế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mới đây, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, với tư cách một người nghiên cứu về xã hội dân sự, đã được Quốc Hội Châu Âu mời đến dự phiên điều trần về Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam – EU (EVFTA) diễn ra vào ngày 10/10/2018. Trong bài phát biểu, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã cho rằng cần phải ký EVFTA với Việt Nam để dùng đó như một áp lực. Có thể hiểu là nếu Việt Nam không tôn trọng các cam kết thì Cộng đồng Âu châu sẽ có những biện pháp trừng phạt.

Tôi thấy đề nghị này không hợp lý vì bản chất chế độ CSVN rất tráo trở vì từ trước đến giờ tôi chưa hề thấy có một áp lực nào khiến CSVN phải chùn bước trước các áp lực quốc tế trừng phạt những vi phạm nhân quyền.

Nhà cầm quyền CSVN đã hứa gì khi gia nhập WTO vào năm 2007? Và họ đã thực hiện gì khi ký và phê chuẩn Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính trị? Từ đó đến giờ có bao nhiêu người bị kết án vì đã thực hiện các “quyền” này?

Ngoài ra, nhà cầm quyền CSVN đã ký công ước chống tra tấn vào cuối năm 2013, thế nhưng chỉ trong vòng không đầy 3 năm trở lại đây đã có hơn 200 người chết trong đồn công an, gần đây nhất là em dâu nhà báo Hoàng Khương (nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ) đã chết với sáu mũi đấm vào cổ. CSVN từng vỗ ngực tự hào là nước đầu tiên của châu Á ký vào Công ước về Quyền trẻ em, thế thì cảnh các em phải chui vào bao ni-lông vượt suối đến trường, cảnh các em chân không đi trong giá rét kiếm ăn cũng như bỏ học bươn chải cùng cha mẹ có phải là những bằng chứng về sự chà đạp Công Ước này hay chăng?

Từ sau đại hội về nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) được tổ chức tại Durban (Nam Phi) vào năm 2001 với sự giải tán Ủy Ban Nhân quyền và thay thế bằng Hội Đồng Nhân quyền LHQ (HĐNQ), thế giới đã thay đổi chính sách từ đối đầu sang hợp tác với hy vọng cải thiện nhân quyền. Nhưng rõ ràng là việc này không hiệu quả. Lý do quan trọng nhất là các nước vi phạm đều có thể kết hợp với nhau và được bảo bọc, yểm trợ bởi Trung Quốc, cũng là một đồ tể về nhân quyền. Dựa vào nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia (lớn hay bé gì cũng chỉ 1 phiếu), Trung Quốc và băng đảng các nước vi phạm nhân quyền vẫn ngang nhiên tự tại và xem chính sách “dỗ ngọt” của HĐNQ như trò hề. Đó là lý do tại sao Mỹ đã nhiều lần rút khỏi các định chế như UNESCO hay HĐNQ.

Đã bao lần nhà cầm quyền CSVN bỏ ngoài tai các khuyến cáo trước HĐNQ. Các buổi trao đổi về nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và Âu châu phải nói là không mang lại một cải thiện nào đáng kể ngoài thủ đoạn CSVN thả người này bắt người kia.

Trước đây, khi chưa vào HĐNQ, các bản án về các điều 79, 88, 231 thường có mức án dưới 5 năm, nhưng bây giờ, chỉ khoảng 1 năm rưỡi đổ lại, hơn 200 năm tù và gần 100 năm quản chế đã được tuyên cho khoảng 24 tù nhân lương tâm.

Trong bài phỏng vấn trên VOA sau phiên điều trần về EVFTA, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã trách việc Mỹ rút khỏi TPP vì nếu không Việt Nam đã ký vào 3 công ước của ILO (International Labor Organization) về các quyền tự do về Hiệp hội các quyền về lao động. Như thế không chỉ có vấn đề nghiệp đoàn độc lập mà còn nhiều vấn đề khác liên quan đến nhân quyền như cấm lao động cưỡng bức sẽ được cải thiện. Đây lại là một điều tôi cũng không đồng ý.

Có gì đảm bảo một khi đã ký cộng sản sẽ tôn trọng? Bỏ qua hiệp định Paris 1973 và chỉ nói đến những chuyện của ngày hôm nay. Nhà cầm quyền CSVN từ lâu đã ban hành luật công đoàn, luật biểu tình, thế nhưng Đỗ thị Minh Hạnh bị kết án 7 năm tù về tôi “xách động biểu tình” ở Trà Vinh. Hai người bạn cùng tham gia trong phong trào Lao Động Việt là Ký giả Trương Minh Đức và Kỹ sư Hoàng Bình cũng bị kết án 11 và 14 năm tù.

CSVN đã có luật báo chí, thử hỏi Hội Nhà Báo Độc lập được ra mắt từ năm 2014 đã có bao nhiêu lần gặp gỡ mà không bị xách nhiễu? Tương tự như thế đối với luật lập hội, luật bảo vệ quyền tự do tư tưởng và còn nhiều bộ luật khác. Luật sư Nguyễn Văn Đài đã có một nhận xét rất thú vị là luật pháp Việt Nam nói chung xem ra còn tiến bộ hơn cả các nước Âu Mỹ… trên giấy tờ; nhưng trên thực tế đem ra áp dụng thì ngược lại.

Đến đây chắc có người sẽ hỏi “Thế CSVN là ông trời con hay sao mà với những vi phạm trắng trợn như thế mà chả ai làm được gì?” Thực ra, việc “bất khả xâm phạm” của CSVN đến từ vị thế của mình. Ngày hôm nay đây, vị thế của Việt Nam hầu như cực nhỏ, nhỏ đến nỗi chẳng ai buồn quan tâm đến. So với Thụy Sĩ, diện tích chúng ta lớn hơn họ 8 lần, đông hơn họ 12 lần nhưng đó là tất cả những gì gọi là hơn so với Thụy Sĩ.

Trên mọi diễn đàn thế giới ngày hôm nay, vị thế của chúng ta cực kỳ khiêm nhượng, khiêm nhượng về kinh tế, về địa chính trị và về đủ thứ, khiêm nhượng đến nỗi các thành quả (nếu có), cũng như những điểm xấu (chắc chắn có) cũng chẳng ai quan tâm. Hình ảnh ông Nguyễn Xuân Phúc đứng nói trước cử tọa hầu như trống trơn ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là một hình ảnh điển hình.

Cũng trong bài phỏng vấn của VOA, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã đưa ra một lý do để bênh vực cho việc ký EVFTA là chuyện có những phe nhóm muốn phá hoại tiến trình ký kết EVFTA, vì nếu gia nhập, CSVN sẽ từng bước thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc. Cá nhân tôi không nghĩ như thế. Đừng quên rằng vào năm 1996, mọi thủ tục đã hoàn tất để CSVN gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nhưng đột nhiên việc này bị hoãn lại và chỉ tiếp tục sau khi Trung Quốc hoàn tất việc gia nhập WTO. Nhiều nghi vấn cho rằng Trung Quốc đã “ép” CSVN phải nhường họ đi trước.

Đã từ bao năm nay, ảnh hưởng của Bắc Kinh lên Hà Nội gần như tuyệt đối, có người còn nói rằng tình báo Trung Nam Hải khống chế hoàn toàn an ninh Việt Nam. Chuyện thực hư thế nào tôi không chắc, nhưng “thoát vòng kềm tỏa” Trung Quốc chỉ bằng việc gia nhập EVFTA quả là chuyện mơ hồ. Tôi trộm nghĩ thậm chí Trung Quốc có “thả” CSVN cũng không dám rời.

Thế thì trở lại vấn đề chính. Âu Châu sẽ ký hay không? Tôi nghĩ xác suất 60% nghiêng về phía sẽ ký. Ở đây thì tôi đồng ý với Tiến sĩ Nguyễn Quang A là thế lực của giới doanh nghiệp mạnh hơn phía nhân quyền. Áp lực chống việc ký kết trước đây nằm ở phía Đức nhưng sau khi thất bại trong cuộc bầu cử ngày 14/10/2018, chính phủ của bà Merkel sút giảm và có thể có những thay đổi về các chính sách ngoại giao và kinh tế trong đó ảnh hưởng đến EVFTA.

Cũng trong bài phỏng vấn, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã nói (xin trích): “Thực ra nếu người lao động Việt Nam cứ theo Hiến pháp và Công ước về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã gia nhập từ các năm 1980 biết quyền lập hội, lập nghiệp đoàn là quyền của mình và cứ thế thực thi thì chẳng cần đợi đến EVFTA, nhưng có EVFTA thì sẽ thuận lợi hơn. Còn nếu chỉ nghĩ rằng khi có TTP (hay CPTPP) và EVFTA sẽ có nghiệp đoàn độc lập thì sai hoàn toàn, cái chính là người lao động có hăng hái thực hiện quyền của mình hay không” (hết trích).

Phàt biểu nói trên của Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã làm cho tôi bối rối vì thú thật không hiểu ý tưởng của ông là gì? Chắc ông cũng đã biết nỗi cam go của những người tranh đấu cho quyền làm người nói chung và quyền lao động nói riêng, cụ thể là của cô Minh Hạnh, anh Đức và anh Bình đã nói ở trên.

Còn gì lý tưởng hơn khi mọi người đứng lên đòi hỏi thực thi những gì ghi trong pháp luật CSVN chứ chẳng cần nói đến các công ước quốc tế, vì nếu thế thì chế độ độc tài CS đã xụp đổ từ lâu và những Hiệp ước quốc tế như WTO, TPP hoặc EVFTA sẽ đem lại lợi ích thực tế và vĩnh cửu cho đất nước mà không cần ràng buộc một điều khoản nào.

Phạm Minh Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.