Dân biểu Thụy Sĩ đòi trả tự do cho TNLT Trần Thị Nga

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong lá thư gởi Bộ trưởng Bộ công an CSVN Tô Lâm ngày 23-10-2018, Dân Biểu Thủy Sĩ Anne Marie Von Arx-Vernon đã yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, kêu gọi giới chức trách tôn trọng quy tắc của Liên Hiệp Quốc trong việc đối xử với tù nhân lương tâm, cũng như yêu cầu ngưng việc chuyển trại chị Thúy Nga đến những nơi xa gia đình.

Bà Anne Marie Von Arx-Vernon là Dân biểu Tiểu bang Geneve, Thụy Sĩ và đại diện Nhóm Bảo vệ quyền con người và Đấu tranh chống những hành hung phụ nữ đứng tên lá thư này. Sau đây là nguyên văn lá thư gởi Bộ trưởng Bộ công an CSVN Tô Lâm.

BBT Web Việt Tân

================

Kính gửi ông Tô Lâm,
Bộ trưởng Bộ Công an
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
44 Yết Kiêu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Ngày 23 tháng 10, 2018

Thư Ngỏ

Kính thưa ông Bộ trưởng,

Chúng tôi viết Thư Ngỏ này đến ông sau khi được biết tin từ những nguồn khả tín về điều kiện giam cầm khắc nghiệt của Bà Trần Thị Nga, công dân Việt Nam, người đang chịu mức án 9 năm tù tại trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai, cách nơi thường trú của bà hơn 1300 cây số.

Ngày 17 tháng 8, qua trung gian người thân, Bà đã báo cho chúng tôi biết là Bà đã bị người cùng phòng giam đánh đập dã man và hăm dọa sát hại. Dù các cơ quan chức năng của nhà tù đã được nhiều lần cảnh báo, nhưng họ vẫn không có hành động gì cụ thể để đảm bảo an toàn cho Bà.

Kể từ ngày 21 tháng Giêng 2017 là ngày Bà bị giam, Bà chỉ được gặp chồng một lần nhưng lại chưa bao giờ được gặp các con 8 và 6 tuổi, dù rằng luật pháp Việt Nam ấn định rõ ràng quyền được gặp người thân mỗi tháng một lần.

Bà chỉ được phép liên lạc với gia đình của bà qua điện thoại hồi tháng 6 vừa qua, tức sau 16 tháng biệt tin.

Bà Trần Thị Nga đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề sau khi Bà bị hành hung 2 lần trong các năm 2014 và 2015 bởi những kẻ mặc thường phục. Chúng đã đánh đập Bà tàn bạo làm cho Bà bị gãy một tay và một chân.

Dựa vào những căn cứ mà chúng tôi vừa nêu trên, chúng tôi khẩn cầu ông Bộ trưởng có những hành động nhằm:

– Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Bà Trần Thị Nga. Bà bị giam chỉ vì Bà đã thực thi quyền tự do ngôn luận và không có hành vi bạo lực.

– Trong thời gian chờ đợi được thả, chúng tôi yêu cầu ông đảm bảo cho Bà được đối xử theo đúng công ước Liên Hiệp Quốc về lối hành xử đối với những người bị giam và đặc biệt không để Bà trở thành nạn nhân của các vụ tra tấn, ngược đãi.

– Ngưng di chuyển Bà đến những trại giam ở quá xa nơi thường trú của Bà để gia đình Bà có thể đến viếng thăm đều đặn, và cho Bà hưởng các điều kiện y tế phù hợp với hoàn cảnh sức khỏe của Bà.

Chúng tôi xin kính gửi đến ông Bộ trưởng lời chào trân trọng nhất của chúng tôi.

Anne Marie von Arx-Vernon,
Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva, chuyên viên về đấu tranh chống những hành vi hung bạo và buôn bán phụ nữ.

Đại diện nhóm ký tên dưới đây:

Delphine Bachmann, Patricia Bidaux, Claude Bocquet, Christina Meissner (Dân biểu
Quốc Hội tiểu Bang Geneve, Anne Penet (cố vấn huyện), Catherine Moroni (Chủ tịch
nhóm phụ nữ thuộc Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo), Marie-Thérèse Dupont, Michèle
Makki, Martine Djounguy, Mariana Paun, Tania Alvarez.

Bản sao gửi đến:

Toà Đại Sứ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Thụy Sĩ
Ông Phạm Hải Bằng, đại sứ
Schlösslistrasse 2
CH-3008 Berne

Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ
Ông Ignazio Cassis, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ
Effingerstrasse 27
CH-3003 Bern

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.